Tìm hiểu chung
Bệnh run vô căn (run chân tay) là bệnh gì?
Bệnh run vô căn (hay còn gọi là bệnh run chân tay hoặc run không rõ nguyên nhân) là sự co cơ theo nhịp không có chủ ý. Run vô căn có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể, nhưng thường xuất hiện nhất là ở bàn tay, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng thực hiện những hành động đơn giản như cầm ly nước. buộc dây giày, viết chữ hoặc cạo râu. Run vô căn cũng thường ảnh hưởng đến đầu, giọng nói, cánh tay và chân.
Mặc dù run vô căn là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh vẫn có thể nặng hơn theo thời gian và có thể trở nên nghiêm trọng ở một số người. Run vô căn không do các bệnh lý khác gây ra, mặc dù thường bị nhầm lẫn là triệu chứng của bệnh Parkinson.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh run vô căn (run chân tay) là gì?
Run vô căn có thể ảnh hưởng tay, đầu, cấu trúc mặt, dây thanh quản, thân và chân. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng xảy ra ở bàn tay và cánh tay. Các cơn run thường ảnh hưởng cả hai bên cơ thể nhưng thường có một bên run nhiều hơn. Các cơn run thường xuất hiện khi bạn đang hoạt động và thường ngưng khi ở trạng thái nghỉ ngơi.
Những triệu chứng cụ thể bao gồm:
- Gật đầu liên tục;
- Gây ra âm thanh nếu cơn run ảnh hưởng đến dây thanh quản;
- Gặp khó khăn khi viết, vẽ, uống bằng ly hoặc sử dụng các dụng cụ sinh hoạt khác nếu run vô căn ảnh hưởng đến bàn tay.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bênh
Nguyên nhân gây ra bệnh run vô căn (run chân tay) là gì?
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh run vô căn. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể các yếu tố gây ra bệnh là sự trao đổi thông tin bất thường giữa các khu vực nhất định ở não. Bệnh không lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình. Cha mẹ có xác suất 50% di truyền bệnh cho con cái.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh run vô căn (run chân tay)?
Run vô căn ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới và thường xuất hiện sau độ tuổi 65. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những người có người thân trong gia đình có tiền sử bị run vô căn. Nếu run vô căn xảy ra ở nhiều người trong một gia đình, bệnh sẽ được gọi là bệnh run tay gia đình.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh run vô căn (run chân tay)?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị run vô căn bao gồm:
- Yếu tố di truyền: nếu ba mẹ của bạn có đột biến gen gây ra run vô căn, bạn có 50% nguy cơ cũng sẽ bị run vô căn;
- Lớn hơn 65 tuổi: run vô căn thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 65 tuổi.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh run vô căn (run chân tay)?
Bác sĩ có thể chẩn đoán run vô căn từ bệnh sử chi tiết và khám lâm sàng triệu chứng của bệnh nhân. Các nguyên nhân khác (ví dụ như rối loạn thần kinh và tuyến giáp, sử dụng caffeine và các loại thuốc) phải được loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Không có xét nghiệm máu, kiểm tra gen hoặc chụp X-quang nào có thể chẩn đoán bệnh run vô căn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm các xét đó để tìm ra các nguyên nhân khác có thể gây ra các cơn run.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh run vô căn (run chân tay)?
Các cơn run nhẹ có thể không cần phải điều trị miễn là chúng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động. Đối với các cơn run nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải được điều trị bằng các phương pháp như:
- Thuốc ức chế beta như propranolol (loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất), đây là loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp, nhưng cũng có thể giúp làm giảm các cơn run vô căn ở một số nguời.
- Các loại thuốc chống động kinh như primidone, gabapentin, topiramate cũng có thể được sử dụng,
- Các loại thuốc an thần nhẹ như prazolam và clonazepamcó thể được sử dụng nếu lo lắng hoặc căng thẳng khiến cho các cơn run trở nên tồi tệ hơn.
- Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tiêm độc tố botulinum.
- Phẫu thuật: ở các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Xạ phẫu: là một thủ thuật tập trung tia X-quang cường độ lớn lên một khu vực nhỏ ở não;
- Cấy một thiết bị kích thích vào não để gửi tín hiệu đến khu vực điều khiển cử động của cơ thể.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh run vô căn (run chân tay)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của run vô căn:
- Có một lối sống năng động;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng phụ từ thuốc;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn lo lắng rằng mình mắc bệnh Parkinson;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.