Tìm hiểu chung
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?
Nếu hệ thống bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:
- Chóng mặt và choáng váng;
- Mất cân bằng và mất phương hướng không gian;
- Rối loạn thị giác, thính giác;
- Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi;
- Các triệu chứng khác.
Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Họ có thể gặp khó khăn trong hoạt động tại nơi làm việc hay trường học, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rối loạn tiền đình nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn tiền đình?
Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não. Nhiều người có vấn đề về cảm giác cân bằng khi họ lớn tuổi hơn. Vấn đề cân bằng và chóng mặt theo nghiên cứu có thể do dùng thuốc điều trị đau mạn tính (không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác) gây ra.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn tiền đình?
Một nghiên cứu dịch tễ lớn ước tính khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên – xấp xỉ 69 triệu người mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm:
- Tuổi. Người lớn tuổi có nhiều khả năng gặp các bệnh lý gây chóng mặt, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng. Họ cũng có nhiều khả năng sẽ dùng thuốc có thể gây chóng mặt;
- Tiền sử bị chóng mặt. Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nhiều khả năng bị chóng mặt trong tương lai.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình?
Các bác sĩ có thể sử dụng thông tin từ bệnh sử cũng như thực hiện khám lâm sàng để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá chức năng hệ tiền đình và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành các quy trình kiểm tra, bao gồm:
- Ghi điện rung giật nhãn cầu (ENG). Quy trình này chỉ một nhóm các xét nghiệm hoặc xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt, nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh;
- Xét nghiệm xoay vòng. Xét nghiệm xoay vòng là một cách khác để đánh giá mắt và tai trong làm việc với nhau như thế nào. Những xét nghiệm này cũng sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt;
- Âm ốc tai (OAE). Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với một loạt các cú nhấp được tạo ra bởi một loa nhỏ chèn vào trong ống tai;
- MRI. MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể được quét. MRI não có thể phát hiện các khối u, đột quỵ và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây chóng mặt hoặc ngất.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn tiền đình?
Dựa trên các triệu chứng, bệnh sử và tổng trạng, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bao gồm:
- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình. Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình cũng như phối hợp chúng bằng các thông tin từ việc nhìn và sự nhận cảm trong cơ thể;
- Tập thể dục tại nhà. Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp, cùng với một chương trình thể dục tiến bộ để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng;
- Điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhiều người bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu tin rằng một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn;
- Thuốc. Nhiều người bệnh thắc mắc không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục);
- Phẫu thuật. Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn tiền đình?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Đừng đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh;
- Tránh đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ngồi xe hơi, xe buýt hay xe lửa;
- Đừng quên mang theo kính mát và đội mũ nếu vấn đề tiền đình của bạn là do nhạy cảm với ánh sáng;
- Tránh ra đường trong giờ cao điểm;
- Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Rối loạn tiền đình: Triệu chứng và dạng bệnh thường gặp (P1)
- Các chứng rối loạn tiền đình thường gặp và cách chữa trị
- Rối loạn tiền đình: Triệu chứng và dạng bệnh thường gặp (P2)