Tìm hiểu chung
Rối loạn thách thức chống đối là bệnh gì?
Con bạn sẽ có khi cư xử không đúng và có những hành động ngoài tầm kiểm soát của mình. Tuy nhiên, nếu trẻ liên tục giận dữ, cáu gắt, cãi lại, thách thức, thù hận với bạn hoặc những người lớn khác, thì có khả năng trẻ bị rối loạn thách thức chống đối. Khoảng 1/10 trẻ em dưới 12 tuổi mắc rối loạn này.
Rối loạn thách thức chống đối bao gồm rối loạn hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng như hung hăng, bạo lực và có thể là vi phạm pháp luật.
Triệu chứng thường gặp
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thách thức chống đối là gì?
Các triệu chứng phổ biến của rối loạn thách thức chống đối là:
- Dễ dàng tức giận, khó chịu hoặc dễ bị kích thích;
- Thường xuyên giận dữ;
- Hay tranh cãi quá mức với người lớn, đặc biệt là những người có quyền và gần gũi với trẻ, chẳng hạn như bố mẹ;
- Từ chối làm theo quy tắc;
- Cố ý làm phiền khiến những người khác khó chịu hoặc dễ bị khó chịu bởi những người khác;
- Có lòng tự trọng thấp;
- Dễ thất vọng;
- Tìm cách đổ lỗi cho người khác về tai nạn hoặc hành vi xấu do mình gây ra;
- Chủ động từ chối thực hiện yêu cầu và quy định;
- Đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm của mình;
- Thường xuyên bùng phát cơn giận dữ và oán giận;
- Thù hằn và tìm cách trả thù;
- Chửi thề hoặc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu;
- Nói những những điều không hay hoặc có ý xấu khi buồn bã.
Rối loạn thách thức chống đối có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng:
- Mức độ nhẹ. Các triệu chứng xảy ra trong một giới hạn, chẳng hạn như khi ở nhà, trường học, nơi làm việc hoặc với bạn bè;
- Mức độ trung bình. Các triệu chứng xảy ra ít nhất ở hai môi trường hoặc nhiều hơn;
- Mức độ nặng. Các triệu chứng xảy ra ở ba môi trường hoặc nhiều hơn.
Nếu không điều trị, rối loạn thách thức chống đối có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng. Các triệu chứng của rối loạn hành vi bao gồm:
- Nói dối;
- Có những hành vi tàn bạo, độc ác với động vật và con người;
- Lạm dụng thể chất hoặc tình dục với người khác;
- Có các hành vi vi phạm pháp luật như cố tình đốt cháy, phá hoại hoặc ăn cắp.
Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn thách thức chống đối?
Hiên nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thách thức chống đối, nhưng họ cho rằng việc sinh con, di truyền và yếu tố môi trường có thể đóng vai trò nhất định gây ra bệnh. Vấn đề về dẫn truyền thần kinh của trẻ cũng dẫn đến rối loạn thách thức chống đối cũng như các bệnh tâm thần khác. Trẻ sống trong gia đình có người bị bệnh thần kinh sẽ có khả năng mắc bệnh tâm thần, mặc dù các bác sĩ vẫn chưa giải thích được mối liên hệ này. Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng đối với tiến triển bệnh rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em, bao gồm:
- Có kỹ năng làm cha mẹ kém (giám sát không đầy đủ, kỷ luật quá nghiêm khắc hoặc không phù hợp hay khước từ);
- Xung đột hôn nhân;
- Bạo lực gia đình;
- Lạm dụng thể chất;
- Lạm dụng tình dục;
- Bỏ mặc;
- Nghèo nàn;
- Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lạm dụng các chất gây nghiện.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh rối loạn thách thức chống đối?
Theo ước tính, khoảng 1-11% dân số mắc bệnh này. Trước tuổi dậy thì, các bé trai thường dễ mắc bệnh hơn bé gái (1,4: 1) và tỉ lệ này bằng nhau sau tuổi dậy thì. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn thách thức chống đối?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thách thức chống đối, chẳng hạn như:
- Con bạn có tính cách nóng nảy. Tính cách bao gồm ít cảm xúc, phản ứng tình cảm thái quá và dễ thất vọng, sẽ dễ gây ra bệnh;
- Con bạn từng bị lạm dụng, bỏ rơi, kỷ luật quá nghiêm khắc hoặc thiếu sự giám sát quan tâm của cha mẹ;
- Trẻ sống với cha mẹ bất hòa hoặc cha mẹ sử dụng chất kích thích làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn thách thức chống đối?
Các bác sĩ tâm lý kho nhi sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách phỏng vấn bạn và bé để xác định vấn đề và nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bệnh bằng cách tìm hiểu bệnh sử và khám lâm sàng cho các triệu chứng bé đang có.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn thách thức chống đối?
Có rất nhiều phương pháp điều trị cho chứng rối loạn thách thức chống đối.
Những phương pháp điều trị tâm lý để điều trị bệnh, bao gồm:
- Bố mẹ cần được đạo tạo để kiểm soát và tương tác với con mình tốt hơn, cũng như có thể đối phó phù hợp với các hành vi của trẻ. Bố mẹ và bé cũng nên tham gia các nhóm hỗ trợ xã hội để củng nhau chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm;
- Liệu pháp chức năng gia đình nhằm giúp tất cả các thành viên gia đình có thể giao tiếp và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn;
- Trẻ em cần được quan tâm một cách nhất quán. tất cả mọi người (kể cả bố mẹ, ông bà, giáo viên, người chăm sóc trẻ,… ) cần phải thống nhất cách đối xử và quản lý trẻ.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc để trị bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có loại thuốc nhất định để điều trị rối loạn thách thức chống đối. Bác sĩ đôi khi có thể chỉ định một số thuốc để điều trị bệnh tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc trầm cảm. Bác sĩ thường sẽ kê những loại thuốc này trong đơn thước.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn thách thức chống đối?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Công nhận và khen ngợi nếu trẻ có những hành vi tốt, càng cụ thể càng tốt;
- Hãy hành động theo cách bạn muốn con mình phải làm theo;
- Lập ra những giới hạn để trẻ tuân theo và nên có người chăm sóc (như cha mẹ, ông bà và giáo viên) để giám sát các giới hạn;
- Tạo cho trẻ thói quen tốt để làm theo, ví dụ như cho trẻ làm việc nhà;
- Sẵn sàng với những thách thức. Lúc đầu, con bạn có thể không muốn hợp tác hoặc bé sẽ nhận thấy những phản ứng thay đổi của mẹ đối với hành vi của mình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.