Polyp mũi là một bệnh tai mũi họng. Đây là một khối u tăng sinh có cuống của niêm mạc mũi xoang. Nguyên nhân gây ra polyp mũi chưa được biết chính xác nhưng người ta nghi nhận rằng tình trạng này thường đi kèm với các bệnh lý hô hấp khác như hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Đối với các polyp nhỏ, hầu như chúng không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu khối polyp lớn, nó có thể làm tắc nghẽn đường thở, gây viêm mũi, viêm xoang tái đi tái lại và cần được phẫu thuật cắt bỏ.
Tìm hiểu chung
Bệnh polyp mũi là gì?
Polyp mũi là một u có cuống mềm, không đau, không phải là ung thư phát triển trên niêm mạc mũi hoặc xoang. Chúng được gây ra bởi tình trạng trạng viêm mạn tính do bệnh hen suyễn, nhiễm trùng, dị ứng, nhạy cảm với thuốc hoặc các rối loạn miễn dịch nhất định theo định kỳ.
Polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, polyp mũi lớn hơn có thể gây khó thở, không ngửi được mùi, và gây nhiễm trùng thường xuyên.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh polyp mũi là gì?
Các triệu chứng phổ biến của polyp mũi là:
- Chảy nước mũi ở một bên;
- Nghẹt mũi kéo dài;
- Nhỏ giọt mũi sau;
- Giảm hoặc không có cảm giác về mùi;
- Mất vị giác;
- Đau mặt hoặc đau đầu;
- Đau răng hàm trên;
- Cảm thấy có áp lực đè trên trán và mặt;
- Ngáy;
- Ngứa xung quanh khu vực mắt.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Khó thở nghiêm trọng;
- Các triệu chứng đột ngột xấu đi;
- Các vấn đề về thị giác, giảm thị lực hoặc bị hạn chế khả năng di chuyển của mắt;
- Sưng nặng xung quanh vùng mắt;
- Đau đầu ngày càng nặng kèm theo sốt cao hoặc không có khả năng giữ đầu thẳng hướng về phía trước.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh polyp mũi?
Các nguyên nhân gây polyp mũi thường không được nhận biết rõ ràng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh polyp mũi?
Polyp mũi là tình trạng rất phổ biến, thường tác động đến nữ giới nhiều hơn là nam giới. Bệnh này có thể tác động đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp mũi?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp mũi, chẳng hạn như:
- Hen suyễn;
- Nhạy cảm với aspirin;
- Nấm dị ứng viêm xoang;
- Xơ nang;
- Hội chứng Churg-Strauss.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ
Những kỹ thuật y tế nào dùng dể chẩn đoán bệnh polyp mũi?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu nhập được từ việc:
- Trả lời các câu hỏi về các triệu chứng, các kiểm tra vật lý và kiểm tra mũi;
- Nội soi mũi;
- Chẩn đoán hình ảnh;
- Xét nghiệm dị ứng;
- Thử nghiệm cho bệnh xơ nang.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh polyp mũi?
Mục tiêu điều trị đầu tiên cho polyp mũi là giảm kích thước hoặc loại bỏ chúng. Để đạt được mục tiêu này, dùng thuốc là biện pháp đầu tiên. Thuốc điều trị có thể bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít mũi: giảm viêm, bao gồm fluticasone (Flonase®, Veramyst®), budesonide (Rhinocort®), flunisolide, mometasone (Nasonex®), triamcinolone (Nasacort AQ®), beclomethasone (Qnasl®, Beconase AQ®) và ciclesonide (Omnaris®, Zetonna®);
- Corticosteroid đường uống và tiêm. Trong trường hợp corticosteroid mũi tại chỗ không hiệu quả hoặc polyp mũi trở nên nghiêm trọng hơn;
- Các thuốc khác: điều trị các nguyên nhân góp phần vào tình trạng viêm mạn tính trong xoang hoặc đường mũi, bao gồm thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng, thuốc kháng sinh để điều trị một hoặc định kỳ nhiễm trùng mạn tính hoặc tái phát.
Phẫu thuật đôi khi có thể cần thiết khi thuốc không thể điều trị. Tuy nhiên, đôi khi polyp mũi có xu hướng tái phát.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của polyp mũi?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm soát các bệnh dị ứng và hen xuyễn;
- Tránh các chất gây kích thích mũi, tránh hít các chất có trong không khí như chất gây dị ứng, khói thuốc lá, khí hóa chất, bụi và các mảnh vụn;
- Vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng để bảo vệ và chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút, có thể gây ra tình trạng viêm mũi và xoang;
- Làm ẩm nhà để làm ẩm đường hô hấp, cải thiện dòng chảy của chất nhầy từ các xoang mũi và có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn và viêm mũi;
- Sử dụng chất rửa mũi rửa đường mũi để cải thiện lưu lượng chất nhờn và loại bỏ chất gây dị ứng và các chất kích thích khác.
Polyp mũi có thể là bệnh bẩm sinh, có thể phát triển trong quá trình trưởng thành. Không có biện pháp phòng ngừa tuyệt đối bệnh. Các biện pháp kiểm soát bệnh trên đây chỉ có thể góp phần làm bệnh dễ chịu hơn. Khi bạn gặp các vấn đề như nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất mùi hoặc viêm mũi xoang kéo dài… hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra đường hô hấp trên. Tuy có nhiều bệnh gây ra triệu chứng tương tự, nhưng bạn cần được chuyên gia kiểm tra nhằm có can thiệp điều trị hợp lý.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?
- Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM
- Bạn có tin bấm huyệt trị nghẹt mũi không?