Tìm hiểu chung
Ốm nghén là tình trạng gì?
Ốm nghén hay buồn nôn khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ trong lúc mang bầu. Tình trạng này thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng với một số phụ nữ ốm nghén có thể kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai và với một số người không may mắn, ốm nghén có thể diễn ra trong suốt thai kì.
Khoảng 1000 thai phụ có thể bị ốm nghén nặng. Đây là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của ốm nghén là gì?
Những triệu chứng ốm nghén thường gặp gồm có buồn nôn, chán ăn, nôn và ảnh hưởng tinh thần, ví dụ như lo âu, căng thẳng.
Nếu không điều trị khi ốm nghén nặng, bạn có thể gặp các biến chứng như mất cân bằng điện giải, lo âu, căng thẳng quá mức và ảnh hưởng các cơ quan gan, tim, thận và não.
Ốm nghén gây khó chịu và ảnh hưởng đến mẹ bầu ở nhiều mức độ. Tình trạng này ảnh hưởng đến tinh thần như stress và lo âu, khiến bạn không thể làm việc, giao tiếp và chăm sóc con cái.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Một số phụ nữ nghĩ rằng nôn mửa sẽ có hại cho thai nhi. Điều này không đáng lo ngại vì thai nhi nằm trong túi ối, trong khi nôn và buồn nôn chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, tình trạng này sẽ không gây hại đến thai nhi dù bạn có khó chịu và đau.
Thực tế, bạn ít có nguy cơ sẩy thai khi ốm nghén nhẹ và cũng an toàn nếu không có ốm nghén. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng nôn ói kéo dài có thể dẫn đến mất nước điện giải và dinh dưỡng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cung cấp cho bé và tăng nguy cơ khiến bé nhẹ cân. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau đây kèm với nôn mửa:
- Nước tiểu rất sậm màu hay không tiểu sau 8 giờ;
- Không ăn uống trong 24 giờ;
- Mệt mỏi nhiều, chóng mặt và ngất khi đứng dậy;
- Đau bụng;
- Sốt từ 38 độ trở lên;
- Nôn ra máu.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào làm bạn ốm nghén?
Phụ nữ mang thai thường lo lắng và sợ hãi sẽ dễ bị ốm nghén, gây khó chịu cho bản thân. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh giả thuyết này.
Một số người cho rằng sự kết hợp của các yếu tố vật lý và trao đổi chất có thể dẫn đến tình trạng ốm nghén, bao gồm:
- Nồng độ cao của hormone, đặc biệt là estrogen;
- Giảm huyết áp;
- Thay đổi quá trình trao đổi chất của carbohydrates;
- Căng thẳng về thể chất và hóa học.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị ốm nghén?
Ốm nghén là tình trạng thường gặp, có đến ½ thai phụ sẽ trải qua nôn ói và hơn 80% phụ nữ cảm giác buồn nôn khi mang bầu. Hầu hết thai phụ ốm nghén ở nhiều mức độ và thường nằm ở tam cá nguyệt đầu tiên. Các mẹ bầu có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ốm nghén?
Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bị ốm nghén, ví dụ như:
- Buồn nôn và nôn trước thai kỳ;
- Bệnh sử gia đình về buồn nôn và nôn trong thai kỳ hoặc ốm nghén;
- Bệnh sử say tàu xe, ví dụ khi đi xe hơi;
- Buồn nôn khi sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen;
- Béo phì với chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 trở lên;
- Căng thẳng;
- Đa thai, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba;
- Mang thai lần đầu.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng ốm nghén?
Bác sĩ sẽ hỏi tình trạng ốm nghén trong khi bạn mang thai. Bác sĩ đo cân nặng của bạn và tiến hành siêu âm thai nhi để xem có những bất thường hay dấu hiệu sẩy thai hay không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ốm nghén?
Nếu tình trạng ốm nghén nghiêm trọng, bạn cần dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ để giúp kiểm soát các triệu chứng. Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng histamin (thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng dị ứng như bệnh dị ứng theo mùa, đây là loại thuốc an toàn được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn vì mệt mỏi cũng có thể làm ốm nghén tệ hơn. Một số phương pháp dùng để điều trị ốm nghén, bao gồm:
- Uống nhiều nước, và uống lượng ít chia thành nhiều lần, điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa nôn mửa;
- Ăn đồ lạnh thay vì đồ nóng vì mùi của thức ăn được đun nóng có thể khiến bạn khó chịu;
- Tránh các loại thực phẩm hoặc mùi làm bạn cảm thấy buồn nôn;
- Tránh thức uống lạnh, chua hay ngọt;
- Yêu cầu những người thân thiết với bạn nấu ăn giúp, nhưng nếu không thể, bạn hãy chế biến thức ăn nhạt, không béo và dễ chuẩn bị chẳng hạn như khoai tây nướng hoặc mì ống;
- Đánh lạc hướng bản thân càng nhiều càng tốt. Buồn nôn sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn nghĩ về nó;
- Mặc quần áo thoải mái, không quá bó.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng ốm nghén?
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Không dùng bất cứ loại thuốc nào không được kê đơn;
- Giảm ốm nghén bằng cách ăn một ít bánh quy giòn hoặc bánh mì vào buổi sáng;
- Đứng lên từ từ, không di chuyển quá đột ngột;
- Tránh thức ăn có mùi hoặc dầu mỡ làm cho bạn cảm thấy buồn nôn;
- Không nên ăn ít, ăn nhiều bữa nhỏ để giảm trào ngược;
- Uống đủ nước. Ngoài ra, nước chanh, nước trái cây pha loãng, mật, trà loãng, trà gừng, súp loãng sẽ có ích hạn chế ốm nghén;
- Dùng thuốc bổ trong khi bạn đang mang thai; dù vậy, bạn hay hỏi bác sĩ và thận trọng trước khi dung bất kỳ lại thuốc nào ;
- Xem xét việc bấm huyệt hoặc châm cứu vào cổ tay;
- Mặc quần áo rộng rãi không thắt bụng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa