Định nghĩa
Bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới là bệnh gì?
Bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới là sự phát triển ngực bất thường ở nam giới. Đây là một sự rối loạn của các hormone estrogen và testosterone dẫn đến các mô vú phát triển quá mức. Nhìn chung, đây không phải là bệnh nghiêm trọng và chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
Những ai thường mắc phải bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới?
Tình trạng nữ hóa tuyến vú thường xảy ra ở 3 nhóm tuổi:
- Bé trai mới sinh;
- Bé trai từ 12 đến 16 tuổi;
- Nam giới cao tuổi.
Ở bé trai, ngực có thể trở lại bình thường trong vòng từ 6 tháng đến 3 năm sau khi dậy thì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới là gì?
Triệu chứng của bệnh nữ hóa tuyến vú bao gồm:
- Ngực to hơn mức bình thường ở nam giới.
- Có các mô tấy cứng dưới núm vú, có thể cảm nhận được bằng tay.
- Ngực có thể hơi đau nhưng không nghiêm trọng.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
- Ngực sưng tấy.
- Cảm thấy đau một bên hoặc cả hai bên ngực.
- Núm vú tiết dịch.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới là gì?
Nguyên nhân thông thường gây nữ hóa tuyến vú ở nam giới là do thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì dẫn đến. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở cả trẻ trai sơ sinh và người già. Một số thuốc điều trị bệnh, ma túy và thuốc tăng cơ dùng trong thể hình có thể gây nữ hóa tuyến vú. Sữa đậu nành, đậu phụ hoặc các thực phẩm chế biến từ đậu nành cũng là một tác nhân gây rối loạn nữ hóa tuyến vú do đậu nành chứa nhiều hormone sinh dục nữ estrogen. Ngoài ra còn có các nguyên nhân hiếm gặp khác như ung thư vú, u tuyến vú, dị tật bẩm sinh, bệnh gan hoặc suy thận.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới?
Các yếu tố nguy cơ cho bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới bao :
- Độ tuổi: các bé trai đang ở độ tuổi dậy thì hoặc những người cao tuổi có khả năng mắc bệnh này.
- Sử dụng steroid đồng hóa hoặc hormone androgen trong các môn thể thao.
Đang mắc phải các bệnh như bệnh gan và thận, bệnh tuyến giáp, rối loạn hormone và hội chứng Klinefelter
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới?
Các bé trai từ 12 đến 16 tuổi và trẻ sơ sinh thường không cần điều trị do bệnh nữ hóa tuyến vú của bé sẽ tự khỏi khi lớn. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh nữ hóa tuyến vú bao gồm:
- Chườm lạnh và sử dụng thuốc giảm đau nếu vú bị sưng tấy;
- Không sử dụng các chất kích thích;
- Ngưng sử dụng các chất dùng trong thể hình, cho bác sĩ biết các loại thuốc bổ sung chất dinh dưỡng mà bạn đang dùng.
Đối với các vấn đề về rối loạn hormone, thuốc đặc trị có thể giúp cân bằng và có thể giúp mô ngực trở lại kích thước bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không khỏi, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật thu gọn ngực để loại bỏ bớt mô dư thừa.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nữ hóa tuyến vú bằng kiểm tra thể chất của lồng ngực và vú. Các xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra lượng hormone và tìm ra các nguyên nhân khác. Đôi khi bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác như chụp nhũ ảnh và siêu âm vú xem xét có sự xuất hiện những khối u ở vú hay không.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nữ hóa tuyến vú ở nam giới:
- Hạn chế rượu bia.
- Không sử dụng nhiều thực phẩm từ đậu nành trong chế độ ăn uống.
- Không sử dụng các loại thuốc có chứa hormonen estrogen.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.