Mề đay là một dạng phát ban do dị ứng. Mề đay có thể nổi một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Mề đay có thể nhẹ và tự hết khi ngưng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, phát ban toàn thân có thể nặng và kèm theo các triệu chứng khác như khò khè khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.
Tìm hiểu chung
Bệnh nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là tình trạng da nổi mề đay, những nốt mẩn và ngứa, xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra các khu vực khác. Việc nổi mề đay không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong cả ngày dài, kể cả khi đi ngủ.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng nổi mề đay là gì?
Dưới đây là một số triệu chứng nổi mề đay cơ bản:
- Nổi ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, thân, tay hoặc chân
- Các loại ban khác nhau về kích thước và hình dạng
- Ngứa.
Những triệu chứng trên tái phát thường xuyên và không thể lường trước được, đôi khi trong vòng vài tháng hoặc vài năm.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bệnh nổi mề đay:
- Không thuyên giảm trong vòng 48 giờ
- Trở nặng
- Mề đay gây đau đớn
- Làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày
- Xuất hiện cùng với các triệu chứng khác
- Không đáp ứng với phương pháp điều trị.
Bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:
- Cảm thấy choáng váng
- Cảm thấy tức ngực hoặc khó thở
- Cảm thấy khô lưỡi và sưng họng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra nổi mề đay?
Histamine và các loại thuốc khác thẩm thấu vào trong máu có thể là nguyên nhân nổi mề đay.
Nguy cơ gây bệnh
Những ai thường mắc phải bệnh nổi mề đay?
Nổi mề đay là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Nổi mề đay cấp tính hay còn được gọi là nổi mề đay ngắn hạn thường phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 1/5 dân số tại một số thời điểm. Trong khi đó, nổi mề đay mạn tính hay nổi mề đay lâu dài thì ít phổ biến hơn. Nổi mề đay thường phổ biến ở trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 60, những người có tiền sử bị dị ứng.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay, chẳng hạn như:
- Giới tính. Phụ nữ bị nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông
- Tuổi tác. Người trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nổi mề đay?
Bệnh nổi mề đay có thể được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm và một số câu hỏi về đặc điểm triệu chứng của bạn. Bạn có thể được yêu cầu viết ra những gì bạn làm hàng ngày, những loại thuốc, thực phẩm bổ sung mà bạn có, bạn ăn và uống những gì, vị trí nổi mề đay trên cơ thể và mất bao lâu thì vết ban mờ đi. Ngoài ra, để chắc chắn, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nổi mề đay?
Nổi mề đay thường không cần điều trị trong khoảng một vài ngày. Trong một số trường hợp, cách trị nổi mề đay có thể là thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu và corticosteroid ngắn hạn để điều trị một số trường hợp nổi mề đay.
Để kiểm soát được bệnh thì việc xử lý bất cứ yếu tố tiềm ẩn nào gây ra các triệu chứng trên là một điều rất quan trọng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nổi mề đay?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Mặc quần áo sáng màu
- Tránh chà xát hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại
- Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ
- Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó bạn đang làm gì, ăn gì… điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh
- Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.
Nổi mề đay kiêng gì?
Bên cạnh dùng thuốc, người bị nổi mề đay cũng cần kiêng một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:
- Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê
- Các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, v.v.
- Các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa, v.v.
- Đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
- Muối
- Nước nóng. Nước nóng sẽ làm da dễ bị tổn thương hơn.
Như các bệnh dị ứng khác, để phòng tránh mề đay, cách tốt nhất là tránh các chất gây dị ứng. Bạn hãy để ý thời gian, địa điểm, mùa nào trong năm hoặc lần tiếp xúc với các chất lạ, ăn thức ăn lạ… mà gây dị ứng nổi mề đay. Tuy mề đay có thể chữa được dễ dàng bằng thuốc chống dị ứng nhưng đừng cố tiếp xúc lặp lại (như ăn một món khoái khẩu gây dị ứng) vì dị ứng lần sau sẽ nặng hơn và có nguy cơ sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng nếu không kịp cấp cứu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Sẩn ngứa và mề đay khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
- Kiểm soát bệnh mề đay để tâm trạng tích cực hơn
- Mề đay lạnh