Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Nhịp nhanh thất

Định nghĩa

Nhịp nhanh thất là gì?

Nhịp nhanh thất, hay còn gọi là cơn nhịp nhanh kịch trên thất, là tình trạng tim đập quá nhanh nên không được bơm đầy máu. Tim lúc đó có thể đập lên đến 150-250 nhịp/phút thay vì 60-100 nhịp/phút như bình thường. Loạn nhịp nhanh trên thất bao gồm các bệnh phổ biến như loạn nhịp do rung nhĩ mãn tính hoặc các bệnh nghiêm trọng hơn như xoang nhịp tim nhanh kịch phát.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng nhịp nhanh thất là gì?

Các triệu chứng phổ biến nhất của nhịp nhanh trên thất là đánh trống ngực (tim đập mạnh và nhanh).

Những triệu chứng khác bao gồm: chóng mặt, khó thở, ngất xỉu, đau ngực, mệt mỏi, ra mồ hôi và buồn nôn. Các triệu chứng có thể bắt đầu rồi dừng đột ngột và kéo dài trong một vài phút đến hàng giờ liền.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhịp nhanh thất là gì?

Thông thường, các tín hiệu điện tim bắt đầu ở nút xoang nhĩ của tim làm co tâm nhĩ và tâm thất. Nhịp nhanh trên thất xảy ra khi điện tim vượt quá mức làm tim đập nhanh. Nguyên nhân làm tăng điện tim bao gồm:

  • Dùng các loại thuốc trợ tim như digoxin hay thuốc giãn cơ trơn phế quản như theophylline.
  • Có bệnh ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn, viêm phổi.
  • Rượu, cà phê, chất gây nghiện, và hút thuốc lá có thểlàm tăng nguy cơ bị loạn nhịp nhanh trên thất.
  • Một dạng của loạn nhịp nhanh trên thất là hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) có thể di truyền.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải nhịp nhanh thất?

Cả nam và nữ đều có thể bị loạn nhịp nhanh trên thất, nhưng bệnh phổ biến hơn ở nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhịp nhanh thất?

Bất kỳ tình trạng nào gây áp lực cho tim hoặc tổn hại mô tim đều có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng nhịp nhanh trên thất, những tình trạng này bao gồm:

  • Tổn thương mô tim vì bệnh tim;
  • Bệnh tim bẩm sinh;
  • Thiếu máu;
  • Tập thể dục cường độ cao;
  • Căng thẳng đột ngột, như sợ hãi;
  • Cao huyết áp;
  • Hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu và cafein;
  • Lạm dụng chất gây nghiện;
  • Mất cân bằng các chất điện giải và khoáng chất cần thiết để thực hiện xung điện;
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tuổi tác: lão hóa làm giảm khả năng chịu đựng của tim khiến bạn có nhiều khả năng bị loạn nhịp tim.
  • Yếu tố gia đình: nếu gia đình bạn có người bị loạn nhịp tim trên thất hoặc các bệnh rối loạn nhịp tim khác, bạn có thể có nguy cơ bị loạn nhịp nhanh trên thất cao hơn.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhịp nhanh thất?

Nếu bạn bị nhịp nhanh trên thất nhưng không xuất hiện triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị.

Nếu bạn đột ngột bị nhịp nhanh trên thất, bạn có thể tự điều hòa bằng các thao tác như thao tác Valsalva (bịt mũi – thở ra) hoặc ho và xối nước đá lên mặt.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống loạn nhịp bao gồm adenosine và verapamil. Bác sĩ cũng có thể dùng biện pháp khử rung điện trong trường hợp cấp cứu do nhịp tim quá chậm hoặc khi những biện pháp khác không có tác dụng.

Đối với nhịp nhanh trên thất theo chu kỳ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế beta chống suy tim, hoặc đề nghị phẫu thuật để điều trị. Ngoài ra, bạn có thể sẽ cần dùng máy trợ tim hoặc ống thông tim.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhịp nhanh thất?

Bác sĩ chẩn đoán nhịp nhanh trên thất thông qua khám lâm sàng, kiểm tra bệnh sử, thực hiện đo điện tim (ECG) và chụp X-quang. Bác sĩ có thể cho bạn dùng máy đo điện tim di động (Holter ECG) để xác định loạn nhịp tim xảy ra bao nhiêu lần trong 24 giờ. Bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu điện sinh lý (EPS) để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhịp nhanh thất?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng loạn nhịp nhanh trên thất dễ dàng nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Hạn chế hoặc không uống rượu.
  • Hạn chế uống trà và cà phê.
  • Không sử dụng chất gây nghiện chẳng hạn như cocaine, thuốc lắc, hay ma túy tổng hợp.
  • Tập thể dục và thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
  • Duy trì cân nặng bình thường. Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
  • Giữ huyết áp và lượng cholesterol trong tầm kiểm soát.
  • Bỏ hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc và không thể tự bỏ, hãy nói với bác sĩ của bạn về các cách giúp bạn bỏ thói quen hút thuốc.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn một cách thận trọng. Một số thuốc trị cảm lạnh và ho có chứa chất kích thích khiến tim đập nhanh. Hãy hỏi bác sĩ về những loại thuốc bạn cần phải tránh.
  • Tránh căng thẳng không cần thiết và học cách đối phó căng thẳng.
  • Theo dõi diễn tiến của loạn nhịp tim và biết các chất khiến tim bạn loạn nhịp. Ví dụ như nhịp tim bạn tăng sau khi uống cà phê,…

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bạn đã biết cách kiểm tra nhịp tim bình thường? (Phần 1)
  • Nhịp tim lý tưởng được xác định như thế nào?
  • Máy đo nhịp tim có thể giúp ngăn chặn đột quỵ