Định nghĩa
Nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia) là bệnh gì?
Nhiễm Giardia là bệnh nhiễm trùng ruột non phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Giardia lamblia, đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiêu chảy. Bệnh này thường biến mất sau vài tuần và không gây nghiêm trọng gì. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ gặp phải một số vấn đề đường ruột khác, bị sụt cân và khả năng hấp thụ thức ăn giảm.
Những ai thường mắc phải nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia)?
Những người sinh sống và sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc chứa ký sinh trùng Giardia lamblia thường mắc phải bệnh này. Nhiễm Giardia cũng có thể lây truyền thông qua việc dùng chung thức ăn hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia) là gì?
Bạn sẽ có các triệu chứng sau khi bị nhiễm Giardia từ 7 – 14 ngày, các triệu chứng đó bao gồm:
- Tiêu chảy;
- Ợ hơi hoặc đầy hơi, khó tiêu;
- Không có cảm giác ngon miệng;
- Bị sốt nhẹ;
- Buồn nôn;
- Sụt cân và cơ thể bị mất nước.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng như tiêu chảy đột ngột, buồn nôn kéo dài hơn 1 tuần. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia) là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm Giardia, một trong số đó là:
- Tiếp xúc với những người đang bị nhiễm bệnh;
- Ăn thức ăn sống hoặc chưa nấu chín, uống nước hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng dẫn đến bệnh nhiễm Giardia;
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn một cách không an toàn.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia)?
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm Giardia:
- Độ tuổi: trẻ em thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn;
- Quan hệ tình dục: không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh;
- Nơi ở: nơi bạn đang ở bị nhiễm Giardia;
- Nguồn nước: nguồn nước bạn dùng không đạt chất lượng và bị nhiễm Giardia.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia)?
Thường bệnh sẽ tự khỏi trong một vài tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện không có dấu hiệu thuyên giảm. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn (ví dụ như metrinodazole). Đối với các trường hợp tiêu chảy nặng hoặc mất nhiều nước, bạn cần phải ở lại bệnh viện để truyền dịch. Với những phụ nữ đang mang thai, cần phải điều trị bệnh Giardia sau khi sinh để tránh các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia)?
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và xét nghiệm phân để xác định bệnh. Các mẫu phân sẽ được xét nghiệm nhằm phát hiện sự có mặt của ký sinh trùng. Bên cạnh đó, xét nghiệm này sẽ theo dõi quá trình điều trị của bạn có hiệu quả hay không.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh nhiễm Giardia:
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày);
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các đồ vật bẩn nhằm ngăn ngừa sự lây lan bệnh. Tham khảo bài viết “Rửa tay 6 bước theo chuẩn WHO“;
- Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ mắc bệnh ở nhà để ngăn lây bệnh cho các trẻ em khác cho đến khi các triệu chứng cải thiện.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Các loại vi khuẩn có lợi trong thực phẩm
- 9 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh viêm ruột
- Chi tiết về 3 nhóm thuốc trị đau dạ dày phổ biến