Tìm hiểu chung
Nấm bẹn là bệnh gì?
Nấm bẹn là một trong những bệnh nhiễm nấm da phổ biến trên thế giới, nấm da là loại nấm ký sinh trên da và móng tay. Ở bệnh nấm bẹn, nấm da ký sinh ở vùng bẹn, đùi trong.
Giống với các loại bệnh nấm da khác, nấm bẹn ký sinh trong lớp sừng của da.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm bẹn là gì?
Người mắc bệnh nấm bẹn thường có mảng đỏ ngứa ở khu vực kín, ẩm ướt vùng bẹn đùi trong và nhanh chóng lan rộng về phía mông hoặc xung quanh hậu môn. Tuy nhiên, nấm ít khi lan đến bộ phận sinh dục hoặc xung quanh hậu môn
Biểu hiện bệnh là ở vùng bẹn có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Nấm bẹn là bệnh khá phổ biến do bẹn nóng và ẩm ướt, da lại cọ sát nhiều vào nhau, là môi trường lý tưởng cho bào tử nấm phát triển. Các tổn thương thường tạo thành một mảng có bờ viền rõ rệt, có vảy, phần giữa có xu hướng lành và có mụn nhỏ lấm tấm ở vùng xung quanh bờ viền. Khu vực tổn thương có màu sẫm, đường kính một vài centimet, gây ngứa ngáy rất khó chịu, thường xuất hiện ở cả 2 bẹn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nấm bẹn?
Loại nấm da thường gây ra nấm bẹn bao gồm E. Floccosum và T. rubrum.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở vùng da gấp nếp như bẹn, bìu, dưới vú ở phụ nữ, nơi thường ẩm ướt vì mồ hôi, quần áo tập thể dục, đồ lót hoặc áo ngực quá chặt, bẩn.
Bệnh thường dễ nhiễm vào mùa nóng ẩm, người bệnh ra mồ hôi nhiều và thường xuyên.
Nấm da tiết ra một loại enzyme keratinase, làm tiêu hóa keratin, thành phần chính của da và tóc. Da bị nhiễm có biểu hiện dạng vảy, mụn nước.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh nấm bẹn?
Nấm bẹn có thể gây dịch ở các vùng đông dân trong thời tiết ấm hoặc nóng, vệ sinh cá nhân kém.
Nguy cơ phổ biến nhất của bệnh này là nhiễm nấm da ở chân (bệnh nấm chân thường mắc ở vận động viên hoặc người thường phải mang giày kín Athlete’s Foot). Thông thường, những người mắc nấm chân cũng mắc bệnh nấm bẹn.
Nấm da cũng có thể lây nhiễm lên các vùng khác của cơ thể qua vết thương hở, gãi, cào.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm bẹn?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Khăn, giày dép ẩm;
- Quần áo bẩn, ẩm ướt;
- Sàn nhà ướt;
- Phòng tắm hơi.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấm bẹn?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám lâm sàng. Mẫu da bị nhiễm sẽ được đem đi xét nghiệm bằng cách soi tươi tìm sợi nấm dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nấm bẹn?
Biện pháp đầu tiên là điều trị bằng thuốc kháng nấm tại chỗ. Đôi khi bạn cũng có thể thêm hydrocortisone để giảm ngứa. Steroid tại chỗ không nên được sử dụng đơn độc.
Nếu việc điều trị tại chỗ không thành công, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng nấm đường uống bao gồm terbinafine và itraconazole.
Để điều trị hoàn toàn, chống tái nhiễm, bạn cần phải cùng lúc trị nấm da chân (bệnh nấm chân ở vận động viên). Trong thời gian điều trị bạn nên tránh quần áo bó sát.
Hầu hết các trường hợp nấm da đùi có thể được điều trị thành công bằng kem/lotion/gel chống nấm, một số loại thuốc không cần toa bác sĩ. Bạn nên bôi thuốc khoảng 1 hay 2 lần mỗi ngày trong 3 đến 4 tuần.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nấm bẹn?
Bệnh nấm bẹn có thể tái phát sau một khoảng thời gian điều trị. Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Điều trị bệnh nấm chân nếu mắc phải;
- Lau khô vùng háng cẩn thận sau khi tắm bằng khăn lau riêng;
- Không dùng chung khăn tắm, ga trải giường hoặc quần áo cá nhân;
- Tránh mặc quần áo quá bí hoặc làm từ sợi tổng hợp;
- Nếu bạn đang thừa cân, hãy cố gắng giảm cân để giảm chà xát mảng da nấm và đổ mồ hôi.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.