Tìm hiểu chung
Mụn thịt dư là bệnh gì?
Mụn thịt dư là u lồi nhỏ có màu da hoặc màu nâu mọc trên da và trông giống như mụn cóc. Tình trạng này rất phổ biến và vô hại. Mụn thịt dư có kích thước từ vài mm đến 5 cm.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mụn thịt dư?
Mụn thịt da lành tính trông giống như u lồi nhỏ, mềm treo da. Tình trạng này thường vô hại, có thể xuất hiện một hoặc nhiều mụn trên da . Mặc dù, một số mụn có thể rụng tự nhiên, nhưng hầu hết vẫn tồn tại khi đã hình thành.
Mụn thịt là mảnh các mô thịt hoặc sắc tố da trồi lên từ các vùng xung quanh và có một cuống nhỏ. Một số người gọi tình trạng này là mấu da.
Ban đầu, mụn thịt chỉ nhỏ như đầu kim và có kích thước dẹt. Hầu hết các mụn thường nhỏ (đường kính 2-5 mm, khoảng một phần ba đến một nửa kích thước của một cục tẩy trên đầu bút chì), một số có thể lớn bằng quả nho (1 cm) hoặc quả sung (5 cm).
Mụn thịt có thể mọc bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, hai khu vực phổ biến nhất là cổ và nách. Chúng cũng mọc trên ngực, lưng, dưới vú hoặc ở vùng háng, trên mí mắt hoặc dưới nếp gấp mông.
Ngoại trừ gây mất thẫm mỹ, mụn thịt thường không gây đau cơ thể. Mụn thịt thường làm bạn khó chịu khi mọc ở nơi dễ bị kích thích liên tục (ví dụ như cổ áo hoặc ở bẹn). Người ta thường loại bỏ mụn ở những nơi dễ thấy vì lý do thẩm mỹ. Thỉnh thoảng, mụn thịt cần phải được loại bỏ nếu bị kích thích và đỏ, chảy máu (xuất huyết) hoặc đen lại do bị xoắn và chết tế bào da (hoại tử). Đôi khi, chúng gây cản trở khi mặc quần áo, đồ trang sức hoặc đeo dây an toàn, gây đau hay khó chịu. Nhìn chung, đây là những u rất lành tính không có tiềm năng trở thành ung thư (ác tính).
Thỉnh thoảng, mụn sẽ tự rụng mà không gây đau hay khó chịu, điều này có thể xảy ra sau khi mụn xoắn lại ở phần thân, làm gián đoạn lưu lượng máu đến chúng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Mụn thịt vô hại và thường không gây đau hay khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể xem xét xóa bỏ chúng nếu không đẹp mắt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chảy máu hoặc nếu vướng khi mắc quần áo hay đồ trang sức.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh mụn thịt dư?
Mụn thịt dư là tình trạng rất phổ biến và thường xảy ra sau tuổi trung niên. Các nhà nghiên cứu cho rằng cho rằng nguyên nhân gây ra mụn là do các collagen và mạch máu bị mắc kẹt bên trong da.
Cũng có thể mụn là do cọ xát da vào nhau, đây là lý do tại sao tình trạng này thường xuất hiện trong các nếp gấp da.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh mụn thịt dư?
Mụn thịt là tình trạng rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn thịt dư?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mụn thịt, chẳng hạn như:
- Người trung niên có tỷ lệ nhiễm bệnh tăng cho đến 60 tuổi;
- Người bị tiểu đường;
- Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển mụn thịt do những thay đổi trong nồng độ hormone;
- Người thừa cân;
- Trẻ nhỏ có nếp thừa da và hay trầy xát da;
- Trẻ em và sơ sinh, đặc biệt là trong các vùng dưới cánh tay và cổ.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mụn thịt dư?
Một số u có cấu trúc tương tự nhưng không phải mụn thịt. Chúng ta thường nhẩm lẫn vành tai và một số loại u là mụn thịt. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kiểm tra bằng sinh thiết các mô này để giúp phân biệt rõ nếu bạn có thắc mắc.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mụn thịt dư?
Điều quan trọng bạn cần lưu ý là mụn thịt thường không cần phải điều trị, trừ khi chúng gây khó chịu về vấn đề thẩm mỹ hay ở những chỗ bất tiện. Nếu cần loại mụn, bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp sau:
- Tắt mạch máu nuôi mụn bằng cách dùng chỉ tơ nha khoa cột xung quanh gốc;
- Làm lạnh mụn với nitơ lỏng;
- Đốt mụn bằng điện;
- Cắt mụn bằng kéo, có thể dùng thuốc gây mê.
Thông thường, bác sĩ có thể dễ dàng loại bỏ mụn nhỏ mà không cần gây mê trong khi mụn lớn hơn có thể cần thuốc gây tê tại chỗ (tiêm lidocaine) trước khi loại bỏ. Bạn cần sử dụng một loại kem gây tê tại chỗ (kem betacaine hay LMX 5%) trước khi cắt bỏ mụn với số lượng lớn.
Bác sĩ da liễu, các bác sĩ gia đình và nội khoa là những người sẽ tiến hành cắt bỏ mụn. Đôi khi, bác sĩ nhãn khoa có thể tham gia vào quá trình này để loại bỏ các mụn gần với mép mí mắt.
Bạn đừng tự ý loại bỏ các mụn da lớn do sẽ chảy máu rất nhiều.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mụn thịt dư?
Một số biện pháp khắc phục và tự điều trị bao gồm buộc cuống mụn nhỏ với chỉ nha khoa và để chúng tự rụng trong vài ngày. Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Loại bỏ mụn bằng kéo: ưu điểm của phương pháp này là loại bỏ lập tức phần thịt dư nhưng có thể gây chảy máu nhẹ;
- Đông lạnh hay đốt mụn: các phương pháp này có các rủi ro bao gồm thay đổi màu da tạm thời, cần lặp lại điều trị và có thể thất bại.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.