Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Mang thai

Mang thai là thiên chức của người phụ nữ và làm mẹ là một công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. Một người mẹ bình thường luôn mong muốn mình sinh ra những đứa con thông minh và khỏe mạnh. Để đạt được những kỳ vọng đó, chăm sóc sức khỏe mang thai rất quan trọng. Công việc chăm lo sức khỏe cho bà mẹ không chỉ bắt đầu lúc biết mang thai mà còn phải sớm hơn, ngay từ lúc dự định có thai.

Tìm hiểu chung

Mang thai là gì?

Mang thai là giai đoạn từ lúc thụ thai đến khi sinh. Trong quá trình này, trứng được thụ tinh bởi tinh trùng và phát triển thành bào thai. Mang thai kéo dài trong 40 tuần, bao gồm ba tam cá nguyệt:

  • Tam cá nguyệt (từ 0 đến 13 tuần): giai đoạn phát triển cấu trúc cơ thể của bé và hệ thống cơ quan. Hầu hết các tình trạng sẩy thai và dị tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ này.
  • Tam cá nguyệt giữa (14 đến 26 tuần): cơ thể bé tiếp tục phát triển và bạn có thể cảm nhận được chuyển động, rung động đầu tiên của em bé.
  • Tam cá nguyệt cuối (27 đến 40 tuần): bé phát triển hoàn chỉnh.

Triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu của mang thai là gì?

Các triệu chứng thông thường của thai kỳ là:

  • Trễ kinh;
  • Vú sưng lên;
  • Buồn nôn, có hoặc không có nôn mửa;
  • Đi tiểu nhiều;
  • Mệt mỏi.

Các triệu chứng khác trong tuần thai kỳ thứ nhất, bao gồm:

  • Buồn, ủ rũ;
  • Tích nước;
  • Chuột rút;
  • Táo bón;
  • Kén ăn;
  • Nghẹt mũi.

Các triệu chứng khác trong tuần thai kỳ thứ hai, bao gồm:

  • Hết ốm nghén;
  • Đau lưng;
  • Đau bụng;
  • Chứng chuột rút;
  • Táo bón và ợ nóng;
  • Cảm thấy những cử động, rung động đầu tiên của bé.

Các triệu chứng khác trong tuần thai kỳ cuối, bao gồm:

  • Khó thở;
  • Bệnh trĩ;
  • Tiểu không tự chủ;
  • Suy tĩnh mạch;
  • Các vấn đề về giấc ngủ.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất

Nguy cơ

Ai có khả năng mang thai?

Mang thai rất phổ biến, chỉ xảy ra đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Mặc dù một số người có các tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến vô sinh (không có khả năng mang thai) hoặc chọn không mang thai. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng khả năng mang thai?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng cơ hội mang thai, như:

  • Không sử dụng biện pháp tránh thai;
  • Quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai trong thời kỳ rụng trứng.

Một số người cho rằng các loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng cơ hội mang thai của bạn, nhưng không có bằng chứng khoa học nào về điều này.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán mang thai?

Mang thai có thể được chẩn đoán thông qua:

  • Xét nghiệm que thử thai tại nhà: xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của gonadotropin bào thai ở người (HCG).
  • Thử nghiệm mang thai được thực hiện tại phòng khám bác sĩ để đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm tra thai tại nhà.
  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán mang thai sớm, cần thiết trong vòng 9 đến 12 ngày sau khi thụ thai.

Có rất nhiều bài kiểm tra sàng lọc được thực hiện để sàng lọc các khuyết tật bẩm sinh, như alpha-fetoprotein (AFP) và xét nghiệm chẩn đoán ba bước: chọc dò ối, sinh thiết gai nhau (CVS) hoặc siêu âm.

Nhiều xét nghiệm trước khi sinh khác cũng được thực hiện, bao gồm:

  • Thử nghiệm PAP;
  • Xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24-28;
  • Các xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Xét nghiệm máu đối với thiếu máu hoặc nhóm máu;
  • Tầm soát miễn dịch đối với các bệnh khác nhau, như bệnh sởi Đức.

Phụ nữ mang thai nên làm gì?

Phụ nữ mang thai nên:

  • Ăn uống cân bằng, có chế độ ăn uống dinh dưỡng, chia thành các bữa ăn nhỏ;
  • Dùng 400mcg axit folic trong nhiều tháng trước khi mang thai;
  • Không được dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau có thể giúp bạn dễ mang thai hơn:

  • Bỏ hút thuốc;
  • Bỏ uống rượu;
  • Không uống các loại thuốc không kê đơn;
  • Không uống lượng caffeine lớn;
  • Không ăn các chất làm ngọt nhân tạo;
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh;

Ngay cả trước khi phụ nữ có thai: đồ ăn có calo, chất béo, đồ ăn nhẹ chứa đường cao nên được giảm bớt hoặc không sử dụng. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Mang thai hơn 9 tháng là một quá trình vất vả nhưng cũng đầy ngọt ngào, mọi khó chịu và đau đớn sẽ biến mất khi đến phút giây thiên thần nhỏ của bạn chào đời. Để có thể dành được những gì tốt nhất cho bé yêu, các bạn hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt và tìm hiểu những thông tin giữ gìn sức khỏe tiền sản, mang thai và hậu sản dành cho các bà bầu. Chuẩn bị thật tốt về kiến thức sẽ giúp bạn đỡ lo lắng hơn và có thể giữ được tinh thần lạc quan trong lúc chờ đợi bé yêu ra đời.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.