Tìm hiểu chung
Lỗ hoàng điểm là tình trạng gì?
Lỗ hoàng điểm xảy ra khi có một vết rách nhỏ trong hoàng điểm, vùng nằm ở trung tâm của mô nhạy cảm với ánh sáng – võng mạc. Hoàng điểm (điểm vàng) đóng vai trò quan trọng giúp bạn nhìn rõ nét, có thể đọc sách và lái xe… Lỗ hoàng điểm gây ảnh hưởng đến tầm nhìn khi bạn nhìn thẳng vào một thứ gì đó chẳng hạn như sách hoặc tivi. Thay vì nhìn thấy rõ ràng, thị lực trung tâm của bạn có thể bị mờ đi, xuất hiện điểm đen hoặc khoảng trống trong tầm nhìn trung tâm.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng lỗ hoàng điểm là gì?
Lỗ hoàng điểm thường phát triển dần dần. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể nhận thấy mình gặp khó khăn khi nhìn hoặc mắt bị mờ đi khi nhìn thẳng. Các đường thẳng hoặc vật thể có thể bắt đầu trông cong hoặc lượn sóng. Bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc đọc và làm các công việc khác cần nhìn nhiều.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu của tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng lỗ hoàng điểm?
Các bác sĩ vẫn chưa biết chính xác tại sao các lỗ hoàng điểm phát triển và tình trạng này cũng không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này được nhận biết khi bạn có vấn đề khi nhìn thẳng.
Tính trạng lỗ hoàng điểm có thể có một số nguyên nhân như:
- Thương tích nghiêm trọng ở mắt;
- Sưng võng mạc trung tâm (sưng điểm vàng);
- Cận thị;
- Tiền sử bị bong võng mạc;
- Co kéo dịch kính – hoàng điểm. Khi chất gel trong mắt bắt đầu co lại và kéo ra khỏi võng mạc và viền ở đằng sau mắt.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng lỗ hoàng điểm?
Lỗ hoàng điểm liên quan đến lão hóa và thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Đó là một tình trạng không đau, có thể xảy ra mà không báo trước. Chỉ có một mắt thường bị ảnh hưởng nhưng có khoảng 10% mắt thứ hai có nguy cơ bị như vậy. Lỗ hoàng điểm không dẫn đến mất thị lực hoàn toàn vì tầm nhìn ngoại vi không bị ảnh hưởng.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng lỗ hoàng điểm?
Bạn có thể có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu bạn đang gặp những điều kiện sau:
- Phụ nữ trên 60 tuổi;
- Có một số rối loạn về mắt, chẳng hạn như cận thị cao, chấn thương mắt, võng mạc.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng lỗ hoàng điểm?
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, các bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đề nghị bạn làm một số xét nghiệm khác. Khi kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ mở rộng đồng tử mắt và kiểm tra võng mạc. Bạn có thể phải chụp mạch huỳnh quang bằng phương pháp nhuộm để chiếu sáng các vùng của võng mạc.
Bạn cũng có thể được yêu cầu chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT), đây là phương pháp hữu ích nhất trong việc chẩn đoán chính xác bệnh. Khi chụp OCT, bác sĩ sẽ sử dụng máy ảnh laser chẩn đoán đặc biệt để chụp hình võng mạc của bạn. Phương pháp này có thể đo độ dày của võng mạc, phát hiện chỗ sưng và chảy dịch.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lỗ hoàng điểm?
Nếu lỗ hoàng điểm không được điều trị, thị lực sẽ kém dần đi cho đến khi bạn không thể đọc được bản in lớn nhất trên bảng kiểm tra mắt.
Mặc dù đôi khi tình trạng lỗ hoàng điểm có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhiều trường hợp phải cần đến phẫu thuật để cải thiện tầm nhìn. Khi thực hiện phẫu thuật cắt thủy tinh thể, gel thủy tinh sẽ bị loại bỏ để tránh phủ lên võng mạc và được thay bằng một bong bóng chứa hỗn hợp khí. Bong bóng hoạt động như một băng keo trong, tạm thời giữ cạnh của lỗ ở đúng vị trí khi nó lành lại. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ và thường thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm nghỉ ngơi trong một hoặc hai ngày, đôi khi kéo dài từ 2 đến 3 tuần để bong bóng ép vào điểm vàng và dần dần được hấp thụ lại. Khi bong bóng được hấp thụ lại, lớp lót thủy tinh sẽ tự làm đầy lại bằng chất gel mắt tự nhiên.
Bạn nên giữ mặt nằm úp để đảm bảo phẫu thuật thành công. Một số người sẽ gặp khó khăn để giữ vị trí mặt như vậy, vì thế bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi tiến hành giải phẫu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng lỗ hoàng điểm?
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Mang kính bảo hộ khi chơi thể thao hoặc sử dụng các dụng cụ bảo hộ;
- Kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên khám bác sĩ nếu bạn đang bị tiểu đường;
- Thường xuyên khám mắt, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh lỗ hoàng điểm.
Bạn nên tìm hiểu các triệu chứng của tình trạng này. Khi nhận thấy mình có vấn đề mắt, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.