Tìm hiểu chung
Lệch vách ngăn mũi là bệnh gì?
Hình dạng của khoang mũi có thể là yếu tố dẫn đến bệnh viêm xoang mạn tính. Vách ngăn mũi là bức tường chia khoang mũi thành hai phần, gồm một bộ xương đệm trung tâm, được màng nhầy bao phủ ở mỗi bên. Các phần trước của phân vùng tự nhiên này là một kết cấu vững chắc nhưng uốn cong, được cấu tạo chủ yếu bởi sụn, bao phủ bởi da và có nhiều mạch máu. Vách ngăn mũi lý tưởng là phải nằm ngay giữa, chia mũi trái và phải thành 2 phần bằng nhau. Các nhà khoa học ước tính rằng 80% tất cả các vách mũi thường không ở vị trí trung tâm, điều này ít được ai lưu ý. Vách ngăn mũi bị lệch là khi nó không ở ngay vị trí giữa, triệu chứng phổ biến nhất của lệch vách ngăn nghiêm trọng là khó thở. Các triệu chứng thường nặng ở một bên, đôi khi xảy ra ở phía đối diện phần vách ngăn bị cong. Trong một số trường hợp, vách ngăn bị vẹo có thể can thiệp vào hệ thống thoát dịch của các xoang, dẫn đến nhiễm trùng xoang nhiều lần.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnhlệch vách ngăn mũi là gì?
Hầu hết các dị tật vách ngăn mũi không gây triệu chứng và bạn thậm chí không nhận ra rằng mình bị lệch vách ngăn. Tuy nhiên, một số dị tật vách ngăn có thể gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
- Tắc nghẽn một hoặc cả hai lỗ mũi. Tắc nghẽn có thể gây khó khăn khi thở bằng mũi. Bạn dễ nhận thấy điều này khi bị cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp trên) hoặc dị ứng có thể khiến mũi bị sưng và hẹp lại;
- Chảy máu cam. Bề mặt của vách ngăn mũi có thể trở nên khô, từ đó tăng nguy cơ chảy máu cam;
- Đau vùng da mặt xung quanh. Một phần vách ngăn mũi bị lệch nghiêm trọng và tác động vào c vách ngăn bên trong là nguyên nhân gây đau dọc theo sống mũi;
- Thở khò khè trong khi ngủ. Điều này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với vách ngăn lệch hoặc sưng ở các mô mũi;
- Nhận thức chu kỳ mũi. Thông thường, mũi sẽ bị cương tụ ở một bên, sau đó sẽ chuyển qua bên còn lại, hiện tượng này được gọi là chu kỳ mũi, đó là một hiện tượng bình thường và bạn khó mà nhận thức được. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhận thức rõ được chu kỳ mũi thì đó là dấu hiệu cho thấy có một mũi bị tắc nghẽn bất thường;
- Thích nằm ngủ theo một hướng nhất định. Một số người có thể thích ngủ trên một phía nhất định để tối ưu hóa việc thở qua mũi vào ban đêm, điều này có thể là do vách ngăn bị lệch và làm thu hẹp một bên mũi.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lệch vách ngăn mũi?
Bệnh lệch vách ngăn lệch mũi có thể được gây ra bởi:
- Dị tật bẩm sinh. Trong một số trường hợp, lệch vách ngăn xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi và xuất hiện rõ ràng vào lúc sinh;
- Tổn thương mũi. Lệch vách ngăn cũng có thể là kết quả do chấn thương khi các vách ngăn mũi di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Ở trẻ sơ sinh, một chấn thương như vậy có thể xảy ra trong khi sinh. Ở trẻ em và người lớn, một loạt các tai nạn có thể dẫn đến chấn thương mũi và lệch vách ngăn, vấp ngã hoặc va chạm với người khác. Chấn thương mũi thường xảy ra nhất trong các môn thể thao, trò chơi hoạt động, nô đùa hoặc tai nạn ô tô.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh lệch vách ngăn mũi?
Lệch vách ngăn mũi được cho là loại thường gặp thứ hai chiếm khoảng 20% trong nhóm khối u do răng trên thế giới (sau u men xương hàm), ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh lệch vách ngăn mũi?
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này có thể bao gồm:
- Chơi thể thao;
- Không thắt dây an toàn khi lái các phương tiện cơ giới.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh lệch vách ngăn mũi?
Trong quá trình khám, trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng bạn gặp phải. Để kiểm tra toàn bộ bên trong mũi, bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng và dụng cụ mũi mỏ vịt để mở to lỗ mũi. Đôi khi, các bác sĩ sẽ kiểm tra sâu hơn trong mũi bằng một thiết bị hình ống dài có gắn đèn ở đầu ống. Các bác sĩ cũng có thể nhìn vào các mô mũi trước và sau khi sử dụng bình xịt thông mũi. Sau đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được bạn có bị lệch vách ngăn hay không và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Nếu bác sĩ không phải là một chuyên gia tai, mũi, họng nhưng bạn cần phải được điều trị thì bác sĩ sẽ giới thiệu đến một chuyên gia tai mũi họng để tư vấn và điều trị.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lệch vách ngăn mũi?
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu tình trạng lệch vách ngăn lệch gây ra chảy máu cam, viêm xoang tái phát. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra bổ sung.
Septoplasty là một quy trình phẫu thuật được thực hiện hoàn toàn thông qua lỗ mũi để không có vết thâm tím hoặc dấu hiệu xảy ra ở bên ngoài. Bác sĩ có thể tiến hành quy trình phẫu thuật này kèm với nâng mũi, lúc này, phần bên ngoài mũi có thể bị thay đổi và khuôn mặt có khả năng sẽ sưng/bầm tím. Septoplasty cũng có thể được kết hợp với phẫu thuật xoang.
Thời gian cần thiết cho cuộc phẫu thuật này trung bình khoảng 1-1 tiếng rưỡi, tùy thuộc vào độ lệch vách ngăn mũi, phẫu thuật có thể đi kèm với gây tê một phần hoặc gây mê toàn thân và thường được thực hiện cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ chèn băng mũi vào để cầm máu. Trong phẫu thuật, bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn phần lệch quá mức hoặc điều chỉnh lại vách ngăn mũi.
Nếu lệch vách ngăn mũi là nguyên nhân duy nhất gây ra viêm xoang mạn tính thì bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn phần lệch này.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lệch vách ngăn mũi?
Bạn có thể ngăn ngừa những vết thương gây ra tình trạng lệch vách ngăn mũi bằng những biện pháp sau:
- Đội mũ bảo hiểm hoặc mặt nạ bảo hiểm khi chơi các môn thể thao như bóng đá và bóng chuyền;
- Đeo dây an toàn khi đi phương tiện gắn máy.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.