Tìm hiểu chung
Lao phổi là bệnh gì?
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi?
Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gồm:
– Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
– Sốt nhẹ về chiều.
– Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
– Đau ngực, đôi khi khó thở.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra lao phổi?
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc lao phổi?
Lao phổi là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lao phổi?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm:
– Nhiễm HIV
– Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.\
– Mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn…
– Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá
– Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hóa chất điều trị ung thư…
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lao phổi?
Bác sĩ sẽ tìm các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân bằng cách đặt câu hỏi. Bạn cần miêu tả chi tiết đặc tính của ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở đồng thời khám phổi và khám toàn thân. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm:
– Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
– Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có thể)
– Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
– X-quang phổi
Những phương pháp nào dùng để điều trị lao phổi?
Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc trị lao. Các thuốc chống lao thiết yếu là: isoniazid, rifampicin, ryrazinamid, streptomycin, ethambutol.
Thuốc chống lao hàng 2: kanamycin, amikacin, capreomycin; nhóm fluoroquinolones (Levofloxacin®, Moxifloxacin®, Gatifloxacin®, Ciprofloxacin®, Ofloxacin®) và một số thuốc khác.
Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao phổi?
Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…
Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Phòng ngừa bệnh phổi kẽ ở trẻ khi thời tiết giao mùa
- Sử dụng thuốc xịt, hít cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Làm sao để phân biệt bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?