Khó tiêu không phải là bệnh, mà là tập hợp nhiều triệu chứng của đường tiêu hóa và nhiều bệnh tiêu hóa cụ thể khác. Hầu như ai cũng trải qua các cảm giác đầy hơi, ậm ạch, ợ chua… nhiều lần trong đời. Khó tiêu có thể là biểu hiện của một rối loạn tiêu hóa nhẹ như sau một bữa ăn nhiều dầu mỡ, đau dạ dày… Tình trạng này sẽ tự hết sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu khó tiêu kéo dài thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, thiếu máu… thì bạn nên khi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt vì có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý trầm trọng hơn.
Tìm hiểu chung
Khó tiêu là gì?
Chứng khó tiêu, còn gọi là rối loạn tiêu hóa, là cảm giác khó chịu hay đau ở phía trên của đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản hoặc tá tràng). Chứng khó tiêu bao gồm một nhóm các triệu chứng khác nhau như đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng và thường là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn khác.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó tiêu?
Các triệu chứng phổ biến của chứng khó tiêu là:
- Đầy hơi;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Cảm giác bỏng rát ở dạ dày;
- Dễ cảm thấy no sau khi ăn một bữa ăn bình thường;
- Xuất hiện vị chua trong mệng;
- Đau bụng;
- Ợ hơi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Vì khó tiêu có thể là một triệu chứng của căn bệnh tiềm ẩn khác nên bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp bất kỳ những dấu hiệu sau đây:
- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc có máu trong chất nôn của bạn;
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Khó nuốt;
- Tức ngực;
- Vàng da, vàng mắt;
- Khó thở;
- Ợ nóng.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người phản ứng rất khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chứng khó tiêu?
Khó tiêu được coi là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Một số bệnh có thể gây ra chứng khó tiêu:
- Trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): một tình trạng khi axit dạ dày dội ngược lên thực quản. Axit có thể gây kích ứng và thậm chí làm hư hại niêm mạc họng của bạn;
- Béo phì làm tăng nguy cơ bị chứng khó tiêu;
- Căng thẳng hoặc quá lo lắng;
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): co thắt bất thường của đại tràng.
- Viêm dạ dày, thường là do Helicobacter pylori;
- Loét dạ dày;
- Ung thư dạ dày;
Một số thuốc cũng có thể gây ra chứng khó tiêu:
- Aspirin và nhóm thuốc giảm đau được gọi là NSAID (thuốc chống viêm không steroid);
- Thuốc có chứa nitrat (có thể gây tăng huyết áp);
- Estrogen và thuốc tránh thai;
- Thuốc steroid;
- Một số thuốc kháng sinh;
- Các loại thuốc tuyến giáp.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chứng khó tiêu?
Chứng khó tiêu không nên được hiểu như là một căn bệnh, nó là triệu chứng của một căn bệnh khác và sẽ xảy ra với hầu hết mọi người theo thời gian. Khó tiêu có thể được ngăn chặn và kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu?
Thói quen hàng ngày của bạn có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa. Bên cạnh đó một số bệnh và nguyên nhân tiềm ẩn nêu trên có thể gây ra chứng khó tiêu. Một vài tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu, chẳng hạn như:
- Hút thuốc;
- Uống rượu;
- Ăn quá nhiều và quá nhanh;
- Căng thẳng và mệt mỏi.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng khó tiêu?
Các bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của bạn và cũng có thể kiểm tra dạ dày và ngực. Các bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để hiểu thêm về tình trạng của bạn cũng như loại trừ các bệnh khác gây ra chứng khó tiêu.
- Nội soi: được thực hiện khi bệnh nhân đồng ý. Nội soi sẽ đưa một ống mỏng dài với máy ảnh vào dạ dày để tìm hiểu bên trong một cách chi tiết;
- Kiểm tra pylori H(s): nhóm các xét nghiệm được sử dụng để tìm H pylori. Chúng bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên phân, xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm chức năng gan: gan sản xuất mật – một chất lỏng sử dụng để phá vỡ các chất béo. Có vấn đề ở gan có thể làm giảm sản xuất mật và dẫn đến chứng khó tiêu;
- X-quang và siêu âm bụng: để kiểm tra nếu có bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong dạ dày của bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng khó tiêu?
Điều trị nhằm mục đích để làm giảm triệu chứng của chứng khó tiêu, giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tất nhiên, để điều trị các bệnh gây ra chứng khó tiêu. Do đó, các bác sĩ dùng thuốc kê toa và các điều trị hỗ trợ khác phụ thuộc vào tình trạng của bạn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng khó tiêu là gì?
Bạn nên có lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục sau để để đối phó với chứng khó tiêu:
- Ăn lượng thức ăn phù hợp cho mỗi bữa, không ăn quá nhiều;
- Tránh ăn đêm quá muộn nếu bạn bị khó tiêu lúc đêm;
- Tránh các thức ăn cay, béo có thể kích thích chứng ợ nóng;
- Ăn chậm;
- Hãy cố gắng bỏ hoặc giảm hút thuốc;
- Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
- Giảm lượng cà phê, nước ngọt, và rượu;
- Thảo luận với bác sĩ của bạn để thay thế các loại thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như NSAIDs và aspirin;
- Giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Khó tiêu thường là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó tiêu rất đa dạng, có thể do một bệnh cụ thể tại dạ dày ruột hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Bạn cần đặc biệt quan tâm đến triệu chứng khó tiêu khi nó kéo dài và kèm theo sụt cân, xuất huyết tiêu hóa, nhất là ở người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu của một nguy cơ ung thư đường tiêu hóa tiềm ẩn như dạ dày, gan mật. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó dù không có triệu chứng rõ ràng, chúng ta cũng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Tùy theo tuổi và cơ địa từng người, bác sĩ sẽ cho các chỉ định cụ thể để tầm soát những bệnh nguy hiểm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.