Tìm hiểu chung
Hội chứng suy tim trái là gì?
Tim trái có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ phổi qua tâm nhĩ trái đến tâm thất trái và đi khắp cơ thể. Khi tim trái bị tổn thương hoặc không thể bơm máu hiệu quả, nó phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này có thể gây ra dịch tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là ở phổi. Do đó, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là thở nông.
Đối với hội chứng suy tim trái, bạn có thể bị suy tâm thu hoặc suy tâm trương. Suy tâm thu xảy ra khi tim không bơm máu đi đúng cách. Ngược lại, suy tâm trương là khi tim không bơm vào đủ máu.
Mức độ phổ biến của hội chứng suy tim trái
Hội chứng suy tim trái là một dạng suy tim rất phổ biến. Bạn hãy thảo luận thêm với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Các triệu chứng của hội chứng suy tim trái là gì?
Các triệu chứng suy tim trái thông thường gồm:
- Thường thức giấc nửa đêm kèm với thở nông
- Thở nông khi tập thể dục hoặc khi nằm ngửa
- Ho mãn tính
- Thở khò khè
- Khó tập trung
- Mệt mỏi
- Tích tụ dịch, gây sưng ở mắt cá chân, chân và/hoặc bàn chân
- Mất cảm giác thèm ăn và buồn nôn
- Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
- Tăng cân đột ngột
Khi các triệu chứng này xuất hiện, chúng làm cho tim phải bơm máu cật lực hơn, điều này có thể gây ra các tổn thương khác như:
- Phì đại cơ tim
- Nhịp tim nhanh
- Tăng huyết áp
- Lượng máu di chuyển đến tay và chân ít
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Cơ địa mỗi người thường khác nhau, vì vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng suy tim trái?
Nguyên nhân gây ra hội chứng suy tim trái gồm:
- Bệnh cơ tim
- Sử dụng cocaine
- Bệnh mạch vành
- Tiểu đường
- Nghiện rượu
- Tăng huyết áp
- Béo phì
- Nghẹt thở khi ngủ
- Sử dụng thuốc lá
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy tim trái?
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy tim trái gồm:
- Tuổi tác. Nam giới từ 50–70 tuổi thường dễ bị suy tim trái hơn nếu họ từng bị nhồi máu cơ tim.
- Hẹp động mạch chủ. Khi vận động mạch chủ không mở hết, máu di chuyển qua đây sẽ chậm và làm suy yếu tim.
- Cục máu đông. Một cục máu đông trong phổi có thể gây ra suy tim trái.
- Bệnh cơ tim. Yếu tố di truyền có thể gây ra một vài bệnh cơ tim, điều này có thể làm tổn thương hoặc suy tim.
- Khuyết tật tim bẩm sinh. Các khuyết tật cấu trúc tim có thể ngăn chặn vòng tuần hoàn máu lưu thông đúng cách.
- Các bệnh mãn tính. Bệnh tiểu đường, HIV, cường giáp, suy giáp, tích tụ sắt hoặc protein có thể gây ra suy tim trái.
- Giới tính. Nam giới có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim trái.
- Nhịp tim bất thường. Nhịp tim bất thường, đặc biệt nếu tim thường xuyên đập rất nhanh, có thể làm yếu cơ tim.
- Viêm cơ tim. Tình trạng này thường do viêm cơ tim gây ra.
- Co thắt màng ngoài tim. Tình trạng viêm gây ra màng ngoài tim (một túi bao bọc tim) hoặc sẹo, làm dày và thắt chặt cơ tim.
- Các cơn đau tim trước đây. Tổn thương các cơ tim có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.
- Chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
- Một số thuốc hóa trị và trị tiểu đường. Một số loại thuốc nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc suy tim trái.
- Bệnh van tim. Tổn thương hoặc khuyết tật ở một trong bốn van tim có thể khiến tim bơm máu không đúng cách.
- Nhiễm trùng do virus. Một số nhiễm trùng do virus có thể làm tổn thương cơ tim.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật nào dùng để chẩn đoán hội chứng suy tim trái?
Các phương pháp dùng để chẩn đoán hội chứng suy tim trái như:
- Thông tim. Một ống dài, mỏng được luồn qua mạch máu ở cánh tay hoặc háng và đến tim. Chất cản quan được tiêm qua ống và một loại video X-quang sẽ cho bác sĩ thấy tim hoạt động như thế nào và tìm tim bị tắc nghẽn.
- Chụp X-quang ngực. Đây là một xét nghiệm hình ảnh phổ biến cho phổi, tim và động mạch chủ.
- Siêu âm tim. Siêu âm sử dụng sóng âm để chụp ảnh di chuyển của các ngăn và van tim.
- Điện tâm đồ (EKG). Xét nghiệm này đo hoạt động điện của tim và có thể giúp xác định xem các phần của tim có bị phì đại, làm việc quá sức hoặc tổn thương hay không. Các dòng điện của tim được phát hiện bởi 12–15 điện cực được gắn vào cánh tay, chân và ngực thông qua băng dính.
- Nghiên cứu điện sinh lý. Bài kiểm tra này ghi lại các hoạt động và lộ trình điện của tim. Nó có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề về nhịp tim và xác định cách điều trị tốt nhất.
- Xét nghiệm tim bằng y học hạt nhân (thử nghiệm stress thalli). Thủ tục không xâm lấn này có thể giúp bác sĩ xác định nếu có tổn thương tim nghiêm trọng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng suy tim trái?
Việc điều trị suy tim trái tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Một kế hoạch điều trị riêng biệt có thể bao gồm thuốc, thay đổi lối sống và phẫu thuật để cấy ghép thiết bị, tái tạo tim hoặc cấy ghép tim. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, điều trị có thể bao gồm:
Thuốc
Thuốc có thể cải thiện chức năng tim và điều trị các triệu chứng như nhịp tim, huyết áp cao và tích tụ chất lỏng. Thuốc có tác dụng:
- Giảm tích trữ nước và mất kali
- Làm giãn mạch máu bị hẹp để cải thiện lưu lượng máu
- Giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim nhanh
- Tăng lưu lượng máu khắp cơ thể và giảm sưng
- Giảm dịch bằng cách làm bạn đi tiểu thường xuyên hơn
- Ngăn ngừa cục máu đông
- Giảm cholesterol
Thay đổi lối sống
Một số thay đổi lối sống có thể cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng là bạn cần có chế độ ăn ít muối, ít chất béo và ít cholesterol. Bạn cũng nên tập các bài tập luyện nhẹ.
Phẫu thuật và các phương pháp khác
Nếu thuốc không hiệu quả trong việc điều trị suy tim trái hoặc nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng của tim và nguyên nhân cơ bản gây ra suy tim trái, các lựa chọn phẫu thuật có thể bao gồm cấy ghép thiết bị, phục hồi tim hoặc ghép tim. Các phẫu thuật cấy ghép thiết bị gồm:
- Phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ chức năng thất trái. Thiết bị này có thể giúp tim suy yếu bơm máu hiệu quả hơn và có thể là phương pháp điều trị đầu tiên hoặc tạm thời trong khi bệnh nhân chờ cấy ghép tim.
- Máy tạo nhịp tim. Thiết bị này giúp tâm thất trái và phải hoạt động bình thường.
Các phẫu thuật ghép hoặc thay thế tim gồm:
- Phẫu thuật điều trị khuyết tật tim bẩm sinh. Điều trị khuyết tật tim bẩm sinh có thể cải thiện lưu lượng máu.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Bác sĩ tạo ra một đường vòng quanh động mạch vành bị hẹp bằng cách ghép động mạch hoặc tĩnh mạch lấy từ các bộ phận khác của cơ thể, giúp cải thiện lưu lượng máu, ngăn chặn đau ngực và ngăn ngừa cơn đau tim.
- Phẫu thuật tái tạo tim. Trong loại phẫu thuật này, có rất nhiều dạng như:
- Phẫu thuật van tim nhân tạo. Điều trị hoặc thay thế van có thể làm giảm phì đại tim và cải thiện chức năng tim.
- Dynamic cardiomyoplasty. Bác sĩ sẽ lấy một cơ từ lưng của bệnh nhân và quấn quanh tâm thất của tim. Cơ thay thế được lập trình để đập như cơ tim, giúp cải thiện chức năng tim và giảm áp lực cho tim.
- Quy trình Dor. Thủ thuật khâu động mạch mở rộng (chứng phình động mạch) của mô sẹo do cơn đau tim trước đó, có thể thu nhỏ vùng chết trên tim và giúp khôi phục lại hình dạng tim.
- Thủ thuật Acorn. Một miếng lưới giống như vớ được đặt ở vị trí tim bị tổn thương để ngăn không cho tim giãn nở.
- Phẫu thuật cấy ghép tim. Phẫu thuật này được thực hiện khi tất cả các phương pháp điều trị suy tim trái khác đều thất bại. Tim bị tổn thương được phẫu thuật cắt bỏ và thay thế bằng một trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng đã qua đời.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát hội chứng suy tim trái hiệu quả?
Bạn có thể kiểm soát được hội chứng này bằng cách:
- Cân bằng lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm soát chế độ ăn uống và theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được chỉ định dùng các loại thuốc kiểm soát lượng đường trong máu.
- Vận động. Các bài tập thể dục mức độ nhẹ có thể giúp lưu thông máu và giảm áp lực lên cơ tim.
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn cần hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa và cholesterol. Thay vào đó, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm sữa ít béo.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi triệu chứng hoặc tác dụng phụ, hãy đến gặp bác sĩ.
- Duy trì cân nặng phù hợp. Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên cơ tim.
- Giảm căng thẳng. Căng thẳng có thể góp phần làm nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường.
- Hạn chế uống rượu. Một số trường hợp, bạn cần phải ngừng uống rượu hoàn toàn. Nếu bạn được bác sĩ cho phép, hãy uống rượu với liều lượng ít.
- Ngừng hút thuốc lá. Thuốc lá có thể làm tổn thương mạch máu, tăng áp lực máu, giảm lượng oxy trong máu và khiến tim đập nhanh hơn.
- Dùng đúng thuốc được chỉ định. Bạn hãy chắc chắn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra cân nặng thường xuyên để phát hiện tình trạng tăng cân bất thường, điều này có thể liên quan đến tích trữ nước trong cơ thể.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Suy tim ở người cao tuổi
- Bạn biết gì về bệnh suy tim?
- Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật suy tim