Tìm hiểu chung
Hội chứng Ganser là gì?
Hội chứng Ganser là một loại rối loạn giả tạo – đây là một bệnh tâm thần xảy ra khi người bệnh cố tình và chủ ý giả vờ mắc căn bệnh về thể chất hoặc tinh thần trong khi họ không thực sự bệnh. Những người bị hội chứng Ganser có hành vi tương tự như người mắc bệnh tâm thần điển hình như tâm thần phân liệt. Hội chứng Ganser đôi khi được gọi là “rối loạn tâm thần trong tù” vì nó được quan sát lần đầu tiên trong tù.
Nguyên nhân vì sao những người bệnh hành động như người bệnh tâm thần là do nhu cầu nội tâm muốn được coi là bệnh nhân hay bị thương – không để đạt được một lợi ích rõ ràng, chẳng hạn như lợi ích tài chính. Họ thậm chí sẵn sàng trải qua các bài kiểm tra và các hoạt động gây đau đớn hoặc nguy hiểm để có được sự đồng cảm và quan tâm đặc biệt. Rối loạn giả tạo về mặt cơ chế được coi là bệnh tâm thần vì nó liên quan đến những khó khăn về cảm xúc nghiêm trọng.
Mức độ phổ biến của hội chứng Ganser?
Hội chứng Ganser rất hiếm gặp, phổ biến ở nam nhiều hơn nữ và thường xảy ra ở tuổi thiếu niên hoặc những năm đầu trưởng thành. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Ganser?
Những người bị hội chứng Ganser có các cơn ngắn biểu hiện hành vi kỳ lạ tương tự như những người mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng khác.
Họ có thể bối rối, nói những điều ngớ ngẩn và có những ảo giác như cảm nhận hay nghe thấy tiếng nói không có thật.
Một triệu chứng điển hình của hội chứng Ganser được gọi là “nói chuyện quá khứ” xảy ra khi một người trả lời những câu hỏi đơn giản một cách vô nghĩa.
Bên cạnh đó, người mắc tình trạng này có thể đề cập đến các vấn đề về thể chất như không có khả năng di chuyển một phần của cơ thể, được gọi là “tê liệt hysteria”
Mất trí nhớ những sự kiện xảy ra trong cơn bệnh khá phổ biến.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Ganser?
Rối loạn bất thường này ít được biết đến, được cho là một phản ứng cực đoan với sự căng thẳng. Một yếu tố khác có thể góp phần gây ra hội chứng Ganser là mong muốn tránh trách nhiệm hoặc một tình huống khó chịu. Ngoài ra còn có các vấn đề về thể chất có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng Ganser. Chúng bao gồm nghiện rượu, chấn thương đầu và đột quỵ.
Hầu hết những người bị rối loạn này cũng có rối loạn nhân cách: rối loạn nhân cách khó giao tiếp hay rối loạn nhân cách đóng kịch.
- Rối loạn nhân cách khó giao tiếp đặc trưng bởi hành vi vô trách nhiệm và hung hăng thường liên quan đến coi thường người khác và không có khả năng tuân theo các quy tắc của xã hội. Những người bị rối loạn nhân cách khó giao tiếp đôi khi được gọi là “sociopaths” hay “psychopaths”.
- Đối với những người có rối loạn nhân cách đóng kịch, lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào sự chấp thuận của người khác chứ không phát sinh từ một cảm giác về giá trị thực sự của bản thân. Họ có một mong muốn mạnh mẽ được nhìn nhận do vậy thường cư xử không thích hợp hoặc kịch tính để gây chú ý.
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Ganser?
Việc chẩn đoán hội chứng Ganser là vô cùng khó khăn vì bệnh nhân không bao giờ thừa nhận các triệu chứng giả mạo và hơn nữa tình trạng này rất hiếm gặp.
Kiểm tra sức khỏe toàn diện được thực hiện để xác định các triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Một khi tất cả các tình trạng khác đã được loại trừ, khả năng chẩn đoán hội chứng Ganser được xem xét.
Khi nghi ngờ tình trạng này, bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến bác sĩ tâm thần hoặc một nhà tâm lý để kiểm tra thêm. Một hoặc hai cuộc hội chẩn với các nhà tâm lý học sẽ giúp xác định chẩn đoán hội chứng Ganser.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Ganser?
Mục tiêu đầu tiên của điều trị là bảo đảm bệnh nhân không làm hại đến bản thân hoặc những người khác. Người bệnh có thể cần phải nhập viện nếu các triệu chứng trở nên cực đoan và/hoặc nếu người đó có thể gây nguy hiểm. Rất khó dự đoán khi nào các triệu chứng của hội chứng Ganser sẽ biến mất. Một phần là do các triệu chứng giả của hội chứng Ganser xuất hiện không chỉ đơn giản là đáp ứng với sự căng thẳng, mà là phản ánh khả năng đối phó hạn chế khi căng thẳng xảy ra.
Tâm lý hỗ trợ (một loại tư vấn), giám sát về an toàn và quản lý các triệu chứng tái phát là những phương pháp điều trị chính cho hội chứng Ganser. Thuốc thường không được sử dụng, trừ khi người đó bị trầm cảm, lo âu hoặc có một số loại rối loạn nhân cách.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Ganser?
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Những điều bố mẹ cần biết về rối loạn tâm thần ở trẻ
- Con bạn có đang mắc các dấu hiệu rối loạn tâm thần?
- Những “báo động đỏ” về rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên