Định nghĩa
Herpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?
Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục (STIs) do virus Herpes (HSV) gây ra. Có 2 loại HSV là loại 1 và loại 2. Loại 1 thường gây sưng, nhức ở miệng và có thể lây sang vùng sinh dục. Loại 2 chủ yếu gây ra bệnh mụn giộp sinh dục.
Những ai thường mắc phải bệnh Herpes sinh dục (mụn giộp sinh dục)?
Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh này nếu không có các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Herpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là gì?
Nhìn chung, bệnh thường không có triệu chứng gì và bạn sẽ không biết mình mắc bệnh mụn giộp cho đến khi bệnh bùng phát lần đầu. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến vấn đề sức khỏe nếu bạn có các dấu hiệu sau:
- Sốt;
- Đau nhức ở vùng lưng dưới, mông, đùi hoặc đầu gối;
- Sưng hạch bạch huyết hoặc đau ở vùng háng;
- Cảm thấy đau khi đi tiểu.
- Có các mụn nước nhỏ xung quanh bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác như lưỡi, miệng, mắt, nướu răng, ngón tay…. Các mụn nước này gây cảm giác ngứa hoặc rát trong khoảng từ 2 đến 10 ngày sau khi quan hệ với người mà bạn nghi là nhiễm bệnh. Các mụn nước này bị vỡ hoặc rỉ máu và hình thành các vết loét.
Khoảng 50% người lần đầu mắc bệnh có sẽ có thêm các đợt mụn giộp khác. Tuy nhiên, nhiều người có thể chỉ có 1 hoặc 2 lần phát bệnh trong đời. Những lần bùng phát sau thường nhẹ và kết thúc sau 7-10 ngày.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh mụn giộp sinh dục hoặc bất kỳ bệnh gì lây truyền qua đường tình dục. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh Herpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là gì?
Virus HSV lây truyền khi bạn quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Bạn có thể sẽ mắc phải bệnh này nếu da, miệng hoặc bộ phận sinh dục tiếp xúc với người bị đang bị nhiểm virus này. Ngoài ra, có một tin đáng mừng đó là các virus HSV sẽ chết rất nhanh nếu ở môi trường ngoài, vậy nên hãy yên tâm rằng bạn sẽ không có khả năng mắc bệnh nếu dùng chung toilet, khăn hoặc các vật dụng khác của người bị mụn giộp sinh dục.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Herpes sinh dục (mụn giộp sinh dục)?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh mụn giộp sinh dục bao gồm:
- Quan hệ tình dục không an toàn;
- Giới tính: phụ nữ sẽ dễ bị nhiễm mụn giộp sinh dục hơn nam giới;
- Hệ thống miễn dịch yếu.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mụn giộp sinh dục?
Mụn cóc sinh dục tuy phổ biến nhưng hiện nay y học vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn cho căn bệnh này. Một số thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir, và valacyclovir được chỉ định có tác dụng giảm đau và làm lành các vết thương do mụn giộp gây ra. Những loại thuốc này có hiệu quả trong đợt bùng phát bệnh đầu tiên. Đối với các đợt tái phát tiếp theo, ngừa bệnh cần phải sử dụng thuốc này càng sớm càng tốt ngay khi có dấu hiệu bị ngứa, rát hoặc mụn nước bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, sử dụng các thuốc này là cách để hạn chế sự lây lan các virus HSV cho người khác.
Phụ nữ mang thai có thể được điều trị trong tháng cuối cùng trước khi sinh nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền của các mụn nước sang cho bé. Nếu nhận thấy các mụn nước có thể trở lại trong quá trình chuyển dạ, các bác sĩ sẽ mổ lấy thai để đảm bảo bé không bị lây truyền virus HSV.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Herpes sinh dục (mụn giộp sinh dục)?
Bác sĩ thường dựa vào các xét nghiệm sau để chẩn đoán bạn có bị bệnh mụn giộp sinh dục hay không:
- Lấy mẫu thử trên vết loét da hoặc vết mụn giộp để chẩn đoán . Xét nghiệm này rất hiệu quả trong lần phát bệnh đầu tiên.
- Xét nghiệm PCR trên các vết mụn giộp. Đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất về việc có tồn tại virus HSV trong cơ thể bạn hay không.
- Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức độ kháng thể với virus HSV.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến mụn giộp sinh dục:
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giữ vùng bị mụn giộp khô và sạch sẽ.
- Tránh chạm vào chỗ loét, nếu đã chạm tay vào rồi thì phải rửa tay thật sạch để tránh lây cho người khác hoặc các chỗ khác trên cơ thể.
- Tránh quan hệ tình dục nếu một trong hai người bị mụn giộp ở bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác.
- Nếu bạn đang mang thai và nghi ngờ mình có thể mắc bệnh, hãy nói với bác sĩ ngay để được chẩn đoán và có các biện pháp phòng ngừa khả năng lây truyền virus qua bé một cách thích hợp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.