Định nghĩa
Hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) là gì?
Hẹp môn vị, còn được gọi là tắc nghẽn môn vị, là một tình trạng thường xảy ra ở trẻ em, ảnh hưởng đến việc mở môn vị giữa dạ dày và ruột non của trẻ. Môn vị là một van cơ bắp chứa thực phẩm trong dạ dày cho đến khi nó đã sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Khi bị hẹp môn vị, các van này dày lên, khiến cho thức ăn không thể vào ruột non của trẻ.
Những ai thường mắc phải hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị)?
Bệnh nhân hẹp môn vị đa phần là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đặc biệt là ở bé trai. Trẻ trên 6 tháng tuổi hiếm khi mắc bệnh. Thỉnh thoảng, hẹp môn vị cũng xảy ra ở người trưởng thành.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) là gì?
Tắc nghẽn môn vị khiến trẻ bị nôn mạnh sau khi bú do sữa không thể lưu thông từ dạ dày vào ruột non. Tình trạng nôn mửa này nghiêm trọng hơn trào ngược thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ ngày càng tệ hơn. Các bé sẽ không thể bổ sung đủ nước khiến cơ thể bị thiếu nước.
Trẻ cũng có thể bị đau bụng, ợ, đói liên tục tuy nhiên lại khó lên cân và thậm chí bị sụt cân. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh sẽ có thể xuất hiện khối u trong dạ dày. Chỗ u này chính là cơ dạ dày bị phù.
Đối với người trưởng thành, hẹp môn vị chỉ gây nôn mửa nhẹ, đau bụng âm ỉ, cảm thấy bị đau bụng hoặc đầy hơi sau khi ăn.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc đi khám bác sĩ nếu trẻ:
- Luôn nôn sau khi ăn;
- Không chỉ trào thức ăn bình thường mà nôn mạnh ra ngoài;
- Ít vận động và cáu kỉnh bất thường;
- Tiểu tiện và đại tiện ít hơn hẳn;
- Không tăng cân hay thậm chí là sụt cân.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) là gì?
Hội chứng hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh khá phổ biến nhưng các bác sĩ vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Gen có thể đóng vai trò gây ra bệnh, vì con của người đã từng bị hẹp môn vị có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.
Khi bị tắc nghẽn môn vị, các cơ của môn vị bị phù lớn và dày lên làm tắc đường dẫn, khiến thức ăn cả dạng lỏng lẫn đặc không thể từ dạ dày xuống ruột non được.
Ngoài ra, người trưởng thành có thể bị hẹp môn vị do bị loét dạ dày, sẹo sau phẫu thuật dạ dày hoặc có khối u ở môn vị.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị)?
Bạn hoặc con bạn sẽ dễ bị tắc nghẽn môn vị hơn nếu là nam và có người nhà, đặc biệt là mẹ ruột, từng bị hội chứng hẹp môn vị.
Trẻ phải dùng thuốc kháng sinh sớm như erythromycin trị ho gà trong tuần đầu tiên chào đời hoặc trẻ có mẹ dùng thuốc kháng sinh lúc gần lâm bồn đều có nguy cơ cao bị hẹp môn vị.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị)?
Trẻ bị hẹp môn vị cần phải được phẫu thuật mở cơ môn vị. Trong quá trình phẫu thuật, phần cơ bị phù và dày sẽ bị cắt bỏ. Các bé có thể ăn trở lại trong khoảng từ 6-8 tiếng. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc an thần nhẹ để giảm đau.
Nếu bạn bị hẹp môn vị, bạn cũng cần được phẫu thuật hoặc điều trị các nguyên nhân gây ra hẹp môn vị.
Đôi khi môn vị có thể được nới ra mà không cần phẫu thuật bằng cách đặt bong bóng nội soi làm nở môn vị. Trong thủ thuật này, bác sĩ đặt một ống dẫn có bong bóng ở đầu vào dạ dày thông qua đường miệng. Bong bóng sau đó được bơm lên và kéo dãn môn vị để môn vị mở ra.
Cả trẻ em và người lớn thường sẽ hồi phục tốt sau khi phẫu thuật.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị)?
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán hẹp môn vị dựa trên bệnh sử của bạn hoặc trẻ và kiểm tra lâm sàng. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát bụng để xem có chỗ nào u lên bất thường không.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện thêm chụp X-quang nuốt bari hoặc siêu âm để bác sĩ thấy rõ môn vị cũng như thuận tiện trong phẫu thuật đièu trị.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị)?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hẹp môn vị của mình và trẻ nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
- Đặt túi ấm trên đường mổ nếu bé cảm thấy khó chịu;
- Gọi cho bác sĩ nếu bé vẫnnôn mửa, bị sụt cân hoặc tiếp tục không lên cân, có vẻ mỏi mệt, không đi cầu trong 1 hoặc 2 ngày;
- Gọi cho bác sĩ nếu bé bị đau, sưng tấy, bị đỏ, chảy máu hoặc ở chổ đường mổ bị chảy nước, bị sốt;
- Phải đến tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Vì sao sữa cuối lại quan trọng với trẻ sơ sinh?
- Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và những điều bạn cần lưu ý
- Hiện tượng trẻ sơ sinh méo đầu có bình thường không?