Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Giãn phế quản

Tìm hiểu chung

Giãn phế quản là bệnh gì?

Giãn phế quản là tình trạng mà các ống phế quản nằm trong phổi bị tổn thương vĩnh viễn và lớn ra một cách bất thường. Những đường dẫn khí bị tổn thương làm cho vi khuẩn và chất nhầy có cơ hội tuyệt vời để ứ lại trong phổi. Cuối cùng, khi các vi khuẩn và chất nhầy đi khắp hệ thống phòng thủ của phổi, tình trạng nhiễm trùng và tắc nghẽn trong đường thở sẽ xảy ra.

Giãn phế quản xuất hiện khi các thành của đường thở (phế quản) dày lên do viêm mạn tính hoặc nhiễm trùng và do dịch nhầy ứ đọng.

Giãn phế quản có thể được điều trị nhưng không thể dứt hết bệnh. Bạn có thể sống một cuộc sống bình thường với các phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, đợt bùng phát phải được điều trị một cách nhanh chóng để cho oxy cung cấp đến các nơi còn lại của cơ thể bạn không bị thiếu hụt.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giãn phế quản là gì?

Các triệu chứng thường gặp của giãn phế quản là:

  • Ho ra đờm màu vàng hoặc xanh mỗi ngày;
  • Khó thở tăng dần trong các đợt kịch phát;
  • Cảm thấy yếu ớt hoặc mệt mỏi đặc biệt là trong các đợt kịch phát;
  • Sốt hoặc ớn lạnh, thường trong các đợt kịch phát;
  • Thở khò khè hoặc âm thanh huýt sáo khi thở;
  • Ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, gọi là ho ra máu;
  • Đau ngực;
  • Da xanh;
  • Sụt cân;
  • Mệt mỏi;
  • Dày da dưới móng tay và móng chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh giãn phế quản?

Nguyên nhân gây ra bệnh giãn phế quản gồm:

  • Nhiễm trùng ở phổi. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của giãn phế quản, bao gồm nhiễm virus như cúm và các bệnh nhiễm khuẩn như tụ cầu khuẩn hoặc lao;
  • Hít phải vật lạ hoặc thực phẩm;
  • Suy giảm miễn dịch dịch thể (nồng độ protein chống nhiễm trùng trong máu thấp);
  • Bệnh viêm đường ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng);
  • Các bệnh thấp (viêm khớp dạng thấp và bệnh Sjogren);
  • Thiếu alpha1-antitrypsin (nguyên nhân di truyền gây COPD ở một số người);
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD;
  • Nhiễm HIV. Suy giảm hệ miễn dịch ở người sẽ gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến giãn phế quản;
  • Hít phải axit dạ dày;
  • GERD (bệnh trào ngược dạ dày-thực quản);
  • Bệnh phổi do dị ứng (một loại viêm phổi do dị ứng).

 

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh giãn phế quản?

Giãn phế quản là bệnh rất thường gặp, ảnh hưởng ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn phế quản?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc giãn phế quản chẳng hạn như:

  • Mất hoặc rối loạn chức năng protein CFTR trong các tế bào phế quản ở bệnh nhân xơ nang (CF);
  • Có bệnh hệ thống liên quan đến giãn phế quản như đã đề cập ở trên;
  • Nhiễm trùng phổi mạn tính hoặc nặng (như bệnh lao) gây tổn thương đường hô hấp.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giãn phế quản?

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán giãn phế quản gồm:

  • Nghe phổi để kiểm tra xem có bất kỳ âm thanh bất thường nào hoặc dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở;
  • Xét nghiệm máu để xác định nhiễm trùng;
  • Xét nghiệm đờm để kiểm tra xem có virus hoặc vi khuẩn không;
  • Chụp X-quang hay chụp CT để có hình ảnh của phổi;
  • Xét nghiệm chức năng phổi để xem không khí vào phổi hoạt động có tốt không;
  • Xét nghiệm Mantoux để tìm bệnh lao;
  • Nồng độ precipitins aspergillus và IgE toàn phần trong huyết thanh để chẩn đoán ABPA;
  • Xét nghiệm sàng lọc tự miễn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giãn phế quản?

Không có cách chữa nào cho giãn phế quản. Tuy nhiên, nếu bạn có phương pháp điều trị kịp thời, điều này có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát bệnh nhiễm trùng và các chất tiết phế quản. Việc ngăn chặn tình trạng tiếp tục tắc nghẽn đường hô hấp và giảm thiểu tổn thương phổi cũng quan trọng với các phương pháp sau:

  • Kháng sinh. Phương pháp điều trị giãn phế quản bằng kháng sinh là phổ biến vì vi khuẩn thường gây nhiễm trùng phế quản;
  • Macrolid. Macrolid là một loại thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt một số loại vi khuẩn mà còn làm giảm viêm trong phế quản;
  • Thuốc làm loãng chất nhầy. Các loại thuốc này thường được cho qua máy phun khí dung, nơi nó được trộn với dung dịch muối ưu trương biến thành một màn sương và được hít sâu vào phổi. Các thuốc được truyền qua máy phun khí dung giúp hòa tan chất nhầy trong phế quản do đó nó có thể giúp bạn ho ra dễ dàng hơn;
  • Chất thiết bị làm loãng chất nhầy. Các thiết bị này có khả năng làm sạch chất nhầy. Một số các thiết bị này giúp bệnh nhân thở ra vào một thiết bị cầm tay tạo không khí để rung trong phế quản giúp phá vỡ các chất nhầy. Các thiết bị khác có thể mang trên người và lắc ngực để giúp làm lỏng chất nhầy. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc các thiết bị này có phù hợp với mình không;
  • Liệu pháp oxy;
  • Nhập viện khi đợt cấp nặng;
  • Phẫu thuật;
  • Liệu pháp corticosteroid;
  • Bổ sung chế độ ăn uống.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giãn phế quản?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với giãn phế quản:

  • Hãy nhớ điều trị sớm. Điều này sẽ giúp ngăn chặn giãn phế quản khỏi bị nhiễm trùng phổi;
  • Khi đi ra ngoài, bạn nên tránh không khí ô nhiễm và bảo vệ phổi tránh các khí hóa chất.
  • Bỏ hút thuốc lá là rất quan trọng cho phổi;
  • Đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tiêm chủng ngừa cúm, ho gà, sởi vì những tình trạng này có liên quan đến các bệnh ở tuổi trưởng thành.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.