Định nghĩa
Chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu) là gì?
Chứng dễ tạo huyết khối, hay còn gọi là tình trạng tăng đông hoặc chứng dễ đông máu, là một loại bệnh lý liên quan đến việc đông máu. Người bệnh có khuynh hướng máu dễ tạo thành cục máu đông (huyết khối). Bạn có thể mắc phải chứng dễ tạo huyết khối do di truyền hoặc một bệnh lý mắc phải nào đó. Thỉnh thoảng, bệnh có khả năng dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm cho tính mạng.
Những ai thường mắc phải chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu)?
Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng cho chứng dễ tụ huyết khối. Bệnh được chuẩn đoán ở mọi độ tuổi và giới tính do nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và khó xác định. Bệnh có thể là kết quả của một loại bệnh khác, cũng có thể là do bẩm sinh do di truyền trong gia đình, làm rối loạn các chất gây đông máu trong cơ thể.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu) là gì?
Bạn có thể có khối máu đông ở trong tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch) hay động mạch (huyết khối động mạch). Tùy theo vị trí của huyết khối, những triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện:
- Huyết khối tĩnh mạch xảy ra ở tĩnh mạch sâu ở chân và gây sưng, đau, đỏ và nóng ở chân;
- Huyết khối động mạch thường xảy ra ở mạch máu đầu (động mạch chủ, động mạch cảnh), gây ra triệu chứng củađột quỵ bao gồm nói líu lưỡi, tê, yếu liệt, mất thị lực, khó nuốt.
Ngoài ra, tình trạng có huyết khối cũng gây các vấn đề trong thai kì như sẩy thai, đẻ non và có kháng thể kháng phospholipid trong máu. Bệnh nhân của hội chứng kháng thể kháng phospholipid thường có nhiều máu đông bất thường.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chứng dễ tụ huyết khối sẽ cản trở dòng máu và gây ảnh hưởng tới người bệnh lâu dài. Nên gặp bác sĩ nếu bạn bị sưng một trong các tay hoặc chân, khó thở hoặc có triệu chứng của đột quỵ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu) là gì?
Nguyên nhân di truyền của chứng dễ tạo huyết khối bao gồm đột biến ở một số gen thừa từ cha mẹ. Loại phổ biến nhất là đột biến yếu tố V Leiden.
Các loại khác là đột biến prothrombin, tăng homocysteine máu và tăng hoạt yếu tố VIII. Prothrombin là một protein đông máu. Tăng homocysteine máu nghĩa là có quá nhiều amino axit homocysteine trong máu.
Một số rối loạn di truyền ít gặp bao gồm thiếu protein C, protein S và antithrombin III (một loại protein khác giúp đông máu). Những rối loạn này thường liên quan tới biến chứng trong thai kỳ. Hội chứng kháng thể kháng phospholipid là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng dễ tạo huyết khối mắc phải (không do di truyền mà do lây nhiễm). Kháng thể kháng phospholipid là một protein bất thường trong máu. Nguyên nhân của hội chứng này chưa rõ, nhưng nó không lây nhiễm hay di truyền từ cha mẹ sang con.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu)?
Bạn có nguy cơ bị chứng dễ đông máu nếu bạn:
- Có người trong gia đình bị chứng dễ tạo huyết khối, đặc biệt là cha hoặc mẹ;
- Là phụ nữ đang mang thai;
- Mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu)?
Bác sĩ sẽ kê thuốc chống đông máu. Những loại thuốc thường dùng là heparin và warfarin. Nếu chứng dễ tạo huyết khối được gây ra bởi lupus ban đỏ toàn thân hay viêm khớp dạng thấp…, cần điều trị những bệnh lý chính này. Đối với tình trạng tăng homocysteine máu, bác sĩ sẽ cho dùng vitamin như axit folic, B6, B12.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu)?
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm những rối loạn gây đông máu, đặc biệt nếu bệnh xảy ra ở người nhỏ hơn 50 tuổi. Một số rối loạn có thể là đông máu tái phát mà không có lý do rõ ràng, đông máu ở những vị trí bất thường, đông máu trong hoặc sau thai kì và sảy thai. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để loại trừ những rối loạn di truyền. Thông thường đó là xét nghiệm máu để xác định yếu tố V Leiden, protein C, protein S, kháng đông lupus trong cơ thể. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng được dùng để xác định vị trí cục máu đông.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu)?
Chứng tăng đông có thể được hạn chế nếu bạn hạn chế dùng thuốc ngừa thai có thể gây đông máu hoặc kiểm tra ngay với bác sĩ. Vì một trong những nguyên nhân gây bệnh là do di truyền, nên cân nhắc kiểm tra chứng dễ tạo huyết khối cho người trong gia đình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.