Định nghĩa
Dậy thì muộn (chậm dậy thì) là bệnh gì?
Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường. Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể của trẻ em bắt đầu trưởng thành và thường bắt đầu trong độ tuổi từ 7 đến 13 cho nữ trong độ tuổi từ 9 đến 15 cho nam. Lúc này tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục (testoterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên. Các hormone sinh dục này sẽ làm các đặc trưng giới tình của trẻ phát triển lên, chẳng hạn như ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn ở bé trai.
Những ai thường mắc phải dậy thì muộn (chậm dậy thì)?
Trẻ vị thành viên có thể bị dậy thì muộn nếu:
- Mắc các rối loạn như tiểu đường, viêm đường ruột, bệnh thận, bệnh xơ nang, mất trí nhớ có thể bị dậy thì trễ hoặc không phát triển về giới tí
- Dùng hoá trị hay xạ trị có thể bị dậy thì muộn
- Có một số thay đổi trong bộ nhiễm sắc thể, như hội chứng Turner’s ở nữ và Klinefelter ở nam, các rối loạn di truyền khác có thể ảnh hưởng đến sự hình thành hormone.
- Có khối u ở vùng dưới đồi và tuyến yên có thể giảm hoặc ngưng sự hình thành hormone.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của dậy thì muộn (chậm dậy thì) là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của dậy thì muộn bao gồm:
- Ở nữ, dậy thì muộn biểu hiện ở việc ngực không phát triển vào tầm độ tuổi 13, chu kì kinh nguyệt không bắt đầu trong khoảng độ tuổi 16 hoặc không xuất hiện trong vòng 5 năm kể lúc giai đoạn dậy thì bắt đầu.
- Ở nam, dậy thì muộn biểu hiện ở việc tinh hoàn không phát triển to hơn ở khoảng độ tuổi 14 hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn hơn 5 năm.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu:
- Con bạn là nữ và chưa có dấu hiệu phát triển của ngực tới tuổi 13, sau 4 năm dậy thì mà ngực chưa hoàn toàn phát triển, chưa có kinh nguyện lần đầu cho tới năm 14 tuổi rưỡi.
- Con bạn là nam và chưa có dấu hiệu phát triển tinh hoàn tới năm 14 tuổi, 3-4 năm sau khi đã dậy thì nhưng bộ phận sinh dục và tinh hoàn chưa phát triển như người lớn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra dậy thì muộn (chậm dậy thì) là gì?
Thông thường, trẻ dậy thì muộn vẫn sẽ dậy thì sau một khoảng thời gian nhất định. Những nguyên nhân thông thường khiến cho giai đoạn dậy thì đến với trẻ chậm hơn có thể là do:
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý do bị bệnh lâu ngày;
- Các bé gái phải tập luyện thể lực cường độ cao thường xuyên để thi đấu một môn thể thao nào đó như điền kinh hoặc thể dục dụng cụ, thường bắt đầu dậy thì muộn hơn trẻ bình thường.
Trong một số trường hợp khác, dậy thì muộn ở trẻ không chỉ do trẻ trưởng thành chậm mà còn có thể chứng suy sinh dục. Khi mắc phải chứng suy sinh dục, tuyến sinh dục ở trẻ (tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ) sản xuất ít hoặc không sản xuất ra hormone. Chứng suy sinh dục được chia làm hai loại gồm: suy sinh dụng sơ cấp và suy sinh dục thứ cấp.
Suy sinh dục thứ cấp (hay còn gọi là suy sinh dục trung tâm hay suy sinh dục do suy nội tiết tố hướng sinh dục), gây ra do nhưng vấn đề ở tuyến yên và vùng dưới đồi ở não. Trong suy sinh dục thứ cấp, tuyến yên không thể báo hiệu cho các tuyến sinh dục sản xuât ra các hormone giới tính. Nguyên nhân gây ra chứng suy sinh dục thứ cấp bao gồm:
- Hội chứng Kallman;
- Phóng xạ, chấn thương, phẫu thuật ở não hoặc tuyến yên;
- Có khối u ở não hoăc tuyến yên.
Ở suy sinh dục sơ cấp, vấn đề sẽ nằm trực tiếp ở tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng). Chính tuyến sinh dục không thể sản sinh ra các hormone sinh dục như bình thường. Những nguyên nhân gây ra suy sinh dục sơ cấp bao gồm:
- Các rối loạn di truyền, đặc biệt là hội chứng Turner (ở nữ giới) và hội chứng Klinefelter (ở nam giới);
- Một số rối loạn tự miễn dịch;
- Một số rối loạn phát triển;
- Xạ trị hoặc hóa trị;
- Nhiễm trùng;
- Phẫu thuật.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ dậy thì muộn (chậm dậy thì)?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc dậy thì muộn bao gồm:
- Yếu tố di truyền;
- Các bệnh mãn tính, ví dụ như bệnh xơ nang, bệnh tiểu đường hay bệnh thận;
- Suy dinh dưỡng, có thể từ rối loạn ăn uống, hay các bệnh mãn tính như bệnh xơ nang;
- Tập thể dục quá mức, ví dụ trong trường hợp vận động viên chuyên nghiệp;
- Khối u hay các chấn thương bên trong khác ảnh hưởng tới các tuyến;
- Các hội chức liên quan đến hormone, như hội chứng suy nhược tuyến giáp;
- Các bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị dậy thì muộn (chậm dậy thì)?
Việc điều trị dậy thì muộn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Trẻ em mắc chứng dậy thì muộn do thể trạng có thể không cần điều trị vì trẻ chỉ cần thêm thời gian để phát triển. Nếu nguyên nhân gây ra dậy thì muộn là do tình trạng mất cần bằng nội tiết tố hay mộ căn bệnh nào đó, bạn có thể cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nội tiết tố nhi khoa hoặc một chuyên gia về tăng trưởng và tuổi dậy thì.
Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp hormone ngắn hạn để giúp trẻ phát triển:
- Ở bé trai, bác sĩ có thể bổ sung hormone testoterone bằng cách tiêm trực tiếp hoặc dùng miếng dán và gel bôi;
- Ở bé gái, bác sĩ có thể bổ sung hormone estrogen hoặc progesterone bằng thuốc uống hoặc gel bôi.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dậy thì muộn (chậm dậy thì)?
Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán từ tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và xét nghiệm. Các phương pháp chẩn đoán thông thường như:
- Tiền sử gia đình và quá trình sinh hoạt sẽ giúp các bác sĩ tìm ra các nguyên nhân như thói quen ăn uống bất thường (ăn vô độ, chán ăn do tâm lý) và tập thể thao quá độ (vận động viên chạy marathon, thể dục dụng cụ) có thể dẫn đến trì hoãn dậy thì;
- Xét nghiệm máu: các xét nghiệm sẽ được thực hiện để đo lường mức độ hormone trong máu;
- Phân tích mhiễm sắc thể: một số trường hợp do di truyền bất thường, việc phân tích nhiễm sắc thể sẽ được thực hiện để loại bỏ các rối loạn hiếm gặp;
- Chụp X-quang: bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang bàn tay kết hợp với đo chiều cao và cân nặng của trẻ để kiểm tra xem xương của trẻ có phát triển chậm hơn bình thường không;
- Chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não để kiểm tra tuyến yê
- Một số bé gái có thể cần được siêu âm để kiểm tra xem buồng trứng và tử cung có phát triển như bình thường không.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của dậy thì muộn (chậm dậy thì)?
Bạn nên theo dõi sát sao những thay đổi của co thể trẻ để kiểm soát tình hình và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như lịch khám bệnh.
Bạn cần giúp trẻ giữ tâm lý bình tĩnh và đón nhận chuyện này một cách tự nhiên. Nếu bạn cảm thấy không thể giải quyết những khúc mắc trong lòng trẻ, bạn nên gợi ý trẻ chia sẻ với bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên tư vấn học đường để có lời khuyên phù hợp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.