Đau vai gáy, gần giống với đau cổ, là một bệnh lý thường gặp. Các đối tượng thường dễ mắc bệnh là những người phải ngồi làm việc kéo dài hoặc phải khom một tư thế thường xuyên như nhân viên văn phòng, thợ may thêu, vận động viên xe đạp hay nhân viên khuân vác… Bệnh thường có thể điều trị khỏi khi kết hợp dùng thuốc và tập luyện tránh các tư thế gây tổn hại đến vai, cổ.
Tìm hiểu chung
Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là đau tại vị trí cổ (gáy), không lan đi nơi khác (không lan xuống cánh tay). Đau vai gáy khác một chút với đau căng cơ cổ – vốn thường chỉ đau trong thời gian ngắn.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng của đau vai gáy là gì?
Triệu chứng thường gặp của đau vai gáy là:
- Đau một vị trí rõ ràng trên vùng cổ, thường đau khi cử động cổ
- Đau kéo dài liên tục tại cổ
- Đau thường khi xoay đầu hoặc cổ
- Cảm giác tê vùng cổ gáy và lưng
- Đau nhiều khi sờ vào
- Cổ cứng
- Đau đầu
Có thể có những triệu chứng không đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kì lo ngại nào, hãy thảo luận thêm với bác sĩ.
Khi nào bạn cần khám bác sĩ?
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên hoặc có bất kì thắc mắc nào, hãy đi gặp bác sĩ. Mỗi người sẽ có biểu hiện riêng khác nhau. Nên thảo luận với bác sĩ những gì tốt nhất trong tình huống của bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh đau vai gáy là gì?
Các nguyên nhân gây đau vai gáy gồm:
- Chấn thương: phần lớn nguyên nhân rõ ràng gây đau vai gáy là do chấn thương. Nếu bạn trải qua các tình huống chấn thương như tai nạn ô tô, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Việc thăm khám sẽ giúp loại trừ những bệnh lý trầm trọng hơn bệnh đau vai gáy.
- Xoay hay kéo căng cổ: những vi tổn thương tại cơ cổ do chấn thương hay tai nạn có thể làm cơ cổ bị kéo giãn và sưng phù. Những chỗ rách cơ có thể tự lành nhưng có thể tệ hơn nếu bạn cử động liên tục không cho cơ thư giãn. Đa phần vết rách tại cơ tam đầu (cơ tại vùng gáy, vai và cổ) hoặc cơ thang (cơ sau lưng), cơ bả vai.
- Căng thẳng: căng thẳng là nguyên nhân rất thường gặp của đau vai gáy. Nhiều người khi lo lắng thì vô tình gồng cứng các cơ cổ gáy và bả vai, đè nặng lên các cơ này. Lâu dần, các cơ tại đây trở nên làm việc quá sức.
- Tập trung làm việc: ngồi nhiều và ngồi quá lâu trên ghế làm việc cũng có thể gây ra đau vai gáy. Nếu không thiết lập chế độ làm việc hợp lý, bạn có thể dễ dàng bị đau vai gáy.
- Gù lưng: bệnh lý cột sống này bị ảnh hưởng bởi các nghề nghiệp như vận động viên xe đạp, bóng rổ và thể hình. Điển hình, người gù lưng có tư thế vai gồ ra sau và cằm ngẩng phía trước. Vai của họ bật nhô lên trên cột sống. Tật này gây ra do các cử động lặp lại trong duy trì tư thế sai như trường hợp cúi người đạp xe đạp hoặc bắt bóng hoặc khi tập thể hình với các bài tập cơ ngực mạnh.
- Cứng cơ: cứng cơ cổ và cơ vai làm giảm tưới máu, dẫn đến cơ bị thiếu dưỡng chất, làm cơ ngày càng cứng và yếu hơn. Tình trạng này có thể do gù, ngồi lâu, tư thế làm việc sai, vẹo cột sống. Không thư giãn cơ sau tập luyện cũng là một nguyên nhân. Khi cơ làm việc quá sức, bạn cần tập thư giãn cơ để trả về trạng thái tĩnh từ từ, nếu không sẽ bị căng cứng cơ.
Ngoài ra, theo Giáo sư Maxime Dougados – Trưởng Khoa xương khớp tại Bệnh viện Cochin (Paris), bên trong các khớp và gân tồn tại những ‘bộ thu’ (récepteur) về sự đau đớn và những ‘bộ thu’ này rất nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và áp suất khí quyển. Chính vì vậy, thời tiết lạnh ẩm ướt có tác động đáng kể đến tình trạng đau vai gáy.
Nguy cơ mắc phải
Đau vai gáy có thường gặp không?
Đau vai gáy là bệnh rất thường gặp. Vui lòng thảo luận với bác sĩ để có thêm thông tin.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin cung cấp không thay thế được những lời khuyên y khoa. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để có thêm thông tin.
Đau vai gáy được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ chẩn đoán đau vai gáy dựa trên:
– Hỏi bệnh sử để loại trừ các bệnh khác
– Khám lâm sàng
Đau vai gáy được điều trị như thế nào?
Điều trị đau vai gáy có nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị chấn thương, nên chườm đá lên cổ và đi khám bác sĩ ngay lập tức. Điều trị ban đầu thường là các thuốc giảm đau và kháng viêm. Bạn cũng có thể được tư vấn dùng nẹp cổ tạm thời để hỗ trợ. Mang nẹp cổ là cách giúp cơ cổ và vai được nghỉ ngơi và lành thương.
Nếu nguyên nhân là do căng thẳng, bạn có thể được điều trị tại nhà. Đầu tiên là dùng các thuốc kháng viêm không kê toa như ibuprofen để giảm sưng. Những thuốc này cũng giúp cơ thư giãn và giảm đau. Bạn cũng có thể chườm nóng để làm giãn cơ.
Nếu ngồi làm việc lâu tại công sở hay tại nhà, bạn nên chú ý phòng ngừa đau vai gáy. Hãy bảo đảm rằng ghế ngồi có hỗ trợ lưng. Chân nên được thả lỏng và đặt dưới sàn phẳng, đầu gối cong thành một góc vuông. Chỉnh tay vịn ghế sao cho khuỷu tay và cẳng tay thả lỏng trên ghế. Đặt cẳng tay trên máy tính nếu bàn phím trên mặt bàn. Nếu bàn của bạn quá cao, bạn cần một vật kê chân để ngồi thoải mái và an toàn.
Nếu bạn bị gù lưng, tập xoa bóp và kéo giãn cơ sẽ giúp thư giãn vùng cơ vai-cổ. Kéo căng cơ vùng lưng để lấy lại cân bằng cho cơ thể. Cơn đau gây ra do gù sẽ đau hơn khi bạn ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu, nhưng đau sẽ giảm khi bạn bắt đầu vận động.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau vai gáy?
Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin.
Đau vai gáy là bệnh lý về cơ xương thường gặp. Đau vai gáy do nguyên nhân chấn thương thường không nhiều, ngược lại các nguyên nhân tiềm ẩn khó phát hiện hơn như stress hay vận động, ngồi sai tư thế kéo dài là những nguyên nhân thường gặp nhất gây đau vai gáy. Thực hiện các tư thế đúng và tránh ngồi lâu (như đứng lên đi lại mỗi 30 phút) là cách đơn giản nhất để phòng ngừa đau vai gáy ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Nguyên nhân, triệu chứng gây đau cổ và đau vai gáy
- Đau vai gáy: nguyên nhân và cách điều trị
- Triệu chứng và trị liệu dành cho đau vai gáy mà bạn nên biết