Tìm hiểu chung
Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa do virus đậu mùa gây ra. Tên của bệnh này xuất phát từ các bóng nước đầy mủ hình thành trong thời gian bị bệnh.
Là một bệnh truyền nhiễm, bệnh gây mất thẩm mỹ và đe dọa tính mạng con người. Nhưng nhờ vào sự phát triển y tế toàn cầu, bệnh truyền nhiễm chết người này đã bị xóa sổ vào cuối những năm 1970.
Mặc dù chúng ta có vắc xin ngăn ngừa nhưng vẫn không có cách chữa trị bệnh đậu mùa. Bên cạnh đó, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của vắc xin là quá cao nên khó có thể thực hiện việc tiêm chủng thường quy cho những người có nguy cơ tiếp xúc với virus bệnh.
Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu, họ thường cho rằng hai bệnh này là một. Thực tế, đây là hai bệnh khác nhau với các nguyên nhân gây bệnh không giống nhau.
Những điểm giống nhau giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu
- Bệnh đậu mùa và thủy đậu đều gây tổn thương da, sốt, mệt mỏi và chán ăn cho người bệnh.
- Cả hai bệnh đều có khả năng lây nhiễm nhanh chóng.
- Đều cần phải được tiêm vắc xin trước đó để phòng bệnh.
- Đều có nguy cơ mắc biến chứng.
- Cả hai bệnh đều là bệnh truyền nhiễm.
- Cả hai bệnh đều có các triệu chứng là nốt mủ, mụn nước, làm tổn thương da từ 2-4 ngày.
Những điểm khác nhau giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu
Đậu mùa | Thủy đậu | |
Nguyên nhân | Nhóm virus thuộc chủng Poxvirus | Virus Varicella Zoster, thuộc chủng virus Herpes |
Biểu biện | Các nốt đậu mùa nhỏ hơn, lượng dịch trong các nốt nhiều hơn | Các nốt thủy đậu giống bong bóng nước, dễ vỡ và nhiễm trùng |
Khả năng lây nhiễm | Rất cao | Cao |
Thời gian ủ bệnh | 7-14 ngày | 10-21 ngày |
Chẩn đoán | Dựa vào xét nghiệm dịch mụn nước & sự da tăng tế bào trong nuôi cấy mô | Dựa trên triệu chứng & xét nghiệm mụn nước |
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đậu mùa là gì?
Dấu hiệu bệnh đậu mùa thường gặp nhất là các mụn nước nhỏ nổi trên mặt, cánh tay, thân mình chứa đầy mủ. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Mệt mỏi giống cúm, nhức đầu, đau nhức mình mẩy và đôi khi nôn ói;
- Sốt cao;
- Lở miệng và các mụn nước làm lây lan virus vào cổ họng;
- Phát ban da;
- Phát ban bắt đầu bằng các loét đỏ phẳng trở nên sưng cao hơn vài ngày sau đó;
- Các nốt sưng biến thành mụn nước chứa đầy dịch;
- Các mụn nước đầy mủ, thường đóng vảy ở tuần thứ hai của bệnh;
- Vảy thường hình thành trên các bóng nước và sau đó rơi ra ở tuần thứ ba của căn bệnh. Cuối cùng, chúng có thể gây ra sẹo vĩnh viễn;
- Khi bóng nước hình thành gần mắt, bệnh nhân có thể bị mù.
Những triệu chứng bệnh thường biến mất trong vòng 2−3 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, kể từ khi đó, bệnh nhân có thể bị phát ban. Bệnh đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến mặt và sau đó lan sang tay, cẳng tay và phần chính của cơ thể. Bệnh rất dễ lây nhiễm sang người khác cho đến khi phát ban biến mất.
Trong hai ngày kể từ khi xuất hiện, nốt ban sẽ phát triển thành áp xe chứa đầy dịch và mủ. Các áp xe sẽ vỡ ra và đóng vảy ở trên. Các vảy cuối cùng sẽ rơi ra, để lại sẹo.
Bạn có thể gặp các biểu hiện khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đậu mùa có lây không?
Bệnh có thể lây truyền qua các con đường như:
- Trực tiếp từ người sang người. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong một thời gian dài, bạn có nguy cơ bị nhiễm virus rất cao;
- Gián tiếp từ người bệnh. Đôi khi, virus trong không khí có thể lây lan xa và thông qua hệ thống thông gió trong tòa nhà, lây nhiễm cho người dân ở các phòng khác hoặc trên các tầng khác;
- Qua vật dụng bị ô nhiễm. Bệnh đậu mùa cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với quần áo và giường bị ô nhiễm…
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh đậu mùa?
Bệnh đậu mùa rất thường gặp và có thể ảnh hưởng tới mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đậu mùa?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú;
- Người bị rối loạn về da như chàm;
- Người có hệ miễn dịch suy yếu do tình trạng sức khỏe như bệnh bạch cầu hoặc HIV;
- Người vào điều trị y tế chẳng hạn như ung thư làm cho hệ miễn dịch suy yếu.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đậu mùa?
Nếu bạn mắc bệnh đậu mùa, bác sĩ có thể nhận ra ngay vì bệnh gây ra loại phát ban đặc biệt. Những nốt ban xuất hiện như mụn nước trên da, có đầy dịch và đóng vảy. Bệnh khá giống như thủy đậu nhưng có mụn nước khác với mụn nước do thủy đậu gây ra.
Bệnh đậu mùa và cách chữa trị
Vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh. Tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó.
Nếu bạn bị nhiễm bệnh, có thể các bác sĩ sẽ tập trung điều trị để giảm các triệu chứng và giữ bạn không bị mất nước. Nếu bị nhiễm trùng ở phổi hoặc trên da, bạn có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các chuyên gia vẫn đang khám phá các loại thuốc kháng virus mới có thể chữa trị căn bệnh này. Thuốc cidofovir đem lại hiệu quả tốt trong các nghiên cứu gần đây.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đậu mùa?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Cách ly ở phòng riêng nếu bạn bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho người khác;
- Tiêm vắc xin ngừa bệnh. Vắc xin thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa. Bất cứ ai có liên hệ với một người bị nhiễm trùng cần tiêm vắc xin trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc với virus gây bệnh để ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh;
- Tiêm phòng cho trẻ. Khi một đứa trẻ được tiêm phòng thì không biết chính xác miễn dịch kéo dài bao lâu sau khi tiêm. Việc tiêm chủng trước đó sẽ cung cấp một phần khả năng miễn dịch có thể bảo vệ chống lại các biến chứng nghiêm trọng nhất.
Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Tư vấn Tiêm chủng New Zealand cho thấy, khoảng 70-90% trẻ có thể miễn dịch với thủy đậu sau mũi thứ nhất và tăng lên 97-99% trẻ sau mũi thứ 2. Hoàn thành 2 mũi đối với thanh thiếu niên, khoảng 91% người trưởng thành sẽ tránh được bệnh thủy đậu mức độ từ trung bình đến nặng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ này có thể lên tới 98%.
Bệnh đậu mùa kiêng gì?
Để đảm bảo bệnh nhanh hồi phục, trong quá trình bệnh, bạn cần thay đổi một số thói quen, chẳng hạn như:
- Hạn chế tiếp xúc nhiều người: đậu mùa là bệnh lây truyền, nên bạn cần phải hạn chế tiếp nhiều người để tránh lây bệnh. Tốt nhất, bạn nên được cách ly trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh nắng mặt trời. Thời gian cách ly là từ 7-10 ngày kể từ ngày phát hiện bệnh (phát ban) đến khi các vết phỏng nước khô và đóng vảy hoàn toàn.
- Không dùng chung đồ dùng các nhân: tốt nhất bạn nên dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân (khăn, ly, chén, muỗng, đũa) để tránh truyền bệnh.
- Thường xuyên thay quần áo và tắm bằng nước ấm mỗi ngày.
- Mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng.
- Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và uống nhiều nước.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bệnh đậu mùa ở khỉ gây nguy hiểm đến con người
- Đối phó với bệnh đậu mùa khó hay dễ?
- Bị thủy đậu kiêng ăn gì? Đó là 8 thực phẩm bạn cần tránh xa