Tìm hiểu chung
Đau hậu môn là bệnh gì?
Đau hậu môn là tình trạng xảy ra khi bạn bị đau ở trong và quanh hậu môn hoặc trực tràng (vùng quanh hậu môn). Bệnh này là một tình trạng thường gặp. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây ra đau hậu môn là lành tính, nhưng cơn đau có thể nghiêm trọng do có nhiều dây thần kinh trong vùng quanh hậu môn.
Đau hậu môn có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi đi tiêu. Bệnh tiến triển từ con đau nhẹ đến mức nghiêm trọng hơn theo thời gian, làm hạn chế các hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân gây ra đau hậu môn phần lớn rất phổ biến và có thể được điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau hậu môn không biến mất trong vòng 24 đến 48 giờ, bạn phải đi khám bác sĩ ngay. Nếu bạn bị đau hậu môn kèm với sốt, bạn hãy đi cấp cứu ngay.
Nhiều tình trạng đau hậu môn cũng có thể gây ra chảy máu trực tràng. Nguyên nhân đau hậu môn thường dễ được chẩn đoán. Bạn có thể điều trị đau hậu môn bằng thuốc giảm đau không cần kê toa và ngâm nước ấm.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau hậu môn là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của đau hậu môn sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng của bệnh nhân, chẳng hạn như:
Nứt hậu môn
- Đau nặng, chói khi đi tiêu;
- Đau nóng ran hoặc cồn cào kéo dài vài giờ sau khi đi tiêu;
- Chảy máu trực tràng – bạn có thể thấy một lượng nhỏ máu trên giấy vệ sinh sau khi bạn lau.
Bệnh trĩ
- Chảy máu sau khi đi tiêu;
- Ngứa hậu môn;
- Cảm thấy có cục u trong hoặc quanh hậu môn;
- Đau nhức và đỏ quanh hậu môn;
- Đau hậu môn, nếu quá trình vận chuyển máu cho búi trĩ bị tắc nghẽn hoặc bị gián đoạn – ví dụ như do cục máu đông.
Rò và áp xe hậu môn
- Đau liên tục, đau nhói có thể nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi xuống;
- Kích ứng da quanh hậu môn;
- Đi tiêu ra mủ hoặc máu;
- Sưng và đỏ quanh hậu môn;
- Sốt cao.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ điều nào sau đây:
- Đau nghiêm trọng;
- Cơn đau không cải thiện sau vài ngày;
- Chảy máu trực tràng.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau hậu môn?
Có nhiều nguyên nhân gây đau hậu môn, phổ biến nhất là:
- Ung thư hậu môn;
- Nứt hậu môn (một vết rách nhỏ trong niêm mạc ống hậu môn);
- Ngứa hậu môn;
- Quan hệ tình dục qua ngả hậu môn;
- Rò hậu môn trực tràng;
- Đau xương cụt;
- Táo bón mạn tính;
- Bệnh Crohn (một dạng bệnh viêm ruột);
- Tiêu chảy (gây kích ứng hậu môn);
- Phân lớn (một khối phân cứng trong trực tràng do táo bón mạn tính);
- Bệnh trĩ (sưng và viêm tĩnh mạch trong hậu môn hoặc trực tràng);
- Hội chứng cơ nâng hậu môn (co thắt trong các cơ bao quanh hậu môn);
- Áp xe quanh hậu môn (mủ trong mô sâu xung quanh hậu môn);
- Tụ máu quanh hậu môn (một ổ tụ máu trong mô quanh hậu môn gây ra bởi một tĩnh mạch bị vỡ, đôi khi được gọi là bệnh trĩ ngoại);
- Đau hậu môn vô căn (đau do co thắt cơ trực tràng);
- Viêm trực tràng (viêm niêm mạc trực tràng);
- Hội chứng loét trực tràng đơn độc (loét trực tràng);
- Trĩ huyết khối (cục máu đông trong bệnh trĩ);
- Chấn thương;
- Viêm loét đại tràng (một loại viêm ruột);
- Viêm loét trực tràng (một loại viêm ruột).
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh đau hậu môn?
Đau hậu môn là bệnh rất thường gặp. Bệnh thường ảnh hưởng ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới trong mọi lứa tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau hậu môn?
Bác sĩ có thể tiến hành khám trực tràng để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra cơn đau.
Bác sĩ sẽ khám tra trực tràng bằng tay để chẩn đoán hội chứng cơ nâng hậu môn. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ cảm nhận các cơ nâng hậu môn. Họ sẽ cảm thấy chặt và khi chạm vào chúng gây cơn đau.
Bác sĩ chẩn đoán trĩ huyết khối bằng cách kiểm tra hậu môn và kênh hậu môn.
Chẩn đoán nứt hậu môn thường được khám bằng mắt.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau hậu môn?
Các phương pháp điều trị sau đây có thể làm giảm bớt sự khó chịu cơn đau do bệnh trĩ:
- Ngồi trong bồn nước nóng 20 phút vài lần trong ngày;
- Sử dụng các biện pháp điều trị trĩ không cần kê đơn;
- Dùng chất làm mềm phân và bổ sung chất xơ để giảm bớt đau khi đi tiêu.
Những phương pháp điều trị tại nhà thúc đẩy việc lành các vết nứt hậu môn;
- Ngồi trong bồn nước nóng 20 phút, 3 lần một ngày để giảm đau và giúp lành bệnh;
- Ăn nhiều chất xơ để đi tiêu ít đau hơn;
- Bôi kem hydrocortisone hay gây tê tại chỗ để giảm đau.
Vì những cơn đau hậu môn kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn như vậy nên không có phương pháp điều trị nào đủ nhanh để ngăn chặn cơn đau. Hiện nay không có thuốc nào để ngăn chặn cơn đau.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau hậu môn?
Cách tốt nhất để bạn tránh đau hậu môn là ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp bạn đi phân mềm và gây ra ít chấn thương ở hậu môn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.