Tìm hiểu chung
Đau đầu do chọc dò cột sống là gì?
Đau đầu do chọc dò cột sống là đau đầu xuất hiện sau thủ thuật dùng kim như chọc dò tủy sống hoặc chọc cột sống, gây tê ngoài màng cứng.
Nếu kim ngoài màng cứng vô tình đi qua màng cứng chứa dịch não tủy, dịch não tủy có thể rò rỉ ra ngoài. Một cơn đau đầu phát triển do vấn đề này được gọi là đau đầu sau khi màng cứng bị đâm thủng. Đau đầu xuất hiện sau khi chọc dò tủy sống là do có quá nhiều chất lỏng bị rò rỉ qua một lỗ nhỏ ở màng cứng được tạo ra trong quá trình làm thủ thuật.
Mức độ phổ biến của đau đầu do chọc dò cột sống?
Ước tính nguy cơ đau đầu sau khi gây mê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống là khoảng 1/100 và 1/500. Nhức đầu có thể xảy ra sau một ngày hoặc lên đến một tuần sau khi làm thủ thuật. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu do chọc dò cột sống?
Các triệu chứng phổ biến của đau đầu do chọc dò cột sống là:
- Đau âm ỉ, đau đập theo nhịp mạch thay đổi theo cường độ từ nhẹ đến không thể chịu được
- Đau nặng hơn khi ngồi dậy hoặc đứng lên và giảm hoặc biến mất khi nằm xuống
Đau đầu do chọc dò cột sống thường kèm theo:
- Chóng mặt
- Tiếng kêu trong tai (ù tai)
- Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
- Buồn nôn
- Cổ cứng
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Cho bác sĩ biết nếu bạn phát triển một nhức đầu sau khi chọc cột sống hoặc gây tê tủy sống, đặc biệt là nếu đau đầu trở nên tệ hơn khi bạn ngồi dậy hoặc đứng lên.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra đau đầu do chọc dò cột sống?
Đau đầu do chọc dò cột sống là do rò rỉ dịch não tủy qua một lỗ thủng ở màng cứng bao quanh tủy sống. Rò rỉ này làm giảm áp lực dịch não tủy trên não và tủy sống, dẫn đến đau đầu.
Đau đầu do chọc dò cột sống thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi chọc cột sống hoặc gây tê tủy sống.
Đôi khi, gây mê ngoài màng cứng cũng có thể dẫn đến đau đầu cột sống. Mặc dù gây tê ngoài màng cứng được tiêm ngay bên ngoài màng bao quanh tủy sống, đau đầu do chọc cột sống có thể xảy ra nếu màng cứng vô tình bị chọc thủng.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đau đầu do chọc dò cột sống?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đau đầu do chọc dò cột sống như:
- Độ tuổi từ 18 và 30
- Nữ giới
- Thực hiện các thủ thuật liên quan đến việc dùng các kim tiêm lớn hơn hoặc có nhiều lỗ thủng trong màng bao quanh tủy sống
- Cơ thể nhỏ
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau đầu do chọc dò cột sống?
Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng đau đầu và khám lâm sàng. Bạn hãy đề cập đến bất kỳ thủ thuật đã được thực hiện gần đây, đặc biệt các thủ thuật liên quan đến cột sống hoặc gây tê tủy sống.
Đôi khi, bác sĩ yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra đau đầu. MRI là phương pháp sử dụng từ trường và sóng phát thanh tạo ra hình ảnh cắt ngang của bộ não.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau đầu do chọc dò cột sống?
Việc đầu tiên của điều trị đau đầu liên quan đến cột sống là cung cấp đầy đủ dịch để tăng áp lực dịch não tủy. Đôi khi, dịch truyền tĩnh mạch được cung cấp; các thời điểm khác người bệnh được khuyên uống nhiều caffeine. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu nghỉ ngơi tại giường nghiêm ngặt 24-48 giờ.
Ngoài ra, nếu một người phát triển đau đầu sau thủ thuật chọc cột sống, bác sĩ gây mê có thể tạo ra một miếng vá bằng máu của người đó để đóng chỗ rò rỉ. Để tạo ra miếng vá bằng máu, bác sĩ gây mê sẽ chọc một cây kim vào chỗ đã chọc kim trước đây hoặc ngay bên cạnh. Bác sĩ rút một lượng nhỏ máu từ bệnh nhân và tiêm nó vào khoang ngoài màng cứng. Các cục máu đông sẽ đóng kín lỗ gây ra rò rỉ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý đau đầu do chọc dò cột sống?
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 4 câu hỏi giúp giải mã bí ẩn đau đầu gối
- 6 kiểu đau đầu bạn cần biết để phòng ngừa
- Bị đau đầu khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?