Tìm hiểu chung
Chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là bệnh gì?
Chứng cuồng ăn, hay còn gọi là chứng “ăn vô độ tâm thần”, là một bệnh rối loạn ăn uống. Những người mắc phải bệnh này thường không thể ngừng ăn và luôn lén lút ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian ngắn. Tiếp đó họ sẽ tự làm mình nôn, nhịn ăn và tập luyện thể dục ở một chế độ vô cùng khắc nghiệt để giảm cân, vì thế những bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn thường không bị thừa cân.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”) là gì?
Các triệu chứng của chứng cuồng ăn bao gồm ăn uống vô độ, tự làm mình nôn mửa, ăn kiêng, ăn lén lút, nhịn ăn, đau dạ dày, sâu răng và cảm thấy yếu nhược. Ngoài ra, người mắc chứng cuồng ăn còn có các triệu chứng khác như mất nước, rối loạn kinh nguyệt và tiêu hóa chậm. Về mặt tâm lý, người bệnh có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng và buồn bã sau khi ăn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy mình có những vấn đề về sức khỏe do chứng cuồng ăn gây ra hoặc bạn cảm thấy mình ăn uống vô độ và không thể kiểm soát được. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, những người có tiền sử bị béo phì, trầm cảm hoặc bị ám ảnh bởi vẻ ngoài thon gọn có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?
Chứng “ăn vô độ tâm thần” thường gặp ở các thiếu nữ mới lớn và phụ nữ trẻ luôn bị ám ảnh bởi cân nặng. Bệnh cũng thường xuyên xảy ra ở những người làm công việc người mẫu hoặc vận động viên chuyên nghiệp ở các bộ môn chẳng hạn như chạy bộ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?
Chứng “ăn vô độ tâm thần” có nguy cơ tăng cao nếu bạn:
- Ở tuổi thanh thiếu niên hoặc mới bước vào tuổi trưởng thành;
- Chịu sức ép của xã hội, nhất là khi các phương tiện truyền thông đại chúng cho rằng thân hình mảnh mai là tiêu chuẩn của cái đẹp;
- Có những vấn đề về tâm thần, không có khả năng kiềm chế cơn giận dữ, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
- Chịu sức ép từ nghề nghiệp nếu bạn là người mẫu, diễn viên hoặc vũ công;
- Chịu áp lực cân nặng để thi đấu thể thao nếu bạn là vận động viên.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?
Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, khám tổng quát và đặc biệt chú ý đến cảm xúc và thói quen ăn uống để xác nhận liệu bạn có mắc chứng cuồng ăn hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu để kiểm tra sự bất thường về kali, magiê và các chất khác trong cơ thể.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?
Các phương pháp điều trị chứng cuồng ăn bao gồm các biện pháp điều trị tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi để người bệnh nhận thức được rằng mình cần được chữa bệnh. Người bệnh cũng cần tuân theo một chế độ ăn điều độ và lành mạnh và sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu cần.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng cuồng ăn (chứng “ăn vô độ tâm thần”)?
Bạn có thể kiểm soát cơn cuồng ăn nếu:
- Có những người ủng hộ và thấu hiểu luôn bên cạnh bạn;
- Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ;
- Báo cho bác sĩ biết các vấn đề sức khỏe khác mà bạn gặp phải cũng như các loại thuốc bạn đang dùng;
- Ăn uống đều đặn;
- Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng;
- Cởi mở giãi bày cảm xúc của mình với gia đình và bác sĩ trị liệu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.