Tìm hiểu chung
Cháy nắng là tình trạng gì?
Cháy nắng là phản ứng bình thường của da với ánh sáng mặt trời quá mức và đặc trưng bởi phát ban đỏ.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng cháy nắng là gì?
Dấu hiệu cháy nắng do tia UV-B (bức xạ cực tím có trong mặt trời) bắt đầu xuất hiện sau 6 giờ tiếp xúc và rõ ràng hơn sau 12-24 giờ. Những triệu chứng xuất hiện sớm hơn và mức độ nghiêm trọng khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh sáng.
Các ban đỏ kèm theo đau và trong trường hợp nặng hơn bệnh còn gây ra những dấu hiệu khó chịu, bao gồm:
- Phồng rộp trên diện rộng;
- Tình trạng phù thường xảy ra ở các chi và khuôn mặt.
Những triệu chứng khác của cháy nắng có thể gồm:
- Ớn lạnh;
- Sốt;
- Buồn nôn;
- Nhịp tim nhanh;
- Hạ huyết áp.
Những triệu chứng này có thể kéo dài trong một hoặc hai tuần đối với trường hợp nặng. Khoảng một tuần sau khi bị cháy nắng, da thường bong vảy, ngay cả ở những khu vực không bị rộp.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
- Nếp nhăn và những thay đổi khác về da như lão hóa da;
- Vấn đề về mắt, như đục thủy tinh thể, gây khó khăn khi nhìn.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc quá mức với tia UV trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt tình trạng phỏng rộp do cháy nắng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ gây ung thư da.
Có nhiều loại ung thư da khác nhau. Hầu hết các ung thư da có thể được điều trị dễ dàng nhưng tình trạng cháy nắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc một loại bệnh nghiêm trọng: u ác tính.
Bạn nên gọi bác sĩ hoặc y tá nếu bị cháy nắng nặng.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng cháy nắng?
Sau khi tiếp xúc với tia cực tím, sắc tố da ngay lập tức trải qua hai sự thay đổi bao gồm sắc tố màu nâu đen (IPD, hiện tượng Meirosky) và trì hoãn quá trình hình thành sắc tố.
Trong đó:
- IPD (sắc tố làm sậm màu da ngay lập tức) không có tác dụng bảo vệ da, sắc tố này tăng tối đa trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chỉ để phân phối lại các melanin đã có trong da, dẫn đến những thay đổi chuyển hóa;
- Quá trình trì hoãn hình thành sắc tố, có thể gây ban đỏ ở cấp độ tế bào. Chỉ cần một tia UV-B sẽ từ từ gây sạm da chậm trong 2-3 ngày sau khi tiếp xúc.
Cho dù quá trình gây sạm da giúp bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương do ánh nắng mặt trời, nhưng da vẫn thiệt hại ở lớp biểu bì và hạ bì.
Da bị cháy nắng do tia UV sẽ xuất hiện ban đỏ và giảm tế bào langerhan cùng các tế bào mast, những tế bào đóng một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch cơ thể.
Làn da phản ứng với ánh sáng khác nhau ở mỗi người.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng cháy nắng?
Cháy nắng là tình trạng rất phổ biến. Không chỉ ánh sáng mặt trời gây cháy nắng, những nguồn sáng UV khác cũng tác động đến da như tia sáng làm rám da nhân tạo, cháy nắng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn cũng có thể bị cháy nắng khi trời nhiều mây, vì ánh sáng tia cực tím có thể đi qua các đám mây.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng cháy nắng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này, chẳng hạn như:
- Có làn da nhợt nhạt và mái tóc màu sáng;
- Sống trên núi hoặc ở một nơi gần mặt trời hơn;
- Một số loại thuốc gây cháy nắng mạnh;
- Rám nắng nhân tạo cũng làm tăng nguy cơ tổn hại da. Các thiết bị làm rám da có thể gây ra khối u ác tính. Từ 4-6 giờ chiều, cường độ tia UV-B lớn gấp 2-4 lần so với sáng sớm và chiều tối. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo chống nắng trong các khoảng thời gian này trong ngày. Mặc dù các nghiên cứu cũng cho thấy rằng từ 10 sáng đến 2 giờ chiều, da tiếp xúc khoảng 65% tia UV.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng cháy nắng?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ cháy nắng nghiêm trọng thông qua các triệu chứng và khám da.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng cháy nắng?
Bạn có thể điều trị cháy nắng nhẹ bằng cách:
- Dùng một loại thuốc giảm đau;
- Sử dụng kem dưỡng hoặc phun trên da để điều trị cháy nắng, những sản phẩm này thường chứa lô hội hoặc một loại thuốc tê;
- Tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi hết các triệu chứng đau và đỏ da.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng cháy nắng?
Bạn có thể ngăn ngừa cháy nắng bằng cách:
- Tránh ánh nắng mặt trời giữa trưa;
- Tìm kiếm bóng râm;
- Mặc quần áo chống nắng khi ra đường vào ban ngày;
- Dùng kem chống nắng;
- Không tắm nắng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.