Tìm hiểu chung
Chấn thương đầu nghiêm trọng là tình trạng gì?
Chấn thương sọ não xảy ra khi một lực bên ngoài gây ra rối loạn chức năng não.
Chấn thương sọ não thường do một cú va đập mạnh hoặc tác động vào đầu hay cơ thể gây ra. Một vật thể thâm nhập vào hộp sọ, chẳng hạn như viên đạn hoặc mảnh vỡ xương sọ, cũng có thể gây chấn thương não.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?
Chấn thương đầu nghiêm trọng mức độ trung bình đến nặng có thể bao gồm dấu hiệu chấn thương nhẹ, kèm theo các triệu chứng dưới đây trong vài tiếng cho đến vài ngày ngay sau khi chấn thương:
Triệu chứng vật lý bao gồm:
- Bất tỉnh từ vài phút đến vài giờ;
- Nhức đầu dai dẳng hoặc đau đầu nghiêm trọng;
- Nôn hoặc buồn nôn dai đẳng;
- Co giật;
- Giãn đồng tử ở một hoặc cả hai mắt;
- Có dịch chảy ra từ mũi hoặc tai;
- Không đánh thức được khỏi giấc ngủ;
- Ngón tay và ngón chân yếu hoặc tê;
- Mất khả năng phối hợp.
Những triệu chứng về nhận thức hoặc tinh thần bao gồm:
- Lú lẫn nghiêm trọng;
- Kích động, hưng phấn và các hành vi bất thường khác;
- Nói lắp;
- Hôn mê và các tình trạng rối loạn về ý thức khác.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chấn thương não có thể thiếu kỹ năng giao tiếp, đó là dấu hiệu của tình trạng đau đầu, các vấn đề về cảm giác, sự nhầm lẫn và các triệu chứng tương tự. Ở một đứa trẻ bị chấn thương sọ não, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu:
- Thay đổi trong thói quen ăn uống;
- Khóc liên tục và không thể dỗ được;
- Dễ trở nên khó chịu;
- Thay đổi trong khả năng tập trung;
- Thay đổi trong thói quen ngủ;
- Tâm trạng hụt hẫng hoặc buồn rầu;
- Không quan tâm đến đồ chơi hoặc tham gia hoạt động giải trí.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn bị một cú đánh vào đầu hoặc cơ thể mà bạn cho rằng hoặc là nguyên nhân gây ra sự thay đổi hành vi. Nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?
Những trường hợp phổ biến gây chấn thương sọ não, chấn thương đầu đặc biệt nghiêm trọng bao gồm:
- Ngã. Rơi ra khỏi giường, trượt trong bồn tắm, sảy chân ở bậc thang, cầu thang là nguyên nhân thường gặp nhất gây chấn thương sọ não, đặc biệt là ở người già hoặc trẻ em;
- Va chạm khi tham gia giao thông. Va chạm khi tham gia giao thông bằng xe hơi, xe máy, xe đạp, đi bộ là nguyên nhân thường gặp gây ra chấn thương sọ não;
- Bạo lực. Khoảng 20% các trường hợp mắc phải tình trạng chấn thương sọ não là do bạo lực, chẳng hạn như vết đạn, bạo lực trong gia đình hoặc bạo hành trẻ em. Việc lắc mạnh trẻ sơ sinh khi bế cũng có thể gây tổn thương các tế bào não;
- Vụ nổ. Vụ nổ là nguyên nhân thường gặp gây ra chấn thương sọ não trong quân đội. Nhà khoa học tin rằng cơn áp lực từ vụ nổ có thể tác động đến não bộ và làm gián đoạn chức năng của não;
- Chấn thương do chơi thể thao. Một số môn thể thao như bóng đá, đấm bốc, bóng đá, bóng chày, bóng vợt, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao khác, đặc biệt là trong giới trẻ, cũng có thể gây chấn thương sọ não nếu không cẩn thận.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?
Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, chấn thương đầu nghiêm trọng là một yếu tố gây ra 1/3 các trường hợp tử vong do thương tích. Thanh thiếu niên tuổi từ 15 đến 19 tuổi, người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên và nam giới trên tất cả các nhóm tuổi có nhiều khả năng bị chấn thương đầu. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?
Những người có nguy cơ bị chấn thương não bao gồm:
- Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh cho đến 4 tuổi;
- Thanh niên, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 15 và 24;
- Người lớn tuổi từ 75 tuổi trở lên.
Trong năm 2008, các hoạt động sau đây cơ nguy cơ cao gây ra chấn thương đầu cho tất cả các lứa tuổi:
- Đạp xe;
- Bóng đá;
- Bóng rổ;
- Bóng chày và bóng mềm;
- Điều khiển các phương tiện giải trí như xe đụng, xe đạp mini.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?
Bởi vì chấn thương não thường là những trường hợp khẩn cấp và vì hậu quả có thể xấu đi nhanh chóng nếu không được điều trị, do đó các bác sĩ cần phải đánh giá tình hình nhanh chóng.
Phương pháp đánh giá mức độ hôn mê (GCS) thường được sử dụng để đánh giá tình trạng chấn thương đầu. Đây là một thang đo từ 3-15 xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu, dựa trên các triệu chứng và mức độ tổn thương của bộ não (với 3 là nghiêm trọng nhất và 15 là ít nghiêm trọng nhất).
Nếu bạn thấy ai đó bị thương hoặc đến ngay lập tức sau khi bị thương, bạn có thể cung cấp cho nhân viên y tế với những thông tin hữu ích trong việc đánh giá tình trạng của người bị thương.
Câu trả lời cho những câu hỏi sau đây có thể có ích trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương:
- Đối tượng có mất ý thức không?
- Đối tượng bất tỉnh bao lâu?
- Bạn có quan sát thấy bất kỳ bất thường nào trong sự tỉnh táo, nói, phối hợp hoặc các dấu hiệu khác của chấn thương?
- Vị trí đầu hoặc phần cơ thể bị đánh trúng?
- Bạn có thể cung cấp bất kỳ thông tin về lực gây ra chấn thương? Ví dụ, cái gì đánh vào đầu của người đó, anh ấy hoặc cô ấy ngã ra bao xa hoặc là người bị văng ra khỏi xe bao xa?
- Cơ thể của người đó có bị đập mạnh xuống đất hoặc bị chấn động nghiêm trọng không?
Một số xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để giúp chẩn đoán chấn thương đầu nghiêm trọng bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan);
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?
Cấp cứu y khoa đối với những chấn thương não từ mức độ vừa đến nặng tập trung vào việc đảm bảo người đó có đủ oxy và cung cấp máu, duy trì huyết áp và ngăn ngừa bất kỳ tổn thương thêm nào cho phần đầu hoặc cổ.
Những người bị thương tích nghiêm trọng cũng có thể có những chấn thương khác cần phải giải quyết. Phương pháp điều trị bổ sung trong phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt của bệnh viện sẽ tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại thứ phát do viêm nhiễm, chảy máu, giảm cung cấp oxy cho não.
Các loại thuốc để hạn chế tổn hại thứ cấp đến não ngay sau chấn thương có thể bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu. Thuốc này giúp giảm lượng dịch tụ trong các mô và tăng số lượng nước tiểu, nhằm giảm áp dụng bên trong não;
- Thuốc chống co giật. Người bị chấn thương sọ não từ mức độ trung bình đến nặng có nguy cơ bị co giật trong tuần đầu tiên sau khi bị chấn thương. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc chống co giật trong tuần đầu tiên để giúp bạn tránh bị mắc thêm các tổn thương não khác do cơn co giật gây ra. Các phương pháp chống co giật chỉ được áp dụng nếu cơn co giật có xảy ra;
- Thuốc gây hôn mê. Các bác sĩ đôi khi sử dụng thuốc mê tạm thời vì khi đó não cần ít oxy để hoạt động, điều này đặc biệt hữu ích nếu các mạch máu bị nén bởi áp lực gia tăng trong não, không thể cung cấp đủ số lượng chất dinh dưỡng cũng như oxy cho các tế bào não.
Phẫu thuật khẩn cấp có thể là cần thiết để giảm thiểu tổn hại thêm cho các mô não. Phẫu thuật có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề sau đây:
- Loại bỏ máu tụ;
- Sửa chữa phần xương sọ bị gãy;
- Mở một cửa sổ trong hộp sọ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?
Nếu bạn đã bị chấn thương não nghiêm trọng thì cần tiến hành trị liệu để phục hồi chức năng đầy đủ của não. Phương pháp trị liệu sẽ phụ thuộc vào chức năng nào bạn đã bị mất do kết quả của chấn thương. Những người đã bị chấn thương não thường sẽ cần hỗ trợ lấy lại khả năng di chuyển và nói.
Bạn hãy thực hiện theo các lời khuyên sau để giảm nguy cơ chấn thương não:
- Đai an toàn và túi khí. Luôn luôn đeo dây an toàn trong xe có động cơ. Một đứa trẻ nhỏ nên ngồi ở ghế sau của một chiếc xe và được bảo đảm trong ghế an toàn hoặc ghế nâng thích hợp cho kích thước và trọng lượng của mình;
- Sử dụng rượu và thuốc. Đừng lái xe khi đã sử dụng rượu hoặc thuốc, bao gồm các thuốc theo toa mà có thể làm giảm khả năng lái xe;
- Mũ bảo hiểm. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, ván trượt, xe gắn máy, xe trượt tuyết hoặc tất cả các loại xe địa hình, đội mũ bảo hộ đầu thích hợp khi chơi bóng chày hoặc các môn thể thao tiếp xúc, trượt tuyết, trượt băng hoặc cưỡi ngựa.
Phòng tránh thương tích/chấn thương đầu ở trẻ em
Những lời khuyên sau đây có thể giúp trẻ em tránh bị chấn thương đầu:
- Cài đặt cửa an toàn ở đầu cầu thang;
- Giữ cầu thang gọn gàng;
- Cài đặt bảo vệ cửa sổ để ngăn ngừa té ngã;
- Đặt một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen;
- Sử dụng các sân chơi có vật liệu hấp thụ sốc trên mặt đất;
- Hãy chắc chắn thảm sàn an toàn;
- Không để trẻ em chơi trên cầu thang thoát hiểm hoặc ban công.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất cho bạn.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.