Tìm hiểu chung
Bệnh van ba lá là gì?
Bệnh van ba lá là một tình trạng trong đó van giữa hai buồng tim phải (tâm thất phải và tâm nhĩ phải) không hoạt động đúng. Bệnh van ba lá thường xảy ra cùng với những vấn đề van tim khác.
Một số loại bệnh van ba lá bao gồm:
- Hở van ba lá. Đây là tình trạng van ba lá không đóng đúng cách làm cho máu chảy trở ngược vào buồng trên bên phải của tim (tâm nhĩ phải).
- Hẹp van ba lá. Tình trạng này do van ba lá bị thu hẹp, làm giảm lượng máu chảy qua từ tâm nhĩ phải vào buồng tim phía dưới bên phải (tâm thất phải).
- Tật hẹp van ba lá. Tật hẹp van ba lá là một tình trạng xuất hiện ngay khi mới sinh (bẩm sinh) – van ba lá không được tạo ra thay vào đó là một khối mô chắc làm ngăn cản dòng máu lưu thông giữa hai buồng tim phải.
- Bệnh lý Ebstein. Bệnh lý Ebstein là một dị tật tim bẩm sinh, trong đó van ba lá bị thay đổi, nằm ở vị trí thấp hơn bình thường trong tâm thất phải. Điều này gây ra máu chảy ngược vào tâm nhĩ phải (van ba lá trào ngược).
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh van ba lá?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh van ba lá là:
- Nhịp tim bất thường (rung nhĩ)
- Mệt mỏi dễ dàng (mệt nhọc)
- Cảm giác rung khó chịu ở cổ
- Với trường hợp bệnh nặng, có các triệu chứng suy tim (đau bụng phải, khó thở, sưng ở chân hoặc bụng, da lạnh)
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh van ba lá?
Các nguyên nhân gây ra bệnh van ba lá gồm:
- Nhiễm trùng như sốt thấp khớp hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
- Tâm thất phải giãn, làm vòng (vòng mô sợi chắc gắn vào và hỗ trợ các lá van) của van ba lá to ra
- Áp lực qua van ba lá tăng lên (trong tăng huyết áp phổi)
- Các nguyên nhân ít gặp hơn là các khuyết tật bẩm sinh, chấn thương, bệnh tim ung thư hạch, khối u, sa van ba lá, bệnh lý Ebstein, bệnh lupus ban đỏ hệ thống và chấn thương.
Nếu bệnh van ba lá gây ra do sốt thấp khớp, nó thường kết hợp với bệnh van hai lá và/hoặc van động mạch chủ.
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh van ba lá?
Bệnh van ba lá lần đầu tiên có thể được chẩn đoán qua khám tổng quát. Bác sĩ thường nghe thấy một tiếng thổi (do dòng máu chảy bất thường qua các van). Các dấu hiệu khác bác sĩ có thể tìm thấy là nhịp tim không đều, rung hoặc mạch đập bất thường ở cổ (tĩnh mạch cảnh).
Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh van tim có thể bao gồm:
- Điện tim (ECG)
- Chụp X-quang
- Siêu âm tim
- Siêu âm tim qua thực quản
- Thông tim (thông tim hoặc chụp mạch)
- Chụp phóng xạ
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh van ba lá?
Quản lý y tế
Bác sĩ sẽ theo dõi sự tiến triển của bệnh van tim qua các buổi hẹn khám thường xuyên. Các buổi hẹn có thể cách nhau mỗi năm một lần hoặc thường xuyên hơn, nếu bác sĩ thấy bạn cần được theo dõi chặt chẽ hơn.
Buổi hẹn sẽ bao gồm khám sức khỏe. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể được lặp lại đều đặn.
Bác sĩ có thể kê toa các thuốc điều trị các triệu chứng. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc điều trị suy tim hoặc thuốc kiểm soát nhịp tim bất thường.
Phẫu thuật
Sửa chữa van ba lá
Với bệnh van nghiêm trọng, phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van là cần thiết. Sử dụng một chiếc vòng nhẫn bằng nhựa trong sửa chữa van ba lá là phương pháp phẫu thuật phổ biến đối với hở van ba lá và có thể được thực hiện cho bệnh van ba lá nguyên phát hoặc các trường hợp kết hợp với phẫu thuật van khác (van hai lá, van động mạch chủ). Khi van không thể sửa chữa, bác sĩ sẽ thay thế van.
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc
Nếu bị bệnh van ba lá, bạn có nguy cơ mắc viêm nội tâm mạc, tình trạng nhiễm trùng gây tổn thương cho van tim (ngay cả khi van đã được sửa chữa hoặc thay thế bằng phẫu thuật). Bạn cần làm theo các hướng dẫn sau:
- Nói chuyện với bác sĩ và nha sĩ về bệnh van tim của bạn. Bạn có thể mang theo một tấm thẻ với thông tin này.
- Hẹn khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng (viêm họng, đau nhức cơ thể nói chung và sốt). Cảm lạnh và cúm không gây viêm nội tâm mạc. Tuy nhiên, nhiễm trùng cũng có thể có các triệu chứng tương tự, vì vậy để an toàn, bạn hãy gặp bác sĩ.
- Chăm sóc răng và nướu kỹ càng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khám răng thường xuyên.
- Dùng thuốc kháng sinh trước khi trải qua bất kỳ thủ thuật nào có thể gây chảy máu:
- Các thủ thuật nha khoa (kể cả cạo cao răng)
- Kiểm tra xâm lấn
- Hầu hết các phẫu thuật lớn, nhỏ
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh van ba lá?
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Hở van tim: Thay van có giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường?
- Điểm danh 14 siêu thực phẩm tốt cho tim mạch
- 3 mẹo giúp bạn giảm cân dù đang mắc bệnh tim mạch