Tác dụng
Trypsin dùng để làm gì?
Trypsin là một loại enzyme, được tìm thấy trong ruột non. Chất này cũng có thể được làm từ nấm, thực vật và vi khuẩn, tuyến tụy của vật nuôi.
Trypsin được dùng cho những người thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa. Trypsin cũng được kết hợp với bromelain và rutin để điều trị viêm xương khớp.
Một số người thoa trypsin trực tiếp vào vết thương và vết loét để loại bỏ mô chết và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.
Ngoài ra, còn có sản phẩm thuốc xịt theo toa kết hợp được sử dụng để chữa lành vết loét miệng. Sản phẩm này chứa trypsin, Peru balsam và dầu thầu dầu.
Theo một số nghiên cứu, trypsin loại bỏ tế bào da chết (mô) và giúp mô khỏe mạnh, phát triển.
Trypsin có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của trypsin là gì?
Dạng uống:
Đối với viêm xương khớp: bạn dùng 2 viên sản phẩm kết hợp có chứa 100mg rutin, 48mg trypsin và 90mg bromelain, 3 lần mỗi ngày.
Dùng cho da:
Để chữa lành vết thương, bác sĩ sẽ chỉ định một số sản phẩm cụ thể để giúp điều trị tình trạng này.
Liều dùng của trypsin có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Trypsin có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng trypsin?
Trypsin có thể gây ra các tác dụng phụ như đau và rát.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng trypsin, bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây trypsin hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
- Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
- Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Mức độ an toàn của trypsin như thế nào?
Trypsin an toàn khi được nhân viên y tế dùng để làm sạch vết thương và chữa lành vết thương.
Không đủ thông tin về sự an toàn của trypsin cho các mục đích sử dụng khác.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Không có đủ thông tin việc sử dụng trypsin trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Tương tác thuốc
Trypsin có thể tương tác với những thuốc nào?
Trypsin cũng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc trypsin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc trypsin?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc trypsin như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Dạng bào chế
Trypsin có dạng nào?
Trypsin có dạng viên nang.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Hiệu quả của dinh dưỡng và vận động với bệnh viêm xương khớp
- Những bài tập hông và gối cho bệnh nhân viêm xương khớp
- Điều trị viêm xương khớp không phẫu thuật cho người lớn tuổi