Tên gốc: muromonab CD3
Tên biệt dược: Orthoclone OKT® 3
Phân nhóm: thuốc ức chế miễn dịch
Tác dụng
Tác dụng của muromonab CD3 là gì?
Thuốc muromonab CD3 được dùng để chống đào thải cơ quan của cơ thể sau khi ghép thận. Thuốc cũng được sử dụng để chống đào thải các cơ quan ghép ở bệnh nhân cấy ghép tim hoặc gan nếu các thuốc chống viêm không hoạt động tốt. Thuốc cũng có thể được sử dụng cho các tình trạng bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ.
Muromonab-CD3 là một thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc ngăn chặn hoạt động của các tế bào máu nhất định (ví dụ như tế bào lympho T) khiến cơ thể loại bỏ các cơ quan cấy ghép.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng muromonab CD3 cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn chống phản ứng ngược:
Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch 5mg một lần một ngày trong 10 đến 14 ngày.
Liều thông thường cho người lớn dự phòng phôi nhiễm:
Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch 5mg một lần một ngày.
Liều dùng muromonab CD3 cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ em chống phản ứng ngược:
Trẻ dưới 30kg: trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch 2,5mg một lần một ngày trong 7 đến 14 ngày.
Trẻ trên 30kg: trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch 5mg một lần một ngày trong 7 đến 14 ngày.
Cách dùng
Bạn nên dùng muromonab CD3 như thế nào?
Thuốc chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng muromonab CD3?
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Giảm cảm giác ngon miệng;
- Tiêu chảy;
- Chóng mặt;
- Đỏ bừng;
- Nhức đầu;
- Tăng tiết mồ hôi.;
- Buồn nôn;
- Căng thẳng;
- Mệt mỏi hoặc yếu;
- Nôn mửa.
Bạn đi khám hoặc cấp cứu ngay nếu có những tác dụng phụ nghiêm trọng sau xảy ra:
- Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
- Phân có màu đen hoặc hắc;
- Nhũn hoặc đau bắp chân, đau ngực;
- Nhầm lẫn;
- Giảm thính giác hoặc điếc;
- Giảm tiểu tiện;
- Ngất xỉu;
- Nhịp tim nhanh, chậm hoặc bất thường;
- Sốt;
- Ảo giác;
- Khàn tiếng;
- Thay đổi về tâm lý hoặc tâm trạng;
- Đau khớp hoặc cơ bắp;
- Đau nhức cổ hoặc cứng khớp;
- Tê tay hoặc chân;
- Yếu một bên, tê liệt hoặc co giật;
- Mệt mỏi trầm trọng hoặc kéo dài, suy nhược, buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy;
- Khó thở;
- Có dấu hiệu nhiễm trùng (ớn lạnh, sốt, đau họng);
- Da dày lên hoặc thay đổi màu sắc;
- Giọng nói thay đổi;
- Đau bụng;
- Chóng mặt đột ngột hoặc đau đầu;
- Sưng cánh tay, chân, bàn tay hoặc bàn chân;
- Run;
- Chuyển động cơ không kiểm soát được;
- Bầm tím hoặc chảy máu bất thường;
- Khối u bất thường;
- Thay đổi thị lực (ví dụ như mù mắt, nhạy cảm với ánh sáng);
- Thở khò khè.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng muromonab CD3, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
- Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc muromonab CD3;
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như suy tim, mất hoặc thừa nước, tăng huyết áp, động kinh, co giật, sốt cao hơn 37,80C), thủy đậu hoặc bệnh zona.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng muromonab CD3 trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Tương tác thuốc
Muromonab CD3 có thể tương tác với những thuốc nào?
Muromonab CD3 có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc muromonab CD3 bao gồm các thuốc lợi tiểu (ví dụ, furosemide, hydrochlorothiazide) do thuốc lợi tiểu có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc muromonab CD3.
Muromonab CD3 có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến muromonab CD3?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Đau thắt ngực (đau ngực);
- Các vấn đề tuần hoàn;
- Co giật (động kinh);
- Nhồi máu cơ tim;
- Các vấn đề về tim;
- Các bệnh về thận;
- Các bệnh về phổi;
- Hệ thống thần kinh có vấn đề;
- Máu đông (có tiền sử máu đông);
- Thủy đậu (bao gồm những sự tiếp xúc gần đây);
- Bệnh virus thần kinh (bệnh giời leo);
- Nhiễm trùng.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản muromonab CD3 như thế nào?
Thuốc được bảo quản bởi các chuyên viên y tế ở nhiệt độ từ 2-80C, không để đông lạnh và không lắc.
Dạng bào chế
Muromonab CD3 có những dạng và hàm lượng nào?
Muromonab CD3 có dạng thuốc tiêm với hàm lượng 5mg/5ml.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.