Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Ibopamine

Tên hoạt chất: Ibopamine Thương hiệu thuốc: Tên biệt dược

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc ibopamine là gì?

Ibopamine là một chất kích thích thần kinh giao cảm, chỉ định cho sự giãn đồng tử, và suy tim nhẹ. Thuốc hoạt động trên các thụ thể alpha như một chất chủ vận.

Bạn nên dùng thuốc ibopamine như thế nào?

Thuốc có dạng viên nang, có thể uống cùng thức ăn hoặc không. Thuốc cũng có dạng thuốc nhỏ mắt để nhỏ vào vùng mắt bị ảnh hưởng.

Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn cũng nên báo với bác sĩ nếu bạn thấy thuốc khiến bạn khó chịu và mệt mỏi.

Bạn nên bảo quản thuốc ibopamine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc ibopamine cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh suy tim nhẹ :

Dạng thuốc uống: dùng 100-200 mg 2-3 lần/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn g iãn đồng tử :

Dạng thuốc nhỏ mắt dạng hydrochloride: nhỏ lượng 2%.

Liều dùng thuốc ibopamine cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc ibopamine có những dạng và hàm lượng nào?

Ibopamine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang, thuốc uống: 50 mg, 100 mg.
  • Thuốc nhỏ mắt: 1%, 2%.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng ibopamine ?

Các tác dụng phụ khi dùng ibopamine có thể bao gồm:

  • Hồi hộp;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Loạn nhịp tim;
  • Nhịp tim chậm phản xạ;
  • Hạ huyết áp;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Lo âu;
  • Sợ hãi;
  • Bồn chồn;
  • Mất ngủ;
  • Rối loạn;
  • Cáu gắt;
  • Đau đầu;
  • Các triệu chứng tâm thần;
  • Chứng khó thở;
  • Yếu trong người;
  • Mất ăn mất ngon;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Giãn đồng tử;
  • Khó khăn trong tiểu tiện và bí tiểu;
  • Nổi da gà;
  • Đổ mồ hôi;
  • Tăng tiết nước bọt;
  • Tăng đường huyết;
  • Giảm kali máu và yếu cơ.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng thuốc ibopamine bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng ibopamine, bạn nên báo với bác sĩ:

  • Những loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thuốc nhỏ mắt, và thảo dược.
  • Nếu bạn bị dị ứng với ibopamine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Nếu bạn bị suy tim nặng, u tủy thượng thận.
  • Nếu bạn bị tăng nhãn áp đóng góc.
  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc ibopamine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách làm việc thuốc của bạn hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Tài liệu này không chứa tất cả các tương tác thuốc có thể. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Ibopamie có thể làm:

  • Tăng tác dụng trên tim của thuốc gây mê dễ bay hơi, hormone tuyến giáp, các glicozit tim và thuốc chống loạn nhịp;
  • Tăng dụng hạ huyết áp phụ của thuốc hạ huyết áp;
  • Hạ huyết áp quá mức có thể xảy ra với guanethidine;
  • Gia tăng nguy cơ hạ huyết áp và nhịp tim nhanh với thuốc chẹn alpha;
  • Gia tăng nguy cơ cao huyết áp với thuốc chẹn beta không chọn lọc;
  • Gia tăng nguy cơ cao huyết áp và rối loạn nhịp với thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
  • Tăng độc tính trên tim mạch với levodopa, bromocriptine.

Thức ăn hoặc rượu bia có tương tác với thuốc ibopamine không?

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc ibopamine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh tim mạch;
  • Cường giáp;
  • Rối loạn tuyến tiền liệt;
  • Bệnh tắc mạch máu;
  • Rối loạn nhịp tim.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên uống thuốc?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.