Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Glatiramer

Tên hoạt chất: Glatiramer Thương hiệu thuốc: Tên biệt dược

Tác dụng

Tác dụng của glatiramer là gì?

Thuốc này được sử dụng để điều trị một loại bệnh u xơ cứng xảy ra khi các triệu chứng xuất hiện theo chu kỳ ngày càng tồi tệ và tiến triển nghiêm trọng (tái phát/bệnh đa xơ cứng trì hoãn – MS). Thuốc này là một loại protein được cho là tác động bằng cách ngăn chặn hệ thống miễn dịch của bạn, không cho chúng tấn công các dây thần kinh trong não và tủy sống. Tác dụng này có thể làm giảm tần suất các giai đoạn bệnh trở nên xấu đi (tái phát) và ngăn chặn hoặc trì hoãn khuyết tật có thể xảy ra. Loại thuốc này được biết đến như một thuốc miễn dịch. Thuốc này không chữa được bệnh đa xơ cứng.

Bạn nên dùng glatiramer như thế nào?

Thuốc này được dùng dưới dạng tiêm, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc này có 2 liều khác nhau. Tùy thuộc vào liều bạn dùng, thuốc thường được dùng 1 lần/ngày hoặc 3 lần/tuần mỗi liều cách nhau 48 giờ.  Làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Nếu bạn sẽ tự tiêm thuốc cho mình tại nhà, bác sĩ có thể muốn bạn tự tiêm ở phòng khám trước để đảm bảo bạn học được cách chuẩn bị và tự tiêm đúng cách. Rửa tay sạch và lau khô trước khi tiêm glatiramer.

Trước khi tiêm, làm ấm thuốc nếu thuốc được bảo quản trong tủ lạnh bằng cách để cho ống tiêm ở nhiệt độ phòng trong 20 phút. Không được tiêm dung dịch glatiramer lạnh vì có thể làm bạn thấy đau. Thuốc này thường không màu và trong suốt, đôi lúc hơi vàng. Trước khi dùng, kiểm tra xem trong dung dịch có cặn hay sự đổi màu nào khác không. Nếu có, không được dùng dung dịch đó.

Trước mỗi liều tiêm, sát trùng vùng được tiêm bằng dung dịch cồn. Quan trọng là bạn cần phải thay đổi chỗ tiêm mỗi lần dùng thuốc để ngăn ngừa các vấn đề dưới da. Tiêm thuốc vào vùng da hông, đùi, bụng, mông, hoặc mặt sau phía trên cánh tay. Không tiêm vào mạch. Sau khi rút kim tiêm ra, áp nhẹ lên chỗ vừa tiêm. Không được chà xát vùng mới được tiêm. Bỏ các dung dịch còn sót lại trong ống tiêm sau khi sử dụng. Không để dành thuốc cho lần sau.

Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng điều trị. Không tự ý thay đổi liều mà không tham khảo trước với bác sĩ. Dùng thuốc đều đặn để phát huy tối đa công dụng của thuốc.

Báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Bạn nên bảo quản glatiramer như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh xa ánh sáng và độ ẩm. Không bảo quản trong phòng tắm. Không đông lạnh. Mỗi loại thuốc khác nhau có thể cần được bảo quản theo những cách khác nhau. Kiểm tra bao bì sản phẩm để được hướng dẫn bảo quản thuốc, hoặc bạn nên hỏi dược sĩ. Giữ mọi loại thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng.

Không được xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ xuống cống trừ phi được chỉ định như vậy. Nên loại bỏ thuốc đúng cách khi hết hạn hoặc không cần dùng nữa. Hỏi ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý chất thải địa phương để được hướng dẫn loại bỏ thuốc một cách an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng glatiramer cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh u xơ cứng

  • Tiêm dưới da 20 mg 1 lần/ngày hoặc 40 mg 3 lần/tuần.

Liều dùng glatiramer cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Glatiramer có những hàm lượng nào?

Glatiramer có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch, thuốc tiêm: 20 mg/mL.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào từ glatiramer?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào sau đây của phản vệ dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngưng dùng glatiramer gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Đau ngực;
  • Phát ban da nghiêm trọng hoặc ngứa da;
  • Chóng mặt, vã mồ hôi, khó thở;
  • Tim đập thình thịch hoặc rung;
  • Đau trầm trọng ở vùng bị tiêm.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Mẩn đỏ, đau nhẹ, ngứa, sưng, hoặc nổi cục cứng ở chỗ bị tiêm;
  • Ửng đỏ (nóng, đỏ, hoặc cảm giác ngứa ran);
  • Song thị;
  • Buồn nôn, nôn mửa, hay đi tiểu hoặc đại tiện;
  • Suy nhược, đau lưng;
  • Chảy nước mũi;
  • Sưng bàn tay hoặc bàn chân;
  • Ngứa hoặc chảy dịch âm đạo;
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm, đau họng;
  • Có các mảng trắng hoặc bị đau trong miệng.

Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ này. Có thể có một vài tác dụng phụ không được liệt kê bên trên. Nếu bạn lo ngại về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng glatiramer bạn nên biết nhng gì?

Trước khi dùng glatiramer, bạn nên:

  • Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn dị ứng với glatiramer, mannitol, hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thực phẩm bổ sung, và thảo dược. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận để tìm tác dụng phụ.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang hoặc từng bị bệnh thận.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, dự định mang thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai khi đang dùng glatiramer, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Bạn nên biết rằng bạn có thể bị dị ứng ngay sau khi tiêm glatiramer. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau: ửng đỏ, đau ngực, tim đập thình thịch, lo âu, khó thở, co thắt khí quản, và phát ban. Phản ứng này thường xảy ra vài tháng trong khi điều trị, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các triệu chứng thường sẽ mất đi sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị. Tìm cấp cứu ngay nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn vài phút hoặc trầm trọng hơn. Quan trọng là phải báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng này xảy ra.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Glatiramer có th tương tác vi thuc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới glatiramer không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trng sc khe nào ảnh hưởng đến glatiramer?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Dị ứng với mannitol. Không nên dùng nếu bạn mắc tình trạng này.
  • Bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm. Có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hp khn cp hoc quá liu?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên mt liu?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.