Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Etoposide

Tên hoạt chất: Etoposide Thương hiệu thuốc: Etoposid Bidiphar, Vepesid, Etoposide Ebewe, Beposid, Bo Rui, DBL Etoposide, Eposin, Etopos, Etoposide Abic, Etoposide Ben Venue, Etoposide DBL, Etoposide Mylan, Etoposide Pfizer, Lastet, Lastet S, Posyd và Etopophos.

Tác dụng

Tác dụng của etoposide là gì?

Etoposide được sử dụng một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu khác để điều trị một số dạng ung thư (ví dụ, ung thư phổi tế bào nhỏ). Etoposide hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư. Etoposide cũng thường được gọi là VP-16.

Thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị một số loại bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn, và một số loại ung thư tuyến tiền liệt.

Bạn nên uống etoposide như thế nào?

Dùng thuốc này đường uống theo đúng chỉ định. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với điều trị của bạn.

Không tăng liều hoặc dùng thuốc này thường xuyên hơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Tình trạng của bạn sẽ không được cải thiện nhanh hơn và nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gia tăng.

Tránh ăn bưởi chùm hoặc uống nước ép bưởi chùm khi đang điều trị bằng thuốc này, trừ khi bác sĩ cho phép bạn. Nước ép bưởi chùm có thể thay đổi nồng độ của một số loại thuốc trong máu của bạn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Đừng ngưng dùng thuốc này, ngay cả khi bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa. Nếu bạn bị nôn mửa trong thời gian ngắn sau một liều, hoặc nếu bạn bỏ lỡ một liều, liên hệ với bác sĩ.

Bạn có thể hít phải bột từ viên thuốc, phụ nữ có thai hoặc  có thể có thai không nên cầm hoặc mở viên nang thuốc.

Bạn nên bảo quản etoposide như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng etoposide cho người lớn là gì?

Liều thông thường cho người lớn ung thư tinh hoàn

Kết hợp với các tác nhân hóa trị liệu được chấp thuận khác.

  • Liều ban đầu: 50-100mg/m² tiêm tĩnh mạch (IV)một lần một ngàytừ ngày 1đến ngày 5hoặc100mg/m2 tiêm tĩnh mạch một lần một ngày vào các ngày 1,3 và 5.

Liều thông thường cho người lớn ung thư phổi tế bào nhỏ

Kết hợp với các tác nhân hóa trị liệu được chấp thuận khác.

  • Liều ban đầu: 35-50mg/m2 tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 4-5 ngày hoặc 70-100 mg/m2 uống mỗi ngày một lần trong 4-5 ngày.

Liều người lớn thông thường cho bệnh Hodgkin

Kết hợp với các tác nhân hóa trị liệu khác như là một phần của phác đồ BEACOPP và EVA.

  • 100mg/m2/ngàyvào các ngày 1, 2, và
  • Tổngliều/chu kỳ =300mg/m2

Kết hợp với các tác nhân hóa trị liệu khác như là một phần của phác đồ BEAM nhỏ.

  • 75mg/m2/ngàyvào ngày2 đến ngày
  • Tổngliều/chu kỳ=300mg/m2.

Kết hợp với các tác nhân hóa trị liệu khác như là một phần của chế độ Stanford V.

  • 60mg/m2/ngày vào các ngày 15 và 16.
  • Tổngliều/chu kỳ=120mg/m2.

Liều thông thường dành cho người lớn ung thư buồng trứng

Sử dụng trong điều trị ung thư buồng trứng biểu mô:

  • 50mg/m2 mỗi ngày vào các ngày 1 đến 21.

Sử dụng trong điều trị ung thư buồng trứng tế bào mầm:

Kết hợp với các tác nhân hóa trị liệu khác được chấp thuận như là một phần của phác đồ BEP.

  • 100mg/m2tiêm tĩnh mạchvàongày1 đến ngày

Liều thông thường cho người cao tuổi ung thư tinh hoàn

  • Cácnhà sản xuấtcho rằng các nghiên cứulâm sàng củaetoposidechoviệc điều trị cáckhối utinh hoànkhó chữa không đủ số lượng bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên để xác định nếu họ phản ứng khác với những bệnh nhân trẻ.

Liều dùng etoposide cho trẻ em là gì?

Liều thông thường cho bệnh nhi u ác tính

Lưu ý: Liều uống gấp đôi liều tiêm tĩnh mạch được liệt kê dưới đây. Liều uống phải được dùng một lần một ngày nếu <= 400 mg. Khuyến cáo chia nhỏ liều nếu dùng liều vượt quá 400 mg/ngày.

60-150 mg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch trong 2-5 ngày mỗi 3-6 tuần.
Thuyên giảm cảm ứng cho bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML): 150 mg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch trong 2-3 ngày cho 2-3 chu kỳ.

Tăng cường/Củng cố cho điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML): 250 mg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch trong 3 ngày, liệu trình 2-5.
Khối u não: 150 mg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch vào ngày 2 và ngày 3.

Ung thư nguyên bào thần kinh: 100 mg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch hơn 1 giờ vào ngày 1 đến ngày 5 của chu kỳ, lặp đi lặp lại mỗi 4 tuần.

Liều cao trong điều trị cấy gép tủy xương ngoại sinh (allogenic BMT): 60 mg/kg/liều tiêm một liều duy nhất.

Liệu pháp BMT sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư mô mềm (rhabdomyosarcoma) hoặc ung thư nguyên bào thần kinh (neuroblastoma): truyền tĩnh mạch liên tục: 160 mg/m2/ngày trong 4 ngày.

Etoposide có những dạng và hàm lượng nào?

Epotoside có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang, thuốc uống: 50 mg.
  • Dung dịch, thuốc tiêm: 20 mg/mL, 500 mg/25 mL, 1 g/50 mL.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng etoposide?

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng etoposide bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Chán ăn;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi;
  • Rụng tóctạm thời.

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng:

  • Sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi;
  • Tim đập nhanh;
  • Ngất xỉu;
  • Phát ban;
  • Khó thở;
  • Sưngmặt,môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
  • Dễ bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), nhiều điểm tím hoặc đỏ dưới da;
  • Da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, mất tập trung;
  • Đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
  • Vấn đề tầm nhìn;
  • Tai biến (co giật);
  • Đau ngực đột ngột hoặc khó chịu, thở khò khè, ho khan;
  • Phản ứng da nặng – Sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, cảm giác đốt cháy trong mắt, đau da, tiếp theo là phát ban da đỏ hoặc tím lây lan (đặc biệt là ở mặt hoặc phần trên cơ thể) gây phồng rộp và bong tróc.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn, đau dạ dày;
  • Tiêu chảy, táo bón;
  • Khó nuốt;
  • Mùi vị khác thường hoặc khó chịu trong miệng của bạn;
  • Tê hoặc cảm giác tê;
  • Ngứa nhẹ hoặc nổi mẩn trên da;
  • Rụng tóc tạm thời.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng etoposide bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng etoposide, bạn nên:

  • Nói với bác sĩvàdược sĩ nếubạnbị dị ứng vớietoposide, bất kỳloại thuốc nào khác, hoặcbất kỳ thành phầntrong viên nangetoposide. Hỏi dược sĩvềdanh sách cácthành phần.
  • Nói với bác sĩvàdược sĩ các thuốc kê đơn vàkhông kê đơn, vitamin, các chấtdinh dưỡng bổ sung, và các sản phẩmthảo dượcbạn đang dùng hoặc có kế hoạch dùng. Hãy chắc chắnđề cập nếu cóbất cứloại thuốc nào sau đây: cisplatin(platinol), cyclosporine(gengraf, neoral, sandimune). Bác sĩcó thể cần phảithay đổiliềuthuốc hoặctheo dõibạncẩn thậntránhtác dụng phụ. Nhiều loại thuốckháccũngcó thể tương tácvớietoposide, vì vậy hãy chắc chắnnói với bác sĩvề tất cảcácloại thuốcbạnđang dùng,thậm chí cảnhững thuốc khôngxuất hiệntrong danh sách này.
  • Cho bác sĩ biết nếubạncó hay đãtừng cóbệnhthận.
  • Cho bác sĩ biết nếubạn đang mang thai, dự định có thai, hoặcđang cho con bú. Bạn khôngnêncó thaihoặccho con bútrong khi đang dùngetoposide. Nếu bạn có thaitrong khi dùngetoposide, gọi cho bác sĩ. Etoposidecó thểgây hại cho bào thai.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc D đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Etoposide có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây thường không được khuyến khích. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này hoặc thay đổi những thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

  • Vắc xin Rotavirus, sống.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây thường không được khuyến khích, nhưng có thể được yêu cầu trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Vắc xin Adenovirus loại 4, virus sống;
  • Vắc xin Adenovirus loại 7, virus sống;
  • Aprepitant;
  • Vắc xin Calmette và Guerin, virus sống;
  • Cobicistat;
  • Cyclosporine;
  • Echinacea;
  • Fosaprepitant;
  • Glucosamine;
  • Vắc xin virus cúm, virus sống;
  • Vắc xin virus sởi, virus sống;
  • Vắc xin virus quai bị, virus sống;
  • Vắc xin virus Rubella, virus sống;
  • Vắc xin đậu mùa;
  • Thảo dược St. John’s (cây ban);
  • Vắc xin Thương hàn ;
  • Valspodar;
  • Vắc xin virus thủy đậu;
  • Warfarin;
  • Vắc xin sốt vàng da;

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới etoposide?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

  • Nước ép bưởi.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến etoposide?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Lượng albumin huyết thanh thấp (protein trong máu) –Có thể làm tăngtác dụng phụ.
  • Viêm nhiễm – Etoposide có thể làm giảm khả năng cơ thể chống lạinhiễm trùng.
  • Bệnh thận – Sử dụng một cách thận trọng. Những phản ứng của etoposide có thể tăng lên vì cơ thể đào thải thuốc chậm.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.