Tên hoạt chất:
- Mỗi viên 150/12.5: Irbesartan 150mg, hydrochlorothiazide 12,5mg.
- Mỗi viên 300/12.5: Irbesartan 300mg, hydrochlorothiazide 12,5mg.
- Mỗi viên 300/25: Irbesartan 300mg, hydrochlorothiazide 25mg.
Tên thương hiệu: CoAprovel
Phân nhóm: Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II / Thuốc lợi tiểu
Tác dụng
Tác dụng của thuốc CoAprovel là gì?
CoAprovel được dùng để điều trị tăng huyết áp nguyên phát (khi huyết áp không được kiểm soát thỏa đáng bởi từng đơn chất).
Viên CoAprovel 150/12.5 dùng khi không kiểm soát được huyết áp bằng đơn chất hydrochlorothiazide hoặc irbesartan 150mg.
Viên CoAprovel 300/12.5 dùng khi không kiểm soát được huyết áp bởi irbesartan 300mg hoặc CoAprovel 150/12.5.
Viên CoAprovel 300/25 dùng khi không kiểm soát được huyết áp bởi CoAprovel 300/12.5.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng CoAprovel như thế nào?
Bạn dùng thuốc 1 lần/ngày.
Bạn không nên dùng liều cao hơn 300mg irbesartan/25mg hydrochlorothiazide 1 lần duy nhất trong ngày. Khi cần, CoAprovel có thể được kết hợp 1 thuốc trị tăng huyết áp khác.
Cách dùng
Bạn nên dùng CoAprovel như thế nào?
Bạn có thể dùng thuốc lúc đói hoặc lúc no. Bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhãn thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình dùng thuốc, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng quá liều?
Hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất nếu bạn nghĩ rằng mình đã sử dụng thuốc quá liều.
Tác dụng phụ
Thuốc CoAprovel có những tác dụng phụ nào?
Các tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua của thuốc gồm: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn/nôn, tiểu tiện bất thường, tăng urê huyết, creatinine và creatin kinase.
Thận trọng
Trước khi dùng CoAprovel, bạn nên biết gì?
Thuốc này chống chỉ định cho các trường hợp sau:
- Phụ nữ 6 tháng cuối thai kỳ/cho con bú.
- Quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc với dẫn chất sulfonamide.
- Suy thận nặng (ClCr < 30 mL/phút).
- Hạ kali huyết, tăng canxi huyết.
- Suy gan nặng, xơ gan tắc mật và ứ mật.
Trước khi dùng CoAprovel, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn bị giảm thể tích máu – hạ huyết áp, hẹp động mạch thận – tăng huyết áp do động mạch thận, suy thận và ghép thận, suy gan, hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại, tăng aldosteron nguyên phát, gút.
- Bạn đang theo dõi định kỳ nước và chất điện giải.
Tương tác thuốc
CoAprovel có thể tương tác với những thuốc nào?
Các thuốc có thể tương tác với CoAprovel gồm:
- Các thuốc trị tăng huyết áp khác
- Lithium
- Thuốc ảnh hưởng đến kali máu
- Cồn
- Thuốc trị đái tháo đường
- Cholestyramine, colestipol resins
- Corticosteroid, ACTH
- Digitalis
- NSAIDs
- Amin tăng huyết áp
- Thuốc giãn cơ vân không khử cực
- Thuốc trị gút
- Muối canxi.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc CoAprovel như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Dạng bào chế
CoAprovel có những dạng và hàm lượng nào?
CoAprovel có những dạng và hàm lượng sau:
- CoAprovel 150/12.5mg viên nén
- CoAprovel 300/12.5mg viên nén
- CoAprovel 300/25mg viên nén
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Huyết áp bình thường: 5 điều nên biết càng sớm càng tốt!
- 12 thực phẩm giúp hạ huyết áp trong thai kỳ
- Làm sao để người có huyết áp cao thỏa mãn chuyện ấy?