Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 22

NHỮNG NGƯỜI BỊ LÃNG QUÊN

Tôi trở lại Việt Nam cuối mùa hè năm 1968 với niềm tin rằng cuộc chiến sẽ nhanh chóng kết thúc bởi những đàm phán hòa bình đã bắt đầu ở Paris và việc đánh bom miền Bắc Việt Nam đã dừng. Nixon tranh cử với lời hứa về một "kế hoạch bí mật để kết thúc chiến tranh" điều giúp ông ta đắc cử. Khi tôi về vùng nông thôn, tôi chứng kiến cả hai bên tranh giành tuyên bố lãnh địa trong hy vọng ngừng bắn. Điều đó kết thúc chiến tranh bắn phá nhưng lại bắt đầu chiến tranh chính trị. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Về cơ bản, ngừng bắn chẳng bao giờ diễn ra. Thay vào đó là nỗ lực nhanh chóng kết thúc chiến tranh, chính quyền Nixon cố gắng kết thúc đề tài người Mỹ bằng cách rút lui nhẹ nhàng, giữ thể diện và tiếp tục xây dựng lực lượng miền Nam Việt Nam tiếp tục chiến đấu.

Rút lui được xem là chiến thuật quân sự khó nhất và chúng tôi bắt đầu viết về tinh thần, nhuệ khí của những lính Mỹ và cảnh ngộ của những người còn lại giúp lực lượng Cộng hòa. Cuối tháng Sáu chúng tôi nghe thấy doanh trại Lực lượng Đặc nhiệm của Ben Hét bị chiếm đóng. Những tay pháo binh và kỹ thuật Mỹ bị giam ở đó.

Ngày 26-6-1969, kỉ niệm năm thứ 7 đến Việt Nam của tôi. Tôi cố gắng tới thăm doanh trại bằng cách đi nhờ một trực thăng quân sự Mỹ tới Kontum, bay cùng Ollie Noonan, một phóng viên ảnh tự do cho AP và phóng viên truyền hình Don Webster của CBS và đội của anh ta. Doanh trại xa xôi nằm trên ngọn đồi gần biên giới Lào hỗn loạn, những hàng rào thép gai han rỉ, những bao cát và những lối đi đầy bùn. Khi chúng tôi đi qua cửa chính thì tiếng đạn súng lao tới làm chúng tôi co rúm lại, xuống hào trú ẩn.

Đội CBS đi vòng quanh doanh trại phỏng vấn đội Đặc nhiệm, còn Noonan và tôi dừng lại ở đội pháo binh Mỹ ở đồi phía bắc, nơi chúng tôi gặp gỡ với hàng tá lính không cạo râu, cáu bẳn nói rằng họ bị sở chỉ huy quên lãng, không được tắm nước sạch trong năm ngày, uống nước bụi bẩn đầy chất codit, đựng nước mưa mùa khô trong những chiếc áo poncho.

Những lời phàn nàn tức giận của họ như thiếu đạn dược và thức ăn, sự an toàn lỏng lẻo và đó là những điều nghiêm trọng nhất tôi từng nghe tới ở Việt Nam. Những người Mỹ cảm nhận họ là những người bị treo trên cây vì chỉ huy tối cao Hoa Kỳ nhận thấy Bến Hết là một cơ hội cho quân đội Cộng hòa thể hiện trách nhiệm và họ đã không can thiệp vào.

Chỉ huy đội pháo, Đại úy John Horalek nói rằng dù như vậy nhưng họ vẫn cố gắng làm công việc của mình trong nhuệ khí đang mất dần. “Nếu chúng tôi ở đây giúp đỡ phòng thủ thì chẳng có gì còn lại của Bến Hết cả", anh ta đang nói, thì một luồng đạn pháo cối bay tới rơi ngay giữa hàng pháo binh của anh ta. Lính bị bắn tới tấp với những mảnh đạn được đưa đi hoặc tự kéo lê vào một boongke tốt tăm để chữa trị.

Dưới ánh nến thỉnh thoảng sáng hơn bởi ánh đèn bập bùng từ chiếc đèn máy điện, Horalek và các bác sĩ đang giúp những người bị thương với niềm hy vọng trực thăng cứu viện sẽ đến không lâu. Ngay sau khi chúng tôi chuẩn bị rời khỏi đó thì lính pháo binh mất điều xa xỉ cuối cùng: một luồng đạn pháo dã vào boongke nơi họ để chiếc ti vi đen trắng 12 inh.

Sự tỉnh ngộ trong doanh trại phản ánh cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn về lòng tin vì Mỹ cố gắng rút ra khỏi cuộc chiến mà không cần tìm kiếm giải pháp hoặc chấp nhận thất bại. Tôi đặt nhan đề cho câu chuyện của mình là “Những người đàn ông bị lãng quên của Bến Hết" và cố gắng viết về những đắng cay bao trùm khu vực đó.

Tổng tư lệnh Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Earle Wheeler phàn nàn câu chuyện với Thượng nghị sĩ Harry Byrd và với Gallagher, người rất hài lòng với bài viết của tôi. Những lời lẽ cuối cùng về sự việc đó là lời của những người lính Bến Hết trong một bức thư gửi cho tôi theo địa chỉ văn phòng AP ở New York ngày 7-7: Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

“Chúng tôi là những người lính của đội pháo, Tiểu đoàn 3, Pháo binh 3 mong muốn được thể hiện sự biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới một người phóng viên đã mang bóng tối ra ánh sáng. Trong khi anh ở tại đội pháo A mặc dù chỉ là thời gian ngắn nhưng anh đã chứng kiến tình thế khó khăn của chúng tôi. Một vài ngày sau khi anh đi, chúng tôi đã nhận được thư và báo từ nhà, và những người đàn ông của Đội pháo A cuối cùng cũng được đọc câu chuyện của chính họ. Anh sẽ không thể tin được nhuệ khí của chúng tôi lên cao như thế nào khi biết những người ở nhà hiểu được cái địa ngục chúng tôi đang phải trải qua, và biết chúng tôi không còn là những người lính bị lãng quên nữa. Điều này mang đến cho chúng tôi hy vọng và lòng tin mới vào đất nước chứng ta. Chúng tôi nhận được hàng tấn đạn dược, và thực phẩm tiếp tế. Những phóng viên như anh đã phải đấu tranh sinh tồn tại những điểm nóng để có được sự thật và viết nên sự thật, xứng đáng với lòng biết ơn của những người lính Đội pháo A. Cảm ơn chúa vì những người đàn ông dũng cảm và chịu đựng giống như anh".

Những nỗ lực quân sự của Mỹ ở Việt Nam đang tan rã được chứng minh rõ ràng nhất bằng vụ thảm sát Mỹ Lai, và hơn nữa là những lời đồn đại về một số sĩ quan không thực hiện mệnh lệnh, nghiện thuốc phiện, giết người. Horst và tôi gặp một ví dụ về nhuệ khí binh lính đang tan ra như mây khói khi chúng tôi tiếp tục nhiệm vụ buồn tẻ tìm lại xác của Ollie Noonan, người đã chết trong vụ nổ trực thăng cuối tháng 8 ở thung lũng Sông Chàng xa xôi phía nam Đà Nẵng.

Horst tham gia cùng Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn bộ binh Tia chớp 196 di chuyển theo sườn núi đá của Núi Lớn xuống vị trí vụ nổ. Tôi ở lại căn cứ doanh trại tiểu đoàn ở trung tâm vùng hạ cánh trên đỉnh núi cùng chiếc bộ đàm liên lạc với Horst và truyền thông tin về văn phòng Sài Gòn khi thi thể Ollie được tìm thấy. Đại đội A của tiểu đoàn đang tản ra tìm kiếm. Họ rơi vào mê cung những hầm của người Bắc Việt và bị tổn thất nặng nề.

Sau đó năm ngày, những người đàn ông đó lĩnh đủ. Đại tá Robert C.Bacon yêu cầu Đại đội trưởng, Trung úy Eugene Shurtzir tiến về mục tiêu phía trước. "Tôi xin lỗi thưa ngài, những người của tôi từ chối đi. Chúng tôi không thể ra ngoài," Shurtz gọi bộ đàm trở lại. Khi Horst nghe thấy, Đại tá Bacon hỏi: “xin hãy nhắc lại, anh có nói với họ điều này có nghĩa là không tuân lệnh trong trận chiến không?".

Câu trả lời là: "Tôi nghĩ họ hiểu nhưng một số đơn giản đã lĩnh đủ họ mất nhuệ khí rồi. Có những cậu bé ở đây chỉ còn 90 ngày nữa là rời Việt Nam. Họ muốn về nhà bình yên. Vấn đề ở đây là tâm linh".

Đại tá Bacon chen vào: "Anh đang nói về các binh nhì hay các hạ sĩ?" và Trung úy Shurtz đáp lại "Đó là khó khăn ở đây, chúng tôi gặp cả khó khăn chỉ đạo, hầu hết đội của chúng tôi và các chỉ huy trung đội đã bị giết hoặc bị thương".

Đại tá Bacon lặng lẽ khuyên anh ta: "Hãy đi nói chuyện với họ một lần nữa và nói với họ rằng theo những gì chúng ta biết thì giờ các boong ke đều trống không, Việt Cộng đã rút. Nhiệm vụ của Đại đội A là tìm kiếm xác chết. Họ không có lý do gì để sợ. Hãy đếm xem bao nhiêu người thực sự không muốn đi". Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Trung úy quay trở lại đội lính sau vài phút. "Đại tá, họ sẽ không đi, và tôi không đề nghị giơ tay vì tôi sợ rằng tất cả sẽ ngấm ngầm với nhau”. Cuối cùng Đại tá ra lệnh cho anh ta: "Bỏ lại những người lính ở trên đồi và điều động đơn vị không quân chỉ huy tới mục tiêu."

Tôi chờ đợi ở sở chỉ huy tiểu đoàn thì Đại tá Bacon gọi bộ đàm giúp đỡ, yêu cầu hai nhân viên của ông ta tới hiện trường để nói chuyện lí lẽ với Đại đội A để "cho họ lời động viên và ném họ vào chỗ cụt". Tay đặc phái viên đó là sĩ quan tiểu đoàn, Thiếu tướng Richard Waite, một cựu binh dày dạn kinh nghiệm ở Việt Nam và Trung sĩ Okey Blankenship đến từ Panther, West Virginia. Họ không để tôi lên máy bay nhưng đồng ý nói chuyện với tôi sau đó.

Họ nhìn thấy những lính bộ binh ngồi mệt mỏi trong những đám cỏ lau, một số có những kí hiệu hòa bình khắc trên mũ và một số khác thì có chuỗi hạt quanh cổ. Những khuôn mặt râu ria, những bộ trang phục nhàu nát đầy máu. Một người đang khóc, những người khác thì tức giận và giải thích tại sao họ không di chuyển, rằng họ chán ghét cuộc chiến không có hồi kết, ở những cánh rừng trong cái nóng, sự nguy hiểm thường trực của những trận bắn phá bất ngờ ban ngày và những cuộc tấn công súng cối, những cuộc tấn công tìm kiếm của kẻ thù ban đêm. Họ nói họ thiếu ngủ và phải làm việc cật lực. Họ không có thư trong nhiều tuần, không có thức ăn nóng và những thứ nhỏ nhặt khác khiến cho cuộc hành quân là không thể chịu đựng được.

Trung sĩ Blankenship nói với tôi anh ta nhìn vào những tay lính 18 và 19 tuổi hiểu rằng có một thế hệ khác biệt với họ không chỉ về tuổi tác mà là quan điểm. Một lính trẻ cãi rằng đơn vị của anh ta chịu đựng quá nhiều và không nên tiếp tục nữa. Nhưng Blankenship, một người đàn ông nóng tính đáp lại giận dữ với một lời nói dối trắng trợn - một đại đội bộ binh khác còn 15 người và họ vẫn đang di chuyển. Khi một người hỏi tại sao họ lại làm vậy, anh ta đáp, "Có lẽ họ có điều gì đó hơn những gì các cậu có một chút".

Tay lính thét lên giận dữ: "Đừng gọi chúng tôi là những kẻ hèn nhát, chúng tôi không phải là những kẻ hèn nhát," và chạy về phía tay trung sĩ với nắm đấm giơ lên. Blankenship quay lưng lại và đi tới nơi Trung úy Shurtz đang chờ đợi với vẻ chán chường. Anh ta quay lại và thấy những người lính của Đại đội A đang chuyển động, nhặt súng, đứng xếp đội hình lỏng lẻo và theo anh ta xuống sườn núi trở lại trận chiến.

Đại đội A tới được hiện trường vụ nổ vào cuối ngày, lấy được xác của Ollie Noonan và những người khác. Horst và tôi bay trở ra căn cứ Hoa Kỳ ở Chu Lai, tôi viết nguệch ngoạc câu chuyện của mình trong cuốn ghi chú trong khi Horst cố gắng liên lạc với văn phòng AP Sài Gòn bằng điện thoại. Cuối cùng khi anh ta liên lạc được thì tôi có thể đọc bài viết nghìn từ về sự khó nhọc của Đại đội A. Câu chuyện truyền nhuệ khí ở Mỹ. Có một bài bình luận đáng quan tâm về những gì người phụ trách chuyên mục James Reston gọi là "luồng hơi nổi loạn" trong quân đội và cuối cùng cần kết thúc việc giết chóc những cậu bé Mỹ ở Việt Nam và mang tất cả họ về nhà.

Trung úy Shurtz bị điều động khỏi Đại đội A, được cứ tới nhiệm vụ ít trách nhiệm hơn ở sư đoàn. Không có hành động nào chống lại những người lính của anh ta. Nhưng câu chuyện về những người lính miễn cưỡng của Đại đột A đang trở thành câu chuyện của chiến tranh