Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 16

ĐỒNG NGHIỆP

Khi Mal Browne bỏ AP năm 1965 anh ta giải thích anh ta tức giận vì những tá nghiệp của chúng tôi không ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ. Anh ta nói đất nước đang chìm đắm vào chiến tranh mà không cần biết những sự thật đang diễn ra hàng ngày. Anh ta tin can thiệp quân sự sẽ lâu dài, đẫm máu và rốt cuộc chỉ là thất bại. Anh ta cũng tin rằng báo in không còn diễn đạt những câu chuyện ở Việt Nam một cách hiệu quả nữa và quyết định tham gia vào hãng tin ABC như phóng viên thường trú. Anh ta cao gầy với mái tóc màu vàng và nụ cười thân thiện - một vẻ đẹp điển hình kiểu Mỹ. Đôi khi tôi gặp anh ta đâu đó trên đường phố Sài Gòn với nhiệm vụ mới cùng đội truyền hình, tự giác tác nghiệp bài thuyết trình của anh ta hoặc “đứng dậy” khi họ được gọi, khi mọi người tò mò tới. Không ai có thể thay thế được sự dũng cảm thông minh và những kỹ năng tác nghiệp của anh ta không ai bằng trong chiến trường. Sự cống hiến của anh ta với nghề báo không mệt mỏi. Tôi buồn khi anh ta rời AP vì anh ta là người tôi luôn ngưỡng mộ và học hỏi. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Horst cũng không vui khi Mal ra đi. Mal là sự chuyển đổi đầu tiên của Horst sang nghề nhiếp ảnh. Mal là người chụp bức ảnh vị hoà thượng tự thiêu năm 1963 được giải Pulizer sau khi nhận chiếc máy ảnh từ Horst một tuần trước đó.

Chúng tôi phân vân không biết tương lai của Mal với truyền hình ra sao. Chúng tôi không ấn tượng với phương tiện truyền thông mới. Kỹ thuật khổng lồ đang lấn chiếm. Phim nhựa đen trắng chuyển qua đường hàng không từ Sài Gòn về New York và được phát vài ngày sau đó. Chúng tôi cảm thấy tivi là sự cạnh tranh rất lợi hại với báo in.

Chúng tôi thường đùa những lĩnh vực thương mại của tivi. Khi phát thanh viên của CBS Walter Cronkite tới thăm Việt Nam tháng 6, anh ta dành một ngày với Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn Không vận 173 trong vùng chiến khu D sử dụng hai trực thăng đưa đội sáu người của anh ta và thiết bị tới đồn trú chỉ huy. Trung sỹ Pratt nói rằng lính bị thu hút với một nhân viên ánh sáng của CBS, người mang theo súng nạp năng lượng mặt trời để giữ khuôn mặt của phát thanh viên khỏi bị bóng - thật mỉa mai trong vùng chiến nơi những người lính phải dùng mọi nguỵ trang phức tạp để che khuôn mặt mình.

Pratt kể về phần này: “Chúng tôi tập diễn vài cảnh quyến rũ về những người lính “di chuyển ra” từ trong rừng, và sau đó Cronkite phỏng vấn tiểu đoàn trưởng, một thiếu tá. Họ đi bộ cạnh nhau về phía máy quay nói chuyện, theo con đường qua lán che có đường hầm. Một vũng nước lớn trên đường và vị tướng giống như bất kỳ ai biết nhận thức đi vòng quanh nó. “Cắt”, Bonn thét lên, chỉ đạo cho Crokite. “Bây giờ hãy quay trở lại và đi qua vũng nước”. Thiếu tá nhìn tôi kỳ lạ, tôi nhún vai nhưng ông ta cũng làm theo lời tay quay phim và tôi nghĩ về Tướng Douglas McArthur đã phải lội vào bờ vô số lần ở Lyete để có được hình ảnh chuẩn. “Anh trông phẫn nộ, trung sỹ”, sau đó Bonn nói với tôi và tôi đáp lại: “Tôi không có ý để lộ ra vậy”. Bonn giải thích một cách kiên nhẫn, “Đây là những gì chúng ta gọi là sản xuất thực tế. Khi được cắt chỉnh và biên tập ở New York, nó sẽ là sản phẩm tuyệt vời”.

Wheeler đã có câu chuyện hay nhưng Safer làm tốt hơn vì anh ta và đội của mình ở tại hiện trường tập hợp hình ảnh và âm thanh có sức lay động lòng người. Safe là một trong những tác giả kịch bản tốt nhất của truyền hình và kịch bản đánh máy của anh ta được đọc đêm đó trên chương trình tin tức của CBS. Hai ngày sau đó câu chuyện truyền hình hoàn thiện được phát đi khi bộ phim thương tâm đó tới New York.

Câu chuyện của anh ta gây tranh cãi gay gắt trong cả nước và Tổng thống Johnson rất buồn. Những lính thuỷ đánh bộ trở nên nghi ngờ Safer vì quốc tịch Canada của anh ta. Có một điều mà tôi hoàn toàn đánh giá cao vì một số hình ảnh là giả. Tôi đã dành cả thập kỷ tác nghiệp ở Việt Nam để trở thành một kẻ bị bỏ rơi trong giới quân đội Mỹ còn Moley Safer cũng đạt được vị trí tương tự chỉ trong một chiều.

AP đã chọn Ed White thay thế Mal làm trưởng phân xã. Tác nghiệp của chúng tôi mở rộng nhanh như quân đội. Tất cả chúng tôi đều hoan nghênh sự chọn lựa Ed vì anh ta là một trong những “Cậu bé” ở tuổi 42, khôn ngoan hơn cả thập kỷ và có nhiều kinh nghiệm hơn. Anh ta đã làm việc ở phòng ngoại sự ở trụ sở New York và đã giúp đỡ chúng tôi thường xuyên từ đầu những năm 1960 trong nhiệm vụ tạm thời ở văn phòng Tokyo. Ed điềm đạm, ngậm tẩu thuốc và là sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Báo chí Missouri. Anh ta thích tiệc tùng, quan tâm tới đàn bà và giống như hầu hết chúng tôi đều dành thời gian cho cả hai. Chiến tranh leo thang, nguy hiểm và lo lắng mang đến cho chúng tôi những lý do để trác táng. Sài Gòn đáp ứng mọi nhu cầu của quân đội đóng nơi đây. Chúng tôi nguỵ biện cho sự vượt quá giới hạn của mình khi nói rằng những say sưa bù khú chủ yếu dành cho những người lính đã giúp chúng tôi ở chiến trường và chúng tôi mời lại họ ở Sài Gòn để thư giãn. Chúng tôi hiểu rằng tất cả điều này là một phần truyền thống lâu nay của ký giả chiến trường. Tôi ngày càng dành ít thời gian ở nhà cho Nina và con trai hơn, Andrew sinh vào tháng 12-1964. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho những cậu lính trẻ. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Hal Boyle, người phụ trách chuyên mục của AP dành sáu tháng cùng chúng tôi ở Việt Nam viết những câu chuyện hậu phương đầy sức sống về “phương diện con người” của chiến tranh. Hal là một tâm hồn nhẹ nhàng, người đã viết trong trang Sài Gòn của mình, “Bất kỳ phóng viên nào có thể làm điều công bằng cho một trận cháy báo động cấp độ bốn thì đều có thể làm tốt cuộc chiến chỉ có ngọn lửa lâu hơn ảnh hưởng con người”. Thói quen uống rượu nặng góp phần thăng hoa tính sáng tạo của anh ta. Đôi khi đêm muộn, anh ta vẫn chìm đắm trong men rượu và chúng tôi thường cá cược xem anh ta có thể làm xong trang theo dự kiến không. Vào buổi sáng tôi luôn thấy dưới nhà mình câu chuyện ba trang mà anh ta để ở đó từ lúc nửa đêm và bình minh.

Hal giành giải thưởng Pulitzer với những bài viết về mặt trận châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một lần, tôi hỏi anh ta kỷ niệm điều đó thế nào và anh ta nói anh ta ghé thăm một nhà thổ ở trung tâm nghỉ ngơi và sáng tạo quân đội ở Bỉ, “và khi Bob Eunson gọi điện nói tôi đã giành được giải thưởng Pulitzer thì tôi kỷ niệm bằng một nhiệm vụ khẩn cấp khác”.

Tin, bài của Hal được xuất bản trong hàng trăm tờ báo trên cả nước, cho thấy nhu cầu thích đọc những bài cổ vũ chiến tranh mà tôi không góp phần. Khi Hal trở về New York, Hugh Mulligan, một phóng viên cựu chiến binh từ Phòng Phóng sự thay thế anh ta.

Mulligan là tác giả phóng sự nổi tiếng và những câu chuyện của anh ta luôn được các biên tập viên yêu thích trình bày cả trang. Anh ta dí dỏm làm người khác không kìm nén được và có sở thích rất Naponeon, thích sải bước quanh chiến trường với một tay đút túi quần trước. Khi được mời ăn trưa gặp một vài nguồn tin của chúng tôi tại một nhà hàng Việt Nam, anh ta giả vờ lưỡng lự: “Tôi không thích cari với những người địa phương”.

Trong suốt chuyến thăm Việt Nam, anh ta kết bạn với đội đồng ca gợi cảm trẻ trung của một đoàn kịch tới thăm có tên Đoàn xiếc Quốc gia Đức và trong nhiều tuần bị đoàn tuỳ tùng xinh đẹp theo sau mọi nơi trong thành phố. Anh ta đưa họ tới những bữa tiệc nơi những bà vợ của chúng tôi không có mặt, và nói chuyện với họ về những cuộc tình lãng mạn. Một nửa số họ phải lòng anh ta nhưng Mulligan vẫn chung thuỷ với cô vợ Brigitte ở Forests Hills, New York. Sự kiềm chế bản thân là thế mạnh của báo giới và rất nhiều phóng viên cô đơn ngày nay không mắc vào điều này.

Giống như Boyle, Mulligan cũng có quan điểm rằng bất kỳ điều gì người Mỹ đang làm ở Việt Nam đều đúng. Tổng thống Johnson đảm bảo với đất nước rằng sự can thiệp quân sự là hợp lý, công bằng và được giới hạn về mức độ, thời gian và đó là hậu quả không tránh được của Chiến tranh lạnh. Cần cảm thấy rằng nếu có những người lính Mỹ chết trong chiến trường thì họ đang hy sinh cuộc sống cho điều đáng giá. Mulligan ủng hộ sự hy sinh của họ. Một hôm Hugh nói với tôi anh ta có một niềm tin không thể dập tắt “Phần thú trong con người có thể cứu chữa được. Cậu nhìn thấy nhiều người tốt hơn những người tệ nhất và chiến tranh mang đến người tốt nhất”.

Tôi triết lý ít hơn. Tầm nhìn khác nhau của chúng tôi được minh chứng trong những câu chuyện chúng tôi viết về những hậu quả sau trận chiến tại thung lũng La Drang tháng 11/1965, trận đánh đẫm máu nhất trong chiến tranh tính đến thời điểm đó. Mulligan viết về sự trở về căn cứ An Khê của một đơn vị: “Những cậu bé dũng cảm đã để lại tuổi xuân phía sau cuộc chiến cay đắng ở thung lũng La Drang trở về nhà giống như những người đàn ông ở Doanh trại Sư đoàn Không quân đổ bộ 1, tối Chủ Nhật” và anh ta trích lời quan chức cấp cao nói rằng họ đã đối đầu với “kẻ thù chuyên nghiệp, mạnh bạo và các bạn đã trả đòn. Các bạn đã xứng đáng và sẽ không bao giờ bị lãng quên, đất nước tự hào về các bạn”. Mulligan kết thúc câu chuyện đó: “Sẽ có những tiếng cười, nhậu nhẹt ở Tiểu đoàn 2 tối nay và cũng có cả nước mắt. Nước mắt cho những ngưòi bạn bỏ lại phía sau trong rừng bông lau ở thung lũng La Drang, nước mắt cho những người bạn trong những bao xác bằng cao su trên hành trình trở về quê nhà nước Mỹ”.

Hôm đó Mulligan viết câu chuyện của anh ta về La Drang, tôi đang ở Plâycu cách đó khoảng 161km. Tôi viết về trận chiến thực sự và tôi viết một bài phân tích về một chiến dịch tương tự. “Một thế hệ trẻ của Mỹ bị ném vào khói lửa ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Họ đang phát hiện ra chiến tranh không khác về bản chất bởi nhiều người bị nó tàn sát và nó cũng tàn bạo như những cuộc chiến tranh khác mà sách lịch sử đã ghi lại. Với những đại đội ở La Drang, đó không phải sự hoan hỉ của chiến thắng khuấy động họ khi trận chiến kết thúc mà đó là sự hoan hỉ vì họ vẫn còn sống”.

“Đôi khi chiến tranh mang đến những điều xấu xa nhất của con người. Một người lính thanh toán mọi kẻ thù bị thương khi đơn vị anh ta dọn sạch chiến trường, bởi cách đó hai ngày anh ta nghe thấy ba tù nhân Mỹ được tìm thấy bị trói chân tay, bị bắn vào đầu. Và chính xác là anh ta đang trả thù. Điều đó lấy hết lòng chắc ẩn trong con người cứu trợ kẻ thù bị thương sau trận đánh tàn sát ở La Drang và cũng không có lòng trắc ẩn còn lại”.

Cả hai câu chuyện của chúng tôi đều được AP sử dụng cùng ngày. Các biên tập viên chắc đã thông cảm khi nghĩ rằng chúng tôi viết những cách khác nhau về chiến trường. Phòng ngoại sự AP cũng không hỏi văn phòng Sài Gòn về sự khác nhau trong những câu chuyện đó, để cho các biên tập viên đánh giá chọn những phần họ thích. Họ sử dụng của Mulligan nếu họ cảm thấy Việt Nam là cuộc chiến mà những người lính cảm thấy đáng để chiến đấu, họ sử dụng của tôi nếu họ nghi ngờ điều đó.

Dười sự che chở của AP, mọi điều từng viết về chiến tranh Việt Nam đều xuất hiện trên dịch vụ cung cấp tin tức, chúng tôi chịu đựng những ý kiến khác nhau về chiến tranh. Chúng tôi hướng bản năng cạnh tranh về phía UPI chứ không phải giữa chúng tôi. Tôi ngưỡng mộ tính hài hước và sự hào phóng của Mulligan và tôi kính trọng tài năng của anh ta.

Nhưng những tranh luận về những tin, bài buộc trụ sở AP tăng cường thêm nhiều bàn tay trưởng thành hơn. Tom Reedy đã gần tuổi nghỉ hưu, một phóng viên Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng là cựu chiến binh và là Trưởng Phòng ngoại sự, có tiếng nói âm vang như sấm và có tài kể chuyện tào lao bên những ly Schotch trong buổi tối muộn. Ông ta thích nhớ lại những khám phá của mình trong cuộc chiến tranh “lớn” và ủng hộ không nao núng về sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Tôi không tranh luận với Reedy vì tôi không có quan điểm thế giới về chiến tranh. Tôi bám vào những quy định làm tin chỉ viết về những gì mình nhìn thấy. Nhưng Reedy bận ở bàn làm việc. Vài tuần trôi qua tôi có ấn tượng sự ủng hộ của ông ta bắt đầu rò rỉ trong những bản tin tóm tắt hàng ngày. Ông ta thậm chí bắt đầu thích gọi những người lính là “lính bộ Mỹ”, một cụm từ phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và đôi khi viết về những chiến thắng mà chẳng có ở đâu cả. Gồm cả chiến dịch quân sự của Lữ đoàn Không vận 173 của quân đội Hoa Kỳ trong vùng chiến khu D mà tôi đã viết nơi tiểu đoàn dẫn đầu bị bao vây trong hai ngày tại một ổ phục kích của Việt Cộng và chỉ tiến lên đi tiếp được khi kẻ thù đã bị hạ. Reedy miêu tả đợt tập dượt này như “một chiến thắng khác của lính Mỹ” trong câu chuyện của ông ta và tôi thách thức ông ta. Tôi cảm thấy ông ta truyền tải sự kiện sai lệch.

“Con trai” ông ta cười chua cay nói với tôi: “Ta đã làm điều này rất lâu trước khi con sinh ra”.

“Ông”, tôi đáp lại giận dữ, “Tôi sẽ làm điều này rất lâu sau khi ông chết”. Ông ta nhìn tôi choáng váng, nói lầm bầm bằng tiếng Scot của mình. Sau chuyện đó, Reedy không nói chuyện nhiều với tôi. Ông ta trở về nhà đúng dự định nhưng trả thù bằng những câu chuyện văn phòng tầm phào. Mal Brown đã từng điều hành một văn phòng thận trọng không tai tiếng nhưng giờ New York nghe nói nhiều chuyện về chính trị văn phòng, những thói quen xã hội của chúng tôi và không thích điều đó chút nào.

Trong khi hội đồng nội bộ AP tranh cãi về năng lực của tôi, Wes Gallagher ủng hộ và biến tôi thành một ngôi sao. Ông ta đã yêu cầu Ted Boyle ở Phòng phát triển bắt đầu chiến dịch cùng một bản tiểu sử ngưỡng mộ 1800 từ Hugh Mulligan viết gửi cho các báo Mỹ. Nó có đoạn “Máy ảnh của At luôn được đổi mới, sổ ghi chú bằng bìa nhựa, anh ta mang theo những mệnh lệnh đánh máy cho phép anh ta bay tới bất kỳ nơi nào trong vùng chiến sự, anh ta luôn luôn là một phóng viên chiến trường số một”.

Ngày 13-11-1965, trong tờ Biên tập viên và Nhà xuất bản, cuốn kinh thánh của ngành báo chí, tôi nhìn thấy một bài viết dài trên trang 8 và 9, một phóng sự có ảnh đen trắng tôi để đầu trần, đi ủng chiến trường, mặc một chiếc áo mưa đi dọc một con đường bị đánh bom ở miền Trung Việt Nam cùng một đại đội lính thuỷ đánh bộ Cộng hoà. Bài viết có nhan đề in đậm: “Một nghìn ngày…một trăm trận đánh: Peter At của AP ở Việt Nam”.

Đoạn trích dẫn của bức hình: “Peter At tới Việt Nam tháng 7-1962 viết về một cuộc chiến nhỏ bẩn thỉu. Bây giờ nó ngày càng mở rộng và chết chóc. Tháng 10 cuộc chiến đã lấy mạng hai phóng viên ảnh của AP, Bernard Kolenberg và Huỳnh Thành Mỹ. Trong một nghìn ngày Peter At một mình đi qua một trăm cuộc chiến từ đồng bằng có những trận mai phục tới những tiền đồn bị cô lập ở cao nguyên. Điểm đến trong hành trình của anh ta là Sông Bé, Đức Cơ, Vùng chiến khu D, Anh Khê, Biên Hoà, Chu Lai và nhiều hơn nữa. Peter At giống như những nhân viên khác của AP ở Việt Nam tin rằng nơi có tin tức và những bức hình gắn liền với bước đi của lính chiến đấu. Để làm được điều này anh ấy có sự can đảm, sáng kiến và kỹ năng tác nghiệp theo truyền thống nghề nghiệp. AP. Tên của sự độc lập”.

Một hôm Mulligan nói với tôi anh ta được biết AP đang gửi một số câu chuyện năm 1965 cho giải thưởng Pulizer về ký sự quốc tế và chúc tôi may mắn, nhưng anh ta cũng cảnh báo tính cạnh tranh rất gay gắt. Tôi nhận thấy Hugh che giấu tham vọng đạt giải Pulitzer của chính mình và tôi đoán những câu chuyện của anh ta cũng tham gia cuộc thi, chúng là phần viết về những cậu bé Mỹ trong cuộc chiến và được các biên tập viên ưa thích. Năm 1965 cũng là năm tốt nhất của tôi. Tôi cảm thấy tôi đang trưởng thành và những câu chuyện của tôi là sự thật. AP đặt rất nhiều áp lực lên các biên tập viên để hình thành dòng tin chảy về trụ sở và từ những câu chuyện bắt đầu của tôi được viết lại đáp ứng những yêu cầu văn phong. Nhưng trong những năm trước đó tôi nhận thấy nhiều tư liệu gốc của tôi đang được nâng cấp. Biên tập ngoại sự ban đêm của AP, Haris Jackson nói với tôi rằng một nhân viên từng thử cắt một phần mềm trong những câu chuyện dài của tôi xuống 300 từ và Jackson la lên: “Nếu cậu không biết cách cải tiến thì đừng động vào” và toàn bộ 1700 từ được sử dụng rộng rãi. Kể từ đó tôi cố gắng đặt toàn bộ câu chuyện của mình trên bàn của Jackson.

Một trong những câu chuyện của tôi sống sót nguyên vẹn qua phòng biên tập đầu năm 1965 và nhan đề của nó gây ra tranh luận về phong cách viết trong cộng đồng báo chí và để lộ ra các biên tập trong cả nước xem những bài viết của chúng tôi nghiêm ngặt và họ cũng sẵn sàng tách nó ra khỏi nhau như thế nào.

Đầu buổi tối Huỳnh Thành Mỹ đang diễn hề trong văn phòng, giả vờ là một ngôi sao điện ảnh. Sau khi giải thích bằng vốn tiếng Anh chắp vá của mình, chúng tôi biết rằng chúng tôi đã có câu chuyện. Những người bạn trong quân đội ở Mỹ Tho đã nói với anh ta một phần Sư đoàn lính bộ 7 Việt Nam đang được cử tham gia vào bộ phim. Chúng tôi khởi hành sáng hôm sau trong chiếc Ghia Karmann màu trắng theo quốc lộ 1 trên cao tốc Mỹ Tho, qua Tân An, chúng tôi chứng kiến một xe khách chật chội dừng lại thình lình khi tiếng súng máy bay phá vang dội đâu đó trong cánh rừng bên đường. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Một đám hành khách nhảy xuống mương nước, nhớ rằng những tay bắn tỉa phổ biến trên đường Sài Gòn - Mỹ Tho, chúng tôi tham gia cùng với họ. Những lái xe nhìn ngó lo lắng về phía rừng nơi những đám khói xanh đỏ toả ra. Trận bắn liên hồi nhưng nghe có vẻ buồn cười giống trận tập dượt. Tôi bò lên khỏi mương, đi về phía một người đàn ông không lo lắng duy nhất mà tôi nhìn thấy, một sỹ quan quân đội Mỹ trẻ đang hút thuốc thong thả trong chiếc xe jeep đậu bên đường. “Bình tĩnh” anh ta nói một cách đơn thuần, “đây không phải là trận chiến. Tôi nghĩ tôi đang tới đây để cố vấn cho lính. Họ lẽ ra nên gửi tôi đến Hollywood”.

Trong cánh đồng phía xa những hàng cây, chiến tranh Việt Nam đang được quay phim màu 35mm trong một dự án của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. Một hàng lính đội mũ sắt diễn tập cảnh chiến đấu đứng trên bờ ruộng và bắn vào tầm trung khi những chiếc máy quay lăn bánh. Những lính khác bảo vệ để những Việt Cộng không nhảy vào cảnh phim.

Các nhà sản xuất rất ngạc nhiên khi thấy chúng tôi, nhưng không có quyền đuổi chúng tôi đi và chúng tôi lượn quanh đó xem “Tuyệt vời phải không”, một sỹ quan USIS, áo xắn tay bình luận khi khói từ hàng tá lựu đạn toả ra trong cảnh màu kỹ thuật dày đặc để cho những lính Cộng hoà tiến vào những “kẻ thù” không nhìn thấy.

Tôi nghe một người nói: “Đừng nói khi họ sử dụng đạn thật, sẽ hỏng mất âm thanh tự nhiên”. Đó là giọng một đạo diễn phim người Mỹ, chần chừ giới thiệu anh ta hay nói một điều gì về dự án. Vào lúc đó những người xem trên đường cao tốc Mỹ Tho thấy lính Cộng hoà đã bắt một làng “kẻ thù” ở phía bên kia cánh đồng.

“Được, giống như trong Battle Cry, làm sao tôi nhìn họ làm điều đó thật”, một cố vấn Hoa Kỳ nhận xét khi quay xe jeep trở lại và tiến về đường băng Tân Hiệp.

Nhân viên thông tin Hoa Kỳ, USIS trở nên thân thiện với tôi khi đoàn sản xuất bắt đầu đóng gói đồ đạc. Một nhóm 3 người được thuê ở Washington sản xuất chương trình 30 phút trình chiếu quốc tế. “Chúng tôi muốn chỉ cho thế giới biết nhứng điều thực sự đang diễn ra ở đây”, anh ta nói. “Những gì chúng tôi tìm kiếm là thực tế. Hai ngày trước đây chúng tôi diễn một cuộc tấn công lớn với một tiền đồn nhỏ. Chúng ta có những người đàn ông bảo vệ nó giống như những anh hùng và những người phụ nữ băng bó vết thương cho họ. Chúng tôi không chiếu bất kỳ cuộc tấn công nào của Việt Cộng vì nếu làm vậy thì không một ai xem phim sẽ tin điều đó”.

Trong ba tuần làm phim thì có những trận đánh thực sự trong vòng bán kính 80,4 km của sài Gòn nhưng người cung cấp thông tin cho tôi lại tuyên bố: “Chúng tôi không muốn trình chiếu những điều tàn ác như xác chết. Chúng tôi muốn chỉ ra người Cộng hoà chiến đấu như một dân tộc”. USIS nhận xét về những câu chuyện và những bức hình mô tả sự kinh hoàng của cuộc chiến như lính Cộng hoà tra tấn tù nhân. Bộ phim sẽ nhấn mạnh “những nhân tố tích cực”. Nhưng những nhân viên USIS ở Sài Gòn từ chối nói về bộ phim thực tế tích cực của họ tốn bao nhiêu.

Tôi lái xe tới Mỹ Tho, tới một trường học cũ nay trở thành nơi ở cho đội cố vấn quân đội Hoa Kỳ và thấy rằng họ rất tò mò về dự án của USIS nhưng cũng hơi căm ghét. Một cố vấn tiểu đoàn nói với tôi, “Nếu họ muốn vài hình ảnh về chiến tranh thì thỉnh thoảng đi với tôi. Nếu họ muốn khắc hoạ chiến tranh thì hãy làm một cách thích hợp hoặc không gì cả”. Một cố vấn khác nói: “Chúng tôi được nói rằng không có đủ lính dự phòng để bảo vệ nhiều thôn đơn độc và bị đe doạ ngoài kia. Nhưng lính cho một dự án như vậy lại tìm thấy quá nhanh”. Khi trở lại văn phòng AP, Horst lầm bầm: “Tôi hy vọng họ không kết thúc bằng việc tự rơi vào bẫy mai phục của họ”.

Tôi viết câu chuyện theo phong cách tường thuật sự kiện mà tôi nghĩ phù hợp với những dữ kiện, chứ không phải nhồi nhét thông thường. Bạn phải đọc vài đoạn trong câu chuyện trước khi thực sự hiểu được vấn đề. Tôi đoán một số biên tập viên chưa nắm được ý đó. Một số báo đưa nhan đề của câu chuyện lên trang nhất nhưng nhiều tờ không đăng và phàn nàn về tin, bài của AP viết không đủ mạnh. Carl Rowan, Giám đốc của USIS đọc bài của tôi trên tờ Washington Post và yêu cầu ngừng ngay việc làm phim và bộ phim bị phá sản.

Những biên tập viên đưa ra những đánh giá cuối cùng cho giải thưởng Pulitzer nằm trong số những người tranh cãi về câu chuyện của tôi. Holliwood ở sông Cửu Long rõ ràng nằm trong mục giải thưởng của tôi cùng Đội cứu trợ 21, câu chuyện khí gas cay và những bài phóng sự từ thung lũng La Drang. Mulligan nói đó là một danh sách mạnh như những chú lùn được thuê để thì thầm vào tai những tướng La Mã chiến thắng rằng ngọn lửa đang qua nhanh. Anh ta cảnh báo rằng những phóng viên tốt nhất nước Mỹ cũng tham gia giải thưởng, rất nhiều trong số họ tôi từng làm việc ở Việt Nam như Jack Foisie của tờ Thời báo Los Angeles, Jimmy Breslin của Tờ New York Herald Tribune. Anh ta nói cơ hội của tôi là mong manh. Giải thưởng Pulitzer được công bố tại Trường Đại học Columbia vào thứ 3 đầu tiên của tháng năm. Vào đêm công bố của giải thưởng, tôi đi ngủ sớm khi được đồng nghiệp AP đảm bảo nếu tôi giành được chiến thắng tôi sẽ được văn phòng ở New York thông báo. Bob Moorefied trực tối hôm đó, một phóng viên của AP lớn tuổi hơn, đến từ Midwest.

Cõ lẽ Moorefied rất tốt đã để cho tôi ngủ hoặc có thể anh ta ra ngoài tìm một gái bar vui vẻ nên lỡ mất đoạn tin trên máy telex, nhưng anh ta cũng không gọi điện vào sáng sớm với bất kỳ tin tức nào. Rạng sáng tôi bình thản quay sang Nina nói rằng luôn luôn có giải thưởng cho năm sau. Tôi thậm chí đã ngủ lơ mơ khi chuông điện thoại reo. Đó là Moorefied. “Hãy để tôi là người đầu tiên chúc mừng anh…”. Cảm xúc dâng trào, nghẹn ngào tràn lên và Nina nhìn những giọt nước mắt chảy ra từ mắt tôi. Tôi chưa bao giờ chiến thắng được điều gì trong đời và tôi đoán giải thưởng Pulitzer là sự khởi đầu tốt đẹp. Moorefied muốn tôi viết một bài bình luận cho hãng tin và tôi mất một lúc lâu mới kéo được mình ra khỏi cảm xúc này để có được vài dòng.

Ngay sau đó có tiếng gõ cửa căn hộ của tôi. Mal Browne bước vào cùng chai sâm banh đầy bọt. Trên đường tới cơ quan, tôi thấy Charlie Mohr của tờ Thời báo New York, một đối thủ giải thưởng năm đó, người năn nỉ mời bữa trưa chúc mừng Mal, Horst và tôi, những cậu bé AP của Sài Gòn. Đầu năm đó Charlie mời tôi về làm cho tờ Thời báo New York và tôi đã được anh ta tâng bốc có chủ ý nhưng tôi nói tôi đã “cưới” AP cho tới lúc cái chết chia lìa chúng tôi, một sự khẳng định cường điệu mà chỉ có ở tuổi trẻ.

Một đống Telex và điện báo đang chờ tôi ở văn phòng và những thư từ khác gửi đến từ các đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới. Wes Gallagher có thông điệp nói rằng: “Trong những người được giải thưởng Pulitzer của AP thì không một ai xứng đáng hơn hoặc cho tôi sự hài lòng hơn cậu bởi những khó khăn mà cậu đã trải qua”. Sau đó ông ta viết: “Tôi không thể vui hơn được nữa vì cậu đã giành giải thưởng Pulizer, điều đó có nghĩa một sự quét dọn sạch sẽ cho bộ ba Mal, Horst và chính cậu. Tôi đặc biệt vui mừng vì điều đó cho thấy những phóng viên hàng đầu trong đất nước này xứng đáng được ghi nhận trên cả quốc tịch. Tôi mong Chính phủ sẽ làm như vậy, điều đó là sự mong đợi quá nhiều của bất kỳ Chính phủ nào”.

Tôi được mời tới dạ tiệc kỷ niệm Pulitzer lần thứ 50 tại khách sạn Plazza ở thành phố New York. Đứng trên bục trong phòng khiêu vũ của khách sạn Plaza giữa những người được nhận giải thưởng Pulitzer, nghe Jame Reston và Archibald MacLeish nói về những trách nhiệm đi cùng giải thưởng, tôi đã hiểu những gì Mal Brrowne, David Halberstam và Neil Sheehan đang tìm kiếm để hoàn thành ở Việt Nam. Tôi mong muốn được trở lại công việc