Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 13

ĐỘI TIẾP TẾ 21

Chính quyền Johnson trở nên cảnh giác với những tin tức viết về Việt Nam và cố gắng hạn chế điều đó. AP là mục tiêu hàng đầu. Những bản tin chiến trường đầy hình ảnh và những câu chuyện về các thử nghiệm tấn công bằng khí gas trong các đợt hành quân, thất bại lắp đặt quân sự và sự thiếu thốn vũ khí trong các đơn vị chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ làm tức giận Washington tới mức Tổng thống Johnson yêu cầu FBI chọc vào cuộc sống của tôi và cố gắng tìm ra cái gì đó bẩn thỉu để bịt miệng tôi. Trụ sở AP chỉ nắm được tình hình chung và rất lâu sau này chúng tôi mới biết những điều sâu xa trong sự không hài lòng của Nhà Trắng. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Thư ký báo chí Bill Moyers quan sát trong một lần ghi chú năm 1965 nói rằng tin bài của phóng viên CBS Morley Safer và tôi là “vô trách nhiệm và thiên kiến” bởi chúng tôi sinh ra ở nuớc ngoài nên chúng tôi không có “mối quan tâm cơ bản trong tim của người Mỹ”. Moyers hứa “thận trọng những điều đó hơn” và Johhn viết nguyệch ngoạc “tốt” trên bản ghi nhớ. Phụ tá của tổng thống, Jack Valentin viết một bản ghi nhớ cho Johnson trước cuộc họp với Wes Gallagher và các nhân viên khác của AP: “Các anh có thể đưa ra vấn đề của Peter At, người trở nên có hại với nước Mỹ, có hại hơn cả một tiểu đoàn Việt Cộng: Những câu chuyện của anh ta về những thiết bị do thám, máy bay cổ, việc sử dụng khí gas độc hại”…

Wes Gallagher được mời tới cuộc họp Nhà Trắng và ông ta đã chuẩn bị đối mặt với những lời nhận xét của Tổng thống, mang theo một va li đầy những hình ảnh và sự thật ủng hộ cho những câu chuyện gây tranh cãi nhưng Johnson không hề đả động đến chiến tranh hay tác nghiệp của AP và cuối cùng Gallagher quyết định tự mình nêu vấn đề. “Thưa Tổng thống, tôi hiểu ngài đã nhận xét về một số những câu chuyện của AP từ Việt Nam”. “Ồ không”, Johnson đáp lại khi ông ta vỗ vai Gallagher từ phía sau. “Tôi nghĩ là AP đang làm tốt công việc”. Gallagher không thách thức ông ta khi nói: “À, tôi chỉ muốn ngài biết, thưa ngài Tổng thống, AP không chống lại ngài hay chỉ ủng hộ ngài”, tới đó Johnson đáp lại: “Đó không thực sự là cách mà tôi thích”.

Trong một bản ghi nhớ dành cho Wes Gallagher ngày 16-8, trưởng phòng nhân sự AP, Keith Fuller giải thích rằng mọi người ở AP phải cẩn thận hơn trong việc cân bằng làm tin vì điều đó có thể tạo ra “vấn đề đặc biệt cho Peter At vì anh ta không phải là một người Mỹ mà lại tình cờ trở thành một phóng viên chiến trường năng động nhất của chúng ta, điều đó rất dễ làm cho các quan chức tức giận, trút giận vào anh ta”. Fuller nói anh ta đã nghe phong phanh thông tin về một chiến dịch và nhờ tôi kiểm tra giúp. Tôi không phản dối cung cấp cho AP tất cả những thông tin mà họ yêu cầu. Những năm sau này đại tá Dan Baldwin đã nghỉ hưu nói với tôi rằng anh ta dành một tháng của năm 1965 bay vòng quanh nước Mỹ cùng một nhân viên CIA trong chuyến bay của Chính phủ để phỏng vấn những nguời quen của tôi, những người trở về từ Sài Gòn và luôn cố gắng buộc tội tôi là Việt Cộng.

Câu trả lời của Gallagher đối với mê cung những luật lệ và quy định mà Chính phủ Hoa Kỳ ở Sài Gòn áp dụng lên báo giới là hãy phản công mạnh. Ông khuyên chúng tôi trong một bức thư ngày 14-6-1965: “Tôi nghĩ câu trả lời tốt nhất lúc này là sự công kích với vai trò của tất cả các bạn như đã làm trước đây và không bị cản trở bởi những hạn chế”. Gallagher đang “bật đèn xanh” cho những liều lĩnh của tất cả chúng tôi và chúng tôi đáp trả những thách thức của ông ta.

Ngày 18-8-1965, Eddie Adams, một phóng viên báo ảnh của AP thông báo với chúng tôi rằng chiến dịch quân sự lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ lớ sẽ bắt đầu ngày hôm sau và anh ta sẽ bay ra Huế với chỉ huy lính thuỷ đánh bộ, Thiếu tướng Lewis Walt. Eddie nói có một chỗ đi nhờ trên trực thăng quân đội Hoa Kỳ đóng tại Đà Nẵng do Đại uy Irwin Cockett lái, một trong những người bạn của chúng tôi. Tôi đang chạy vội về nhà đóng gói hành lý và đi nhờ trên chiếc C-130 của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ chở túi đựng xác tới Đà Nẵng. Bình minh lên trước khi chúng tôi tới nơi. Đại uý Cockett đang uống cà phê ở nhà ăn tập thể Quân đội Không quân. Anh ta nói cuộc hành quân thực tế ở đảo Vân Tường phía nam Đà Nẵng. Anh ta nhảy lên trực thăng và chúng tôi bay qua những tia nắng mặt trời đang lên đi về phía chiến trường.

Tới đường băng tại sân Chu Lai bị chặn cát, chúng tôi nhìn thấy khói toả lên từ bán đảo rừng về phía nam. Một đợt hành quân lớn vẫn đang tiếp diễn. Cockett thả tôi ở gần ba chiếc trực thăng lên thẳng CH-34 mà quạt gió đã quay và tôi nhảy lên môt chiếc chất đầy khí gas. Sau đó là Tim Page, một tay báo ảnh tự do, người cũng được tiết lộ đi về phía nam, nhảy lên máy bay.

Chúng tôi nhanh chóng đảo quanh trên bán đảo, cơ trưởng hét vào tai tôi rằng phi công đang tìm chỗ thả hàng. Chúng tôi bắt đầu xoắn xuống mặt đất chiến trường. Tôi liếc nhìn hàng xe bọc thép phía dưới. Page và tôi giúp cơ trưởng lăn những thùng ga xuống đất và nhận ra một tá lính thuỷ đánh bộ lăn lê lao về phía chúng tôi, một số bị thương và nột nửa được những người bạn mang đến. Tôi nghe cơ trưởng thét lên trong micro: “Chúng ta đang ở nơi chết tiệt nhầm nhỡ”. Chiếc trực thăng lên thẳng chồm lên giống như con hươu rồi sau đó đáp lại khi những lính thuỷ đánh bộ bị thương lên boong, bám vào một vật gì đó bằng kim loại khi nó lảo đảo bay đi.

Page và tôi ở lại phía sau, một mình trong khoảng rừng thưa nhìn về những bụi cây phía sau tới những bóng to lớn của những chiếc xe lội nước im lìm trong cánh đồng lúa bị ngập cách đó gần 50m. Khi tới chỗ họ, chúng tôi nhìn thấy vỏ ngoài bằng thép vỡ ra từng mảnh và tàn tích với những vụ nổ, trở nên nóng rát với cái nóng gay gắt của buổi sáng. Tôi nhìn vào mặt nước sợ hãi, trừng lại tôi là đôi mắt không nhắm của một lính thuỷ đánh bộ đã chết, khuôn mặt cách mặt nước 3cm. Tay phải của anh ta vẫn nắm chặt con dao chiến trường K-bar của lính thuỷ đánh bộ. Page gọi tôi tới phía sau một xe bọc thép nơi một người lính khác chết nằm co lại giống như một đứa trẻ và chúng tôi nhìn thấy nhiều xác chết nữa trong nước.

Chúng tôi nghe tiếng kẽo kẹt của chiếc cửa bằng thép mở ra và một cái đầu bù xù thò ra: “Đưa cái chệt tiệt vào bên trong đi, Việt Cộng ở khắp nơi” và anh ta vẫy chúng tôi vào bên trong xe. “Chúa ơi, chúng ta cần cứu nơi của khỉ này”, Page đáp lại. “Nếu có người nào khác còn sống, đưa ngay ra ngoài cùng với vũ khí của họ”.

Tay lính thuỷ đánh bộ kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện đau đớn. Chiến dịch Starlite là một cuộc tấn công quân sự lớn nhất của Mỹ tới thời điểm đó tại Việt Nam. Đơn vị mà chúng tôi tìm thấy là Đội tiếp viện 21 gồm 5 xe đổ bộ, mỗi chiếc nặng 35 tấn và hai xe tăng M-48 hộ tống. Hành trình dẫn đến sự huỷ diệt của nó bắt đầu cùng sự lúng túng. Khi họ đặt chân tới, họ không thể định vị mục tiêu và bắt đầu đi tìm. Lạ nước, những chiếc Amtrack to lớn điên dại lội từ cánh đồng lúa này sang cánh đồng lúa khác. Vào lúc 11 giờ sáng, họ bắt đầu gặp rắc rối nghiêm trọng. Những người lính Việt Cộng nguỵ trang mọc ra từ những hàng cây, đầm lầy và tấn công bằng súng trường, lựu đạn. Cai đội Richard Pass nói rằng chiếc Amtrack đổi hướng khi vụ nổ tàn phá xung quanh nó. Chiếc xe tăng dẫn đầu bị tấn công bằng lựu đạn bọc thép. Những cánh đồng lúa màu mỡ là khó khăn chiến thuật cho những người lính tiếp tế không được huấn luyện, ba trong năm chiếc Amtrack quay trở lại trong cánh đồng sâu và bị sa lầy. Hai chiếc còn lại theo hướng những chiếc xe tăng vụng về tìm chỗ ẩn náu nhưng một chiếc không làm được và bị một lính Việt Cộng hạ gục khi ném lựu đạn vào cửa, giết hai người Mỹ bên trong và làm bị thương những người khác. Pháo cối thổi tung những chiếc xe và một súng đại bác đặt ba lỗ trong chiếc xe tăng. Người lái xe bị bắn chết khi anh ta cố len qua cánh cửa thoát hiểm rộng 46cm bên dưới xe. Một hạ sỹ nói anh ta nhìn thấy lính Việt Cộng với dây đeo súng, bộ quần áo đen và mũ sắt nguỵ trang di chuyển về phía một chiếc Amtrack cách anh ta 27m bên tay trái và giết một trong những người lái xe khi anh ta mở cửa và cố gắng trốn thoát. Một lính thuỷ đánh bộ khác đang lội qua cánh đồng, tay cầm con dao thì bị hạ gục với vũ khí vẫn nắm chặt trong tay. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Khi chiếc Amtrack thứ ba bị hạ gục, chỉ còn lại hai người sống sót, họ bắn trả như một tên bắn trả cừ khôi qua lỗ ngắm phía trên xe. Tất cả họ đều bị thương ở mức độ nào đó. Họ nói một hạ sỹ trẻ thét lên: “Được rồi, chúng tôi là lính thuỷ đánh bộ, hãy làm công việc của mình”. Anh ta bắt đầu thò ra khỏi xe nhưng không bao giờ đặt được khẩu súng lên vai - một viên đạn bắn trúng giữa hai mắt anh ta. Vào cuối giờ chiều sau khi một trung uý bị giết, lực lượng tấn công không quân gần đó tới giúp giảm mức độ lo lắng nhưng những người sống sót đã có một đêm không dễ dàng và họ vui sướng hơn khi trực thăng của chúng tôi đến trở những người bị thương vào buổi sáng. Tất cả được đưa đi vào đầu gìơ chiều, được một đại đội bộ binh hộ tống nhưng những chiếc xe bọc thép bị phá huỷ vẫn nằm lại như những kỷ niệm cho trận chiến lính thuỷ đánh bộ đầu tiên với Việt Cộng. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tôi bay về Sài Gòn chiều hôm đó với tin sốt dẻo không ngờ tới. Tôi viết suốt đêm, lăn ra giường vào giữa trưa sau 48 tiếng không ngủ. Những tờ báo ở Mỹ và trên thế giới đều muốn sử dụng câu chuyện và ảnh của tôi. Quân đoàn Lính thuỷ đánh bộ Mỹ không thể dễ dàng chấp nhận công việc của tôi vì Chiến dịch Starlite được xem là thắng lợi tuyệt đối trước khi tôi trở về từ hiện trường. Kết quả là câu chuyện của tôi bị từ chối thẳng thừng và Đội tiếp viện 21 được nói là không tồn tại. Tôi cố gắng đưa một số bức ảnh của mình tới cuộc họp “Những tên ngốc lúc 5 giờ” nhưng phát hiện ra không ai tin vào lời nói của lính thuỷ đánh bộ và đoán rằng tôi đang viết đúng sự thật.

Vài tháng sau đó, tôi nhận được một bức thư từ Hạ sỹ Guilford nói rằng câu chuyện của tôi làm vợ anh ta lo lắng nhưng rất vui vì tôi đã đến hiện trường và viết phần việc của mình vì những lính Mỹ không nhận được những gì chứng nhận cho sự hy sinh của họ ở Việt Nam. AP bị ảnh hưởng từ câu chuyện trong nhiều tháng vì Chỉ huy Lính thuỷ đánh bộ - Tướng Wallace Greence nói công khai rằng Đội tiếp viện 21 là một sự bịa đặt. Gallagher chỉ có thể chặn miệng ông ta bằng cách mời ông ta tới cuộc họp ban lãnh đạo hàng năm của AP ở New York và năn nỉ ông ta xem bài thuyết trình slide tất cả những bức hình của tôi. Ông ta từ chối.

Dù đó không phải là trách nhiệm của ông ta nhưng Việt Nam ngày càng chiếm nhiều thời gian của Gallagher hơn. Ông ta đã vẽ hành trình hiểm trở cho chúng tôi từ cách đó hơn 10 nghìn dặm và thấy rằng khi nguy hiểm của chiến tranh ngày càng nhiều, những nhân viên trẻ mà ông ta giục giã đang bước giữa bờ vực của sự sống và cái chết. Ông ta cũng biết Tổng thống Hoa Kỳ có máy in tin AP trong văn phòng riêng và thường xuyên tham khảo, chửi mắng nhân viên quan hệ báo chí khi ông ta đọc được những câu chuyện không hài lòng – mà điều này lại xảy ra thường xuyên. Tương lai xán lạn của Gallagher đang nằm trên chính đôi vai những phóng viên của ông ta. Bởi vì ông ta tin vào quyền được biết của công chúng. Gallagher cho chúng tôi tự do nhưng không tin rằng công chúng có quyền biết mọi thứ. Đó là Horst, người kiểm nghiệm những giới hạn của sự buông thả.

Horst là người đồng hành tốt trên chiến trường. Những người lính thoải mái quanh dáng hình to lớn hoà nhã của anh ta và cảm thấy thư giãn, thậm chí khi những chiếc Leica của anh ta hoạt động. Lính ở Tiểu đoàn 2 Không vận 502 không lạ gì Horst và đã dẫn anh ta đi trong 3 ngày nóng tháng 12. Anh ta đi cùng họ trong đợt tuần tra trong rừng năm 1965. Những lính này nằm trong lực lượng tinh nhuệ của quân đội Mỹ và luôn sẵn sàng chứng minh điều đó. Tiểu đoàn 2 mang theo một chiếc rìu nhỏ sắc như vật tổ của họ. Nhưng Horst nhận thấy nó có ý nghĩa hơn một biểu tượng, nó là một loại vũ khí lễ nghi. Một nhóm gồm 3 hoặc 4 lính luyện tập chiến thuật cùng nhau, chặt không khí bằng những tiếng tách của cổ tay.

Khi đội tuần tra đi qua khu rừng ở phía bắc Sài Gòn, một quả lựu đạn thô bạo nổ trên đường đi làm bị thương bốn người lính. Những người bạn của họ gào lên tức giận và Horst nhìn thấy hai nhóm ném vũ khí xuống, chạy vào rừng cùng những chiếc rìu của họ.

Horst chờ, một trong số họ trở về mang theo một đầu người còn chảy máu. Họ chuyền tay nhau cầm lấy làm mẫu cho Horst nhảy múa xung quanh tới khi đại đội trưởng, Đại uý Thomas Taylor tới và yêu cầu họ dừng lại ngay. Anh ta là con trai vị Đại sứ Hoa Kỳ mới ở Việt Nam, Tướng Maxwell Taylor. Ngày rùng rợn đó chưa qua đi. Tiểu đoàn trưởng, Trung tá Hank Emerson ghé qua bằng trực thăng của mình khi nghe tin đó và năn nỉ đào đầu lên cho anh ta xem. Anh ta hứa một thùng wiskey cho đao phủ đầu tiên.

Horst cảm thấy khó chịu và tức giận. Những người lính thờ ơ với sự có mặt của anh ta và không quan tâm tới việc đang bị chụp ảnh. Trong khi anh ta không trực tiếp nhìn vụ chặt đầu nên sợ rằng nạn nhân bị chặt sống.

Chúng tôi quyết định ném quả bóng vào lòng New York. Tôi viết về những đội quân dùng rìu dưới tên của Horst và anh ta gửi 3 bức ảnh bằng radio. Chúng tôi gửi một thông điệp nhờ Wes Gallagher xem lại toàn bộ bài đó. Chiều hôm sau chúng tôi nhận được lời đáp, cảm ơn về một câu chuyện hoàn hảo, và khuyên chúng tôi nên hoãn những bức ảnh đó lại, đoạn miêu tả đuổi bắt và giết nạn nhân một cách hung bạo bị bỏ ra khỏi câu chuyện. Chúng tôi chấp nhận quyết định của Gallagher không một lời phàn nàn nhưng chúng tôi bị những đội dùng rìu căm ghét vì đưa ra ý kiến cá nhân cho chỉ huy cấp cao Hoa Kỳ kỷ luật đơn vị. Nhiều tuần sau đó tôi được thông báo những chiếc rìu đã bị cấm.

Những năm sau này Gallagher nói rằng anh ta không nhớ sự việc nhưng lúc đó buộc phải quyết định như vậy “vì nó có sức nặng”. Trong xu hướng tin tức hiện nay, ông ta nói có thể sẽ để toàn bộ câu chuyện nhưng bỏ ảnh. “Ý thức thị hiếu đã thay đổi và chiến tranh Việt Nam đã mang đến rất nhiều điều mà có thể không bao giờ có”, ông ta nói.

Những kiểm duyệt trực tiếp như vậy ít khi xảy ra với trụ sở AP. Trong chiến tranh sau này, khi điều đó xảy ra, tôi ít phải chịu đựng hơn rất nhiều