Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 9 - Chương 22: Đầu tư lỗ vốn

Vân Tranh châm chước một lúc nói: - Địch công biết cổ đạo Đường Phồn chứ?

Địch Thanh gật đầu ngay, khấp khởi hi vọng nói: - Làm sao không biết, con đường này xuất phát từ Trường An, qua Hàm Dương, tiến vào Thanh Đường, vượt Cổ Thiện, Hoàng Nguyên, sau đó cắt ngang thảo nguyên, men theo con đường Văn Thành công chúa năm xưa đi qua, cuối cùng tới Đạt La Ta. Chỉ là con đường ngày hiện do bộ hạ của ngươi chiếm cứ, thương gia đất Thục e là không muốn giao ra.

Vân Tranh trừng mắt lên: - Sao ngài lại nghĩ là tiểu tử sẽ cho ngài cái thương đạo này, đám bộ hạ còn dựa vào nó kiếm cơm nữa.

Địch Thanh đỏ mặt nổi giận: - Không cho thì ngươi nhắc tới làm gì?

Lạc Lạc từ khi bé xíu đã được Vân Tranh bế lên nhà gỗ nghe cha và Địch Thanh bàn việc, nó quen rồi, không quấy, cứ tự mình mình chơi, nha đầu này thực sự là bản sao giống hệt Vân Tranh, rất tự biết kiếm thú vui cho mình.

- Tiểu tử chỉ lấy ví dụ, ngài không biết nghĩ tới Trà mã cổ đạo sao, đừng quên bộ hạ của ngài ở Đại Lý, canh giữ yết hầu Trà Mã cổ đạo, Ngũ Xích đạo gần quê tiểu tử chỉ là một phần của nó.

Địch Thanh ngẫm nghĩ: - Con đường đó cũng là con đường dẫn tới Đạt La Ta, chỉ là phế lâu rồi mà, vả lại Thổ Phồn là quỷ nghèo, kiếm chác được gì?

Vân Tranh vỗ vỗ đầu: - Con đường đó tiếp tục đi về phía tây thì tới Cổ Thiên Trúc, chẳng lẽ không ra tiền, ngài ở Đại Lý chỉ biết giết người thôi à, khi đi qua Đậu Sa quan không thấy sự phồn vinh của nó sao, nếu con đường đó không sinh ra tiền thì đâu ra nhiều nhà đặt thương hiệu ở đó như thế?

- Con đường đó sau thời Đường là phế bỏ rồi, đi qua nhiều chỗ hoang vu không người nguy hiểm, cũng gian khổ lắm.

Vân Tranh nhún vai, những người này luôn nghĩ thương cổ là đám lừa gạt, bóp nặn người lương thiên, kiếm tiền dễ như bỡn sao: - Năm xưa tiểu tử mở khai thông thương đạo giữa Thục và Thanh Đường có gian khổ không? Nói xa hơn khi ở Đậu Sa trại còn bỏ lại Vân Nhị mới bốn tuổi tới cao nguyên đất Tạng làm ăn thì không nguy hiểm chắc?

- Hơn nữa đã là quân nhân, thì mạng không đáng tiền, vì lão bà hài tử, không liều không được. Thương cổ đất Thục đều vất vả theo tiểu tử viễn chinh, kiếm tiền trên rừng gươm đao, nếu đám thuộc hạ của ngài ngại khó ngại khổ thì đói là đáng đời.

Địch Thanh suy nghĩ rất lâu: - Để ta bảo chúng thử, liều mạng thì không thành vấn đề, nhưng làm ăn phải có vốn, chúng nghèo chết, phải làm sao?


Vân Tranh rót cho Địch Thanh một chén trà: - Ngài đánh giá thấp giá trị bản thân rồi, chỉ cần đánh tiếng một cái, đảm bảo vô số thương cổ đổ tới, ôm lấy bắp đùi ngài, chỉ cần thuộc hạ của ngài đảm bảo thương đạo cho họ, tiền chỉ là chuyện nhỏ.

Địch Thanh nghĩ ra điều gì, hớn hở bỏ đi luôn chẳng chào hỏi gì cả, Vân Tranh bế khuê nữ lên, nhìn đôi mắt to tròn trong veo, nói: - Mẹ con luôn nói chuyện làm ăn ở Đậu Sa quan không kiếm được bao tiền nữa, giờ có người giúp mở mang thương đạo, nơi đó sẽ phồn vinh hơn cả trăm lần, có biết không khuê nữ, làm việc tốt, trước tiên phải lợi mình đã, không thể chỉ biết làm người tốt, đừng cho đi một cách vô tư, nếu không họ coi thứ nhận được là hiển nhiên, khi con không có gì cho nữa sẽ bị người ta ghẻ lạnh.

Vân Lạc Lạc cười khanh khách, tựa hồ tán thưởng trí tuệ của cha, hai tay tóm chặt tai cha không buông, kéo cho cha nó đâu méo mặt.

Khi Vân Tranh ăn cơm thì Ngũ Câu ở ngoài về, đủng đỉnh đi qua bên cạnh, mời ông ta ăn cơm, ông ta khịt mũi, thái độ rất khó ưa, đâu còn là thượng béo dễ thương trước kia nữa. Lục Khinh Doanh bắt chuyện, ông ta niệm phật hiệu không nhìn lấy một cái, phất tay áo làm châu ngọc va vào nhau leng keng, trở về gia miếu.

Lục Khinh Doanh ngồi về chỗ, nhỏ giọng nói: - Phu quân, Ngũ Câu đại sư bây giờ khó hầu hạ lắm.

- Thế nào?

- Ông ấy là hòa thượng tu ở nhà ta, còn là hảo hữu của chàng, đáng lẽ thiếp không nên nói ra nói vào, nhưng ngay cả cơm Tịch Nhục làm mà cũng chê thì phải làm sao?

- Kệ ông ta, cho ông ta cái ăn là được.

Lục Khinh Doanh tròn mắt: - Làm thế thất lễ quá.

- Ông ta vượt ngoài lễ giáo thế tục lâu rồi, cho ông ta tự do đi, đó là sự tôn trọng lớn nhất.

Nói xong thì thấy Ngũ Câu nhìn khuê nữ mình không chớp, Lạc Lạc cũng trừng mắt lên nhìn lại, cả hai đôi mắt đều trong veo giống nhau, Vân Tranh sờ trán ông ta: - Này, ông có bị bệnh không?

- Chắc có, vì bây giờ ta thích ăn đồ ngọt lắm. Ngũ Câu trả lời mà mắt không rời khỏi cái bánh ngọt của Lạc Lạc:


- Không được, ông béo quá rồi, không thể ăn đồ ngọt nữa.

Vân gia chẳng thiếu cái gì, Ngũ Câu cho dù muốn ăn đường thay cơm cũng không sao, nhưng ông ta cho cả đường vào nước uống, mà ăn đường như thế sẽ mắc bệnh đái đường, Vân Tranh không dám tưởng tượng một vị Phật đà mắc bệnh đái đường là chuyện bi hay hài nữa.

- Đại sư còn nuôi cả chuột trong miếu, làm nhà ta bây giờ nhiều chuột lắm. Tịch Nhục khóe mắt còn ươn ướt mách:

Vân Tranh ngạc nhiên: - Ngươi sợ chuột từ bao giờ thế, ta nhớ hồi nhỏ ngươi thấy chuột còn nói đó là miếng thịt mà?

- Nhưng mà ông ấy ném lên người nô tỳ...

Vân Tranh quyết định đi hỏi Tuệ Quả đại sư, nếu đây là biểu hiện bình thường trên con đường tu hành thì kệ ông ta, nếu không phải thì phải mời đại phu tới trị bệnh.

Thế nhưng khi từ Tướng Quốc tự đi ra, y tức bể phổi, lão hòa thượng khốn kiếp nghe chuyện xong thì mặt mày hớn hở, chúc mừng Ngũ Câu trở về bản tính, cần đốt pháo ăn mừng.

Còn nói cái gì mà ngộ đạo thành Phật không câu nệ bề ngoài, có người trang nghiêm, trời có hương thơm, có người thành Phật điên điên khùng khùng, tóm lại là cứ để tự nhiên, hỏi ông ta quá bằng không hỏi.

Vân Tranh quyết định phải nói chuyện ra nhẽ với Ngũ Câu, thành Phật nguy hiểm quá, đầu tư thì cao mà thu lợi chẳng mấy, dù thành Phật rồi cũng chẳng thể biến đá thành vàng, đi mây về gió, kết quả tốt nhất chỉ có thể nhìn thấu nhân sinh, Vân Tranh cho rằng con người sống trên đời không cần nhìn mọi thứ rõ ràng rành mạch như vậy, chỉ mang tới phiền não vô hạn, đó là bi ai của bậc trí giả.

Nghe nói lão hữu bị bệnh nặng, Tiếu Lâm và Hoa Nương vội vàng vào thành, Tiểu Lâm cẩn thận đổi nước đường của Ngũ Câu thành rượu, ai ngờ Ngũ Câu uống một ngụm liền khóc nức nở.

Thế là khuê nữ trong lòng Tiếu Lâm cũng khóc ầm ĩ, đúng lúc ấy Vân Tranh vừa ở Tướng Quốc tự về, Hoa Nương nhìn thấy mắng luôn: - Ngươi chăm sóc Ngũ Câu thế nào vậy, một hòa thượng trí tuệ như thế giờ lại biến thành tên ngốc rồi.

Ở Đại Tống bây giờ, trừ mấy vị trưởng bối ra, dám chỉ mặt Vân Tranh mắng mỏ không còn mấy, ngay cả Tiếu Lâm cũng không dám, vội vàng giải thích hộ: - Không phải là Vân hầu không chiếu cố tốt, mà là quá tốt, giờ Ngũ Câu sắp thành Phật rồi, nếu qua được ải này, tương lai nhất định thành thánh tăng một đời, phật môn thiên hạ tới triều bái.

Hoa Nương nhìn Ngũ Câu khóc chẳng khác gì đứa con trong lòng, nhéo Tiếu Lâm một cái: - Mau đi tìm đại phu, rõ ràng là bị bệnh, thành Phật cái gì chứ?

Vân Tranh nói theo: - Tỷ tỷ nói đúng đấy, Ngũ Câu hiện giờ đang bị bệnh, tâm tính biến thành trẻ con, hôm nay ta tới Tướng Quốc tự thỉnh giáo Tuệ Quả đại sư cũng không ích gì, để ta đi mời ngự y vậy.

Hoa Nương rất hài lòng, quay sang trừng mắt với Tiếu Lâm, từ khi nàng sinh khuê nữ thứ hai càng ngày càng khó tính, mới đầu còn buồn bã một thời gian, sau đó Vân Tranh đến thăm, nói sinh nam hay nữ kỳ thực là ở nam nhân không phải ở nữ nhân, liền đối xử với Tiếu Lâm rất tệ, dù ông ta muôn vàn nhẫn nhịn cũng không ích gì.

Lúc khác thấy cảnh này Vân Tranh khoái lắm, nhưng giờ chẳng còn tâm trạng nào.