Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 15 - Chương 26: Thống khổ của Khổng Viễn Đạt

Căn nhà gỗ đặt ở Trác Lộc sơn kỳ thực thuộc về một hộ họ Thuần Vu, họ này là hào cường rất lớn, nếu không chẳng sở hữu khoảnh rừng núi lớn như vậy.

Khổng Viễn Đạt có thể dựng học đường ở đây vì Thuần Vu gia nhất trí ủng hộ hắn ta.

Năm xưa có một nam nhân thanh y khí chân cao nhã tới trước cửa Thuần Vũ gia yêu cầu gặp gia chủ, huyện Trác Lộc chưa bao giờ có nam tử như vậy, dù là hộ vệ hung hãn nhất cũng bị khí chất của nho sinh khuất phục, ngoan ngoãn đi bẩm báo với gia chủ nửa chữ cắn đôi không biết.

Nam tử đó và gia chủ ở hậu hoa viên trò chuyện rất vui vẻ ở hậu hoa viên, nam tử đó chẳng để ý ngôn ngữ thô lỗ của gia chủ, đáng quý nhất còn đem những đạo lý thô lỗ đó chỉnh lý thành triết lý tinh túy.

Nam tử từ chối hôn nhân với nữ nhi của gia chủ Thuần Vu gia, gia chủ liền lệnh cho thợ xây một ngôi nhà gỗ cực lớn ở nơi đẹp nhất trên Trác Lộc sơn, vì thế huyện Trác Lộc lần đầu tiên vang vọng tiếng đọc sách.

Hôm nay là đại thọ sáu mươi của gia chủ Thuần Vu, từ sáng sớm đã phái quản gia mời Khổng tiên sinh tới uống rượu.

Sau khi đám trẻ con tan học, Khổng Viễn Đạt chuyên môn thay một bộ nho sam không có mảnh vá, thay đôi giày mới, nách kẹp bách thọ đồ mới vẽ đêm qua, chuẩn bị tới Thuần Vu gia.

Trước khi đi Khổng Viễn Đạt quay đầu nhìn tòa nhà gỗ hùng vĩ, vỗ cái cột lớn, lời năm xưa gia chủ Thuần Vu rống vẫn vang bên tai:" Tên chó má nào dám làm bậy ở nhà gỗ, lão tử làm bậy với cả nhà nó."

Men theo con đường nhỏ rợp bóng cây đi tới cánh cổng nhỏ, gõ vòng sắt, một nam nhân nhỏ thó mở cửa, khom người cười nịnh: - Khổng tiên sinh giờ mới tới, lão gia đợi ngài ở kỳ đình lâu rồi, nếu ngài mà còn không tới, mông tiểu nhân gặp tai ương mất.

Trời mới biết vì sao gia chủ Thuần Vu thích đánh cờ, chơi hay đã đành, đây cờ lại thối hoắc, Khổng Viễn Đạt chơi cờ với ông ta mười năm, ông ta chẳng tiến bộ, bản thân lại thụt lùi: - Hừ, mấy ngày qua ta ra ngoài thăm bạn chơi cờ, bị bại tướng năm xưa đánh tơi bời, hôm nay phải tính xổ với gia chủ ngươi.

Nam tử nhỏ thó ấy chính là quản gia, cười hì hì: - Đó là ân oán của tiên sinh và lão gia tiểu nhân, ngài không thể trách tiểu nhân, ngài mau vào đi, lão gia đã pha trà ngon mang từ đất Thục tới, chỉ đợi ngài thôi.

Khổng Viễn Đạt đưa bách thọ đồ cho quản gia: - Ta ăn không uống không quen rồi, tới nhà là ác khách, có điều hôm nay là thọ giáp tử của lão gia ngươi, nên vẽ bách thọ đồ chúc ông ấy trường thọ, ngươi kiếm chỗ treo lên đi.

Hai người nói cười đi vào hậu hoa viên cực lớn, Khổng Viễn Đạt lờ đám nữ nhân làm điệu làm dáng, sải bước đi thẳng tới cổng vòm, từ xa đã nghe thấy giọng lớn thô hào: - Khổng tiên sinh, lão phu mới có được một kỳ phổ, tối qua nghiền ngẫm suốt, hôm nay xem lão phu đánh ngài tan tác thế nào.

Khổng Viễn Đạt đủng đỉnh đi vào cái đình bát giác, liếc nhìn hai chữ "Kỳ Đình" xiêu vẹo, mặt bất giác giật một phát, ngồi xuống ghế lấy quạt giấy ra: - Kỳ phổ gì mà khiến ông có thể thoát thai hoán cốt trong một đêm?


Đối diện là tráng hán trung niên thân cao tám thước ngồi trên ghế mây: - Tiên sinh thắng ta mười năm, không cho lão phu huênh hoang một hồi à? Biết tiên sinh thích trà, lão phu mua từ tận Thành Đô đấy, uống mau đi còn đánh cờ.

Khổng Viễn Đạt thong thả uống trà, Thuần Vu Vi thì uống rượu bát lớn, trên bàn cờ khói lửa tưng bừng.

Thuần Vu Vi xưa nay thích chơi lớn mất đi con tốt cuối cùng để qua sông, vỗ bàn cờ sầm một cái: - Hôm qua tốn công cả đêm mà không ra gì, nào, chúng ta đánh ván nữa.

Khổng Viễn Đạt dùng quạt giấy đè tay lông là của ông ta: - Khoan, mọi khi ông thua cờ chỉ uống rượu thôi, sao hôm nay lại nổi nóng?

Thuần Vu Vi ngồi ngây ra hồi lâu, thở dài: - Tiên sinh, khả năng ta phải đi rồi.

- Đi? Đi đâu, cả gia nghiệp lớn thế này không cần nữa à?

Thuần Vu Vi sa sút nói: - Không đi không được, vừa nhận được tin, quân Tống đã phá Quan Sơn rồi, Bình vương điện hạ không cầm cự được bao lâu, một khi Phụng Thánh châu bị phá thì sẽ tới huyện Trác Lộc, lúc đó còn ai ngăn được Vân Tranh nữa. Nếu cầm quân là Địch Thanh, lão phu cùng lắm làm thuận dân nước Tống là được, chẳng qua bỏ ít tiền tài, vẫn có thể làm phú ông, vẫn có thể chơi cờ cùng tiên sinh. Nhưng Vân Tranh là tên ma vương, đi tới đâu là máu chảy thành sông tới đó, lão phu không muốn thành người nến như Quách Hằng Xuyên.

- Năm xưa lão phu và Quách Hằng Xuyên là chí giao, cùng lập nghiệp ở mạc bắc, ông ta chọn quan chức, lão phu chọn ân thưởng, nhiều năm trôi qua, ông ta thành trấn thủ sứ một phương, lão phu thành đại phú hào. Không ai hiểu sự đáng sợ của Quách Hằng Xuyên hơn lão phu, nhưng người như thế mà còn chết trong tay Vân Tranh...

Khổng Viễn Đạt trầm mặc, chợt nghe thấy có tiếng huyên náo ở tiền viện, nhắc: - Người ở phía trước đã tới rồi đấy.

Thuần Vu Vi lắc đầu: - Thôi, không đi nữa, lòng lão phu đã loạn còn hứng thú gì, đang tính tới Trung Kinh rồi trốn tới Thượng Kinh mới có đường sống.

Khổng Viễn Đạt nghĩ một lúc nói: - Vì sao không theo đại quân Liêu hoàng cùng rút khỏi Nam Kinh, như vậy mới là an toàn nhất, ít ra dù Địch Thanh, Vân Tranh hay Một Tàng Ngoa Bàng đều không thể giết được Liêu hoàng.

- Vì sao tiên sinh không khuyên ta đầu hàng Vân Tranh, dùng đất đai huyện Trác Lộc để bảo toàn tính mạng cả nhà?

Khổng Viễn Đạt cúi đầu uống trà: - Ta không muốn ông tới lúc lâm chung còn oán hận ta.

Thuần Vu Vi cười ha hả vỗ vai Khổng Viễn Đạt: - Mười năm giao tình không uổng phí, có câu này của tiên sinh, con đường phía trước của lão phu sáng sủa rồi, dù theo Liêu hoàng bỏ chạy về phía bắc, tìm Địch Thanh đầu hàng, mua thuyền xuyên dòng tới Tống đều được.


- Đáng thương cho những kẻ đang tính toán giúp quân Tống đoạt Trác Lộc, tiếp tục hưởng vinh hoa phú quý.

Khổng Viễn Đạt ngớ người: - Sao ông biết ta là người Đại Tống phái tới?

Thuần Vu Vi cười càng thêm đắc ý: - Từ lần đầu tiên gặp tiên sinh là ta đã biết rồi, một thanh niên tài hoa tuấn tú như ngài sao lại tới nơi hoang vu nghèo khó này dạy học, lại còn ở lại mười năm, tất cả chỉ vì Trác Lộc là nơi binh gia ắt tranh thôi.

- Ôi, nước Tống từ mười năm trước đã tính toàn bắc chinh, còn Đại Liêu ta đợi khi đại quân Địch Thanh tràn qua biên cảnh mới biết, bảo sao không thua.

Khổng Viễn Đạt trấn tĩnh hỏi: - Ông đã biết vì sao lại hậu đãi ta như thế?

- Tiên sinh là phong vũ biểu, quan sát phản ứng của tiên sinh để xác định hướng đi sau này, tất nhiên lão phu phải hậu đãi rồi.

Khổng Viễn Đạt cảm khái: - Giờ ta phát hiện, có trí tuệ hay không chẳng liên quan gì tới học vấn hay không hết, Lão Thuần Vu, phục rồi! Sau này ông định làm sao?

- Tặng tiên sinh trạch viện này, ngài có thể mở một cái thư viện lớn, nếu ngày sau lão phu sa sút tới kiếm công việc vặt, tiên sinh thấy sao?

Khổng Viễn Đạt đứng lên bái một cái: - Được, ta muốn mở thư viện Trác Lộc lâu rồi, để báo đáp sự khảng khái của ông, ta có thể giúp ông thông qua con đường Khổng gia, đưa cả nhà ông tới nước Tống an thân lập mệnh, dù sao ông cũng chỉ muốn làm một phú ông, làm phú ông ở Đại Tống thoải mái ở huyện Trác Lộc nhiều.

Thuần Vu Vi ngửa cổ uống hết bát rượu, giang tay ra: - Hai bàn tay này dính không ít máu người Tống, đi nước Tống tuy an ổn, nhưng lại hổ thẹn với lòng, đại trượng phu sai là sai, không cần hối cải.

- Năm xưa lão phu chọn trung với Liêu hoàng thì theo con đường này tới cùng, tuy không thể giúp bệ hạ ra trận giết địch nữa, nhưng không bỏ rơi được.

- Thế thôi, cờ đã đánh xong, chuyện đã nói hết, chúng ta ra tiền viện thống khoái uống rượu, coi như tiên sinh tiễn chân lão phu, cũng coi như lão phu chúc mừng tiên sinh. Nói xong kéo Khổng Viễn Đạt đi ra tiền viện.

Chập tối Khổng Viễn Đạt được hai tiểu đồng đưa về nhà gỗ, miệng vẫn còn hô "uống cạn!", Lý Thường tinh mắt nhìn ra vẻ mặt thống khổ của Khổng Viễn Đạt mà không hiểu nguyên cớ.



Mình nhận ra một điều, truyện mang tư tưởng Đại Hán rõ ràng không cần bàn cãi, nhưng ở một số nhân vật rất phụ lại gài vào một số sự phản kháng nhỏ không rõ có phải dụng ý của tác giả không.

Ví dụ chưởng quầy Liêu Đông tự sát theo người Nữ Chân, nói người Nữ Chân giang rộng tay chào đón ông ta, còn người Tống chỉ tới bóc lột. Hề Cốc Tán chửi Đại Tống hai lần xé minh ước tráo trở, Vương An Thạch không cãi được. Hay như nhân vật hôm nay tuy là người Liêu, không học hành, nhưng trí tuệ, trung nghĩa đầy đủ, khiến KVĐ làm nội gián hổ thẹn.

Trong ĐC cũng có vài tình tiết tương tự, đều là người bị coi là man di, nhưng thể hiện phẩm chất cao thượng hơn hẳn người Hán.

HẾT!