Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 12 - Chương 63: Ưu tư trên đê..

Vân Tranh vì từ biên ải về, có hai tháng nghỉ ngơi để tiêu pha.

Buổi sáng ngày hôm đó Vân Tranh đội cái nón rách, hông buộc giỏ trúc, xách cần câu ra sông hộ thành câu cá.

Sông hộ thành của Đông Kinh kỳ thực chính là Biện hà, Vân Tranh câu cá chỉ chọn chỗ ở thượng du, còn hạ du bẩn lắm rồi, ngồi đó chịu không nổi, mà cá câu lên cũng chỉ hợp cho mèo ăn.

Nơi có địa thế cao nhất Đông Kinh là thành bắc, Biện hà chảy từ bắc tới nam, khởi nguồn là Hoàng Hà, đây là một kiêu ngạo của Đại Tống, vì con sông này không chỉ khai thông vận chuyển đường sông, còn có thể phân chia lũ, một khi Hoàng Hà lũ lớn, tự phân một phần vào Biện hà, rồi tới Hoài hà, còn về phần tiếp đó ra sao thì người Đông Kinh chẳng quan tâm, dù sao thì chẳng phải Đông Kinh bị ngập, những nơi nhỏ hơn bị ngập cũng không sao, người ở đó biết bơi.

Biện hà nước chảy thong thả, nước sông trong veo, hai bên bờ đê trồng rất nhiều liễu, không chỉ làm đẹp, còn có tác dụng gia cố đê.

Đó là suy nghĩ của người xưa, thực ra không phải, Bành Lễ tiên sinh và đám Vân Nhị đã từng cảnh cáo phủ Khai Phong, rễ cây lớn nói không chừng sẽ lan tới hai bên đê, làm rỗng phía dưới, là ẩn họa.

Người phủ Khai Phong chỉ cười khẩy, chỉ cần chuyện chưa xảy ra là bọn họ cho rằng sẽ không thể xảy ra, trồng liễu trên đê là sở thích của văn nhân nhã sĩ, người ta đứng dưới dương liễu động cỡn, nhớ nhung người phương xa, hoặc dựa vào hồng quan nhân tâm tình, ngươi định chặt à?

Liễu trên đê nay đã mọc ra những chiếc là dài, che kín như cái ô, ở đó có rất nhiều người rảnh rỗi đóng giả ngư ông.

Mặc áo vải, đội nón rách, đi giày cỏ, Vân Tranh tưởng mình chơi đời lắm, tới nơi mới biết phơi thân lộ vú bắt cháy cho nhau cũng có, con bà nó, đem ca kỹ đi vừa ca hát vừa câu cá, câu cái chó gì chứ, hai con cá sắp cắn câu của Vân Tranh bị ả ca kỹ nào đột nhiên ré lên làm hoảng sợ chạy mất.

Vân Tranh tức giận liếc đám người đó, Hàm Ngưu lập tức xông tới tóm cổ tên béo đang nằm trên giường thò tay bóp vú ca cơ quỳ phía dưới, thuận tay ném xuống sông, sau đó ném ca cơ, cuối cùng tới giường nằm, phó dịch cũng ném xuống sông hết, còn đứng bên sông dọa không cho kêu.

Hàm Ngưu hung bạo dọa rất nhiều người câm nín, chưa bao giờ thấy ngư ông nào bá đạo như thế, thoáng cái trên đê trừ Vân Tranh chỉ còn một lão ngư ông cao tuổi.

Có lẽ vì cuộc sống thúc ép, ông già không râu này bị đuổi cũng không đi, hoặc là vì sau lưng ông ta có hai tên giữa ban ngày ban mặt không chút cố kỵ rút cường nỏ và tạc đạn ra.

Hàm Ngưu không mặc khải giáp, nên xông lên là thiếu sáng suốt, Vân Tranh thì cho rằng ông ta thành thực câu cá không cần đuổi nữa.


Thấy sắp tới trưa, Vân Tranh không câu được con cá chép nào, cá trê đen thì câu được bốn năm con, thứ này là loại ăn tạp, chuột chết, thi thể, rác rưởi, cứ cái gì nhìn giống thức ăn là nó đớp, làm thức ăn không thoải mái.

Sáng ra cửa tuyên bố với lão bà, tối nay làm đại tiệc cá, nếu chỉ có cá trê thì không được, người Vân gia giờ không ai ăn thứ này.

Chiều khó câu cá rồi, mặt trời nóng rừng rực, cá chui xuống đáy sâu tránh nóng hết.

Lão ngư ông thu hoạch không tệ, Vân Tranh nhìn thấy ông ta câu lên ít nhất năm sáu con cá chép béo mầm, trong đó còn có một con màu vàng, dưới ánh mặt trời vảy lấp lánh như khối vàng, cực kỳ chướng mắt.

Thêm một lúc không có được con nào, Vân Tranh đành thu cần câu, kéo cái giỏ cá ngâm dưới nước của ông ta lên, cá chép chật kín, tức giận nói: - Chẳng trách ta không câu được con nào, té ra bị ông câu hết rồi.

Lão ngư ông ngửi ngửi mồi câu của Vân Tranh: - Ngươi dùng mỡ lợn trộn mồi, câu phải cá trê là đúng.

Vân Tranh nhét giỏ cá vào lòng lão ngư ông, lấy giỏ cá của ông ta: - Ông già rồi, ăn chút thứ nhiều mỡ này cho bổ, ta ăn cá chép rẻ tiền cho.

Mấy tên hộ vệ định xông tới, lão ngư ông và Vân Tranh đồng thanh: - Xéo đi!

Đám hộ vệ mới hiểu là chuyện mình không xen vào được, lập tức tránh thật xa, ngồi dưới cây liễu ăn cơm.

- Thích cá chép thì xin đàng hoàng, đừng lúc nào cũng mang cái bộ mặt cường đạo ra làm người ta ghét.

Vân Tranh hoan hỉ cho giỏ cá trở lại nước: - Ông quay năm suốt tháng câu cá ở Đông Kinh chắc là chán rồi, cho ta là đúng. Rồi đưa cho ông ta bầu rượu.

Lão ngư ông bỏ nón xuống, chính là lão thái giám Trần Lâm bao nhiêu người rủa mà không chịu chết, tu một ngụm rượu, sờ cái đầu chỉ còn lưa thưa tóc của mình: - Vân lão hổ có chuyện gì tìm lão phu mà cần vừa đóng giả ngư ông, vừa kiếm cớ đuổi người, hẳn là chuyện không tấm thường đâu nhỉ? Cha gia nghiêng tai lắng nghe đây.


Vân Tranh khinh bỉ nói: - Biện Hà có phải của mình ông đâu, ông tới được ta thì không à? Ta qua đây chẳng qua nhìn trúng giỏ cá của ông thôi, ai suốt ngày có chuyện lớn thương đàm với ông, hôm nay với ta có được cá là chuyện lớn, lúc ra ngoài khoác lác với lão bà rồi, giờ cả nhà đang đợi ta mang cá về ăn cơm.

Trần Lâm thấy Vân Tranh hớn hở nhìn mấy con cá, nhận ra y đúng là vì cá mà tới, không phải tranh thủ lúc không có người nhờ vả gì mình.

- Ài, cha gia trở nên mất giá rồi sao, hôm qua Bàng tướng còn cho cha gia muốn nghe ngóng bệnh tình của bệ hạ, chẳng lẽ ngài không muốn biết? Hay ngài muốn nhờ cha gia dẫn công chúa phò mã đi gặp Quách nương nương, cứ nói, cứ nói, chỉ cần có giá thích hợp, người sắp chết như cha gia có gì không dám làm.

Vân Tranh kiểm tra cần câu, mồi câu của Trần Lâm, học lỏm bí quyết, nói: - Ta cần gì làm mấy cái chuyện ngu xuẩn đó, muốn biết tình hình bệ hạ thì tìm ngự y, bỏ cái giá cao hơn mạng ngự y thì muốn biết gì cũng được.

- Bàng tướng sở dĩ tìm ông là thể hiện mình không thông qua con đường khác tìm hiểu tình hình bệ hạ, để ông yên tâm thôi.

- Nói thật nhé, không nên giấu tình hình bệ hạ với Bàng tướng hoặc Vương tham tri chính sự, để khi xảy ra chuyện họ khỏi luống cuống chân tay, không có lợi cho quốc gia.

Trần Lâm nhìn Vân Tranh không chớp: - Hiện người thiên hạ chia làm hai loại, một mong muốn bệ hạ mau chóng ngự long đăng thiên, một mong bệ hạ kiên trì tới khi thái tử trưởng thành, không biết Đại tướng quân thuộc loại nào?

Vân Tranh cười lớn: - Ông đoán thử xem?

Trần Lâm lắc đầu: - Chuyện này không cách nào đoán được.

Vân Tranh xách giỏ cả lên, vừa đi vừa nói: - Các vị đại thần muốn biết tình hình thực sự của bệ hạ, bệ hạ muốn biết suy nghĩ thực sự của đại thần về tình hình của mình, nếu tin tưởng nhau, ngồi xuống nói chuyện là được. Giờ quân đề phòng thần, thần kiêng kỵ quân, thật là đáng buồn.

Trần Lâm ngồi im rất lâu rồi dẫn thị vệ trở về, quên cả cái cần câu mà ông ta thích nhất.

Có cá cắn câu, nhưng chẳng ai kéo lên, con cá may mắn đó kéo cần câu bơi vào sâu trong dòng Biện Hà, lại thêm một lúc nó thoát khỏi lưỡi câu, chỉ còn cái cần trơ trọi xuôi dòng chảy đi.

Vân Tranh dẫn Hàm Ngưu diễu võ dương oai đi qua đại môn, Lão Liêu nhiều giỏ cá hớn hở: - Cá to quá, vừa vặn đem rán.

Hàm Ngưu đưa giỏ cá cho Lão Liêu, nói oang oang : - Lão gia hôm nay may mắn câu được toàn cá béo, trong đó có con cá chép hoàng kim cực đẹp, lão gia muốn ướp gừng hành đem hấp.

Vì là Hàm Ngưu nói nên không một ai nghi ngờ, mà Vân Tranh cũng không đính chinh sai sót nhỏ trong đó, câu được hay cướp được khác gì đâu, mang cá về nhà là được.

Tịch Nhục nhìn thấy nguyên liệu nấu ăn tốt là vui nhất, sai người mau mau cho cá còn há mồm ngáp xuống nước, tránh bị chết mất ngon, vậy là cả nhà hôm nay không lo món ăn nữa.