Tranh Bá Thiên Hạ

Chương 570-2: Qua sông và thương nghị đại sự ((2))

- Ài

Đoạn Tranh thở dài, đặt chén rượu xuống, buồn bã nói:

- Lúc ta dẫn đội tàu bắc thượng sao mà hăng hái, cảm thấy loạn Tây Bắc chỉ thường thôi. Bệ hạ ngự giá thân chinh, sĩ khí đại quân như cầu vồng, cộng thêm các danh tướng, dùng lôi đình gột rửa một góc chẳng cần tốn nhiều sức. AI ngờ, cuối cùng lại có kết quả như vậy. Lúc Hoàng Đế giao 20 vạn chiến binh cho Cao Khai Thái, làm sao đoán được người này lại ngăn chặn đại quân chinh tây trở về?

Vài chén rượu vào bụng, vị tướng quân từng được coi là thanh niên tài tuấn của thủy sư Đại Tùy liền trút hết bầu tâm sự.

- Tiền triều Trịnh Quốc, giai đoạn cuối xảy ra chiến loạn trong năm mươi năm, hôm nay phía tây phản, ngày mai phía đông loạn. Dù vậy Trịnh Quốc vẫn kéo dài hơi tàn được năm mươi năm, thẳng tới khi Thái tổ Hoàng Đế nổi dậy mới chấm dứt loạn lạc. Lúc đó quan viên Trịnh Quốc tham ô, làm rối kỷ cương, một tay che trời, ngân khố quốc gia trống rỗng, tình cảnh cực kỳ khó khăn, nhưng vẫn qua được hai đời đế vương mới diệt quốc. Đại Tùy binh nhiều tướng mạnh, thực lực cường đại, kéo dài mấy nghìn năm cũng không phải chuyện khó khăn. Vậy mà chỉ một hồi phản loạn, liền đã dao động tới căn cơ rồi?

Lời này của Đoạn Tranh đã lộ ra bản tâm của y. Vị từng được hy vọng trở thành Đại Đô Đốc của thủy sư này, vẫn chưa hết hy vọng khôi phục giang sơn. Y là hậu nhân của danh môn, vẫn rất tin tưởng vào triều đình. Cho dù hiện tại Trung Nguyên đã cực kỳ rối loạn, y vẫn không thể giải thích được vì sao nó lại biến thành như vậy.

Nói thật, ở Đại Tùy, mười người thì có chín người có thắc mắc đó.

Nếu chỉ dùng một câu ‘Thịnh cực mà suy’ để giải thích, thì vẫn chưa xác đáng lắm.

Ngô Nhất Đạo lạnh nhạt nói:

- Quả thực Đại Tùy có thực lực khoáng cổ tuyệt kim, nhưng vấn đề bên trong cũng dày cộm nhất từ xưa tới nay. Bởi vì tiền triều Trịnh Quốc trọng văn khinh võ, thế nên dù nhiều lần sinh ra phản loạn nhưng vô lực xoay chuyển trời đất. Còn Đại Tùy từ lúc lập quốc tới nay, vẫn trọng dụng võ tướng. Quyền thế của Đại tướng quân mười sáu vệ chiến binh, còn lớn hơn Tổng Đốc các đạo. Các đời Hoàng Đế Đại Tùy đều là quân chủ thánh minh, nên có thể đàn áp được thế lực của võ tướng. Nhưng hiện tại bệ hạ bị bệnh năng, Thái tử tuổi nhỏ, những vấn đề bị ép xuống dưới mới nổi lên.

- Lúc La Diệu khởi binh, những Đại tướng quân cầm binh quyền lớn kia, người nào mà chẳng suy nghĩ cho bản thân? Văn võ cân bằng, thì mới định quốc được. Bất kể là trọng văn khinh võ hay là trọng võ khinh văn, đều là mầm tai họa.

Những lời này tuy có lý, nhưng vẫn chưa đủ để giải thích vì sao Đại Tùy sụp đổ.

Tôn Khai Đạo than nhẹ nói:

- Đương kim bệ hạ, quá nóng lòng, cũng quá tự tin…

Lời này, mọi người đều nhận đồng.

- Không nói chuyện này nữa!

Ngô Nhất Đạo cười nói:

- Hôm nay tề tụ, đáng giá vui mừng. Nào nào, vì duyện phận này mà cạn một chén!

Mọi người nâng chén lên, uống một hơi cạn sạch.

Ngô Nhất Đạo đặt chén xuống, rót cho Đoạn Tranh một chén đầy:

- Còn phải đa tạ Đoàn tướng quân nhớ tình xưa mà ra tay tương trợ, chỉ có điều không biết Đoàn tướng quân đã có tính toán gì cho tương lai chưa?

Y nháy mắt với Phương Giải, Phương Giải khẽ gật đầu.

- Chẳng có tính toán gì cả!

Đoạn Tranh hơi say, nằm xuống bàn, thở dài:

- Ngày trước vài tướng lĩnh thủ hạ của ta có hỏi ta đi theo con đường nào. Ta có tâm giết tặc vì nước, nhưng giờ lại không phân biệt được ai là tặc. Chỉ bằng hai trăm chiến thuyền trong tay ta thì làm được gì? Hơn vạn tính mạng tiền đồ của các huynh đệ đều đặt trên vai ta, có đôi khi nghĩ, dứt khoát giải tán binh mã, chia chút bạc cho bọn họ trở về làm ruộng đánh cá đi!

Tôn Khai Đạo liếc nhìn Phương Giải một cái, nghiêm mặt nói:

- Đoàn tướng quân, hơn vạn thủy quân dưới trướng của ngươi chắc không muốn thấy ngươi suy sụp như vậy. Bọn họ còn đang trông cậy ngươi dẫn theo bọn họ đi lên một con đường sáng.

- Đường sáng?

Đoạn Tranh ngồi thẳng dậy, cười khổ:

- Nếu vài vị coi ta là bằng hữu, vậy xin chỉ điểm đường sáng ở chỗ nào?

- Ngay ở đây!

Tôn Khai Đạo hướng Phương Giải, nói:

- Đại tướng quân nhà ta mang theo mười vạn hùng binh xuôi nam, nếu Đoàn tướng quân nguyện ý, dẫn theo chiến thuyền thủy sư tề tâm hợp lực với Đại tướng quân, thì có thể cho các huynh đệ thuộc hạ của Đoàn tướng quân một tiền đồ tươi sáng. Chẳng lẽ Đoàn tướng quân muốn trầm luân trong đau khổ rồi buông tha tất cả sao? Vậy tài học hai mươi mấy năm của ngươi chẳng phải là bị lãng phí? Đàn ông tốt nên có chí khí, theo ta thấy, Đoàn tướng quân nên tỉnh lại đi.

Đoạn Tranh hơi sửng sốt, sau đó biến sắc:

- Nhưng…ta là quan viên Đại Tùy!

Ngô Nhất Đạo khoan thai nói:

- Ai chả vậy?

Đoạn Tranh nghẹn lời, bỗng nhiên gục xuống bàn khóc lớn:

- Ta có tâm giúp nước, nhưng vô lực xoay chuyển trời đất.

- Nếu không thể quay lại được.

Phương Giải vỗ vai y, ôn hòa nói:

- Vậy thì tiến về phía trước.





Giang Nam

Thư viện Thông Cổ, thành Hiền La.

Thư viện này có tuổi đời còn lâu hơn Đại Tùy, ít nhất đã 300 năm lịch sử rồi. Thư viện được xây vào thời Đại Trịnh, do bác học đại nho dựng lên. Ngày trước là Thánh địa trong lòng văn nhân Giang Nam. Nếu văn nhân nào được học ở trong thư viện, thì thân phận liền cao hơn một bậc.

Thư viện chiếm diện tích cũng không lớn, gần kề con sông ở phía nam thành Hiền La. Bên ngoài thư viện, dọc theo con sông là một hàng cây liễu. Những cây liễu này có tuổi đời bằng với thư viện, gốc cây phải hai người ôm mới ôm hết.

Thư viện chia làm ba phần, phần trước là nơi các học sinh đọc sách, phần giữa là nơi ở của các giáo viên thư viện, phần sau cùng là Tàng Thư Lâu của thư viện và chỗ ở của viện trưởng.

Các học sinh không thể tự tiện tiên vào hậu viện, mặc dù là tới Tàng Thư Lâu mượn sách đọc cũng không được tùy tiện đi linh tinh. Nơi này là quy củ mà vị đại nho dựng lên thư viện lập ra, ba trăm năm vẫn nghiêm khắc như cũ.

Cho nên không ai biết, cứ cách ba tháng lại có một đám quý khác tới thư phòng của viện trưởng. Mà sau khi những người này tới, rèm thư phòng sẽ được đóng kín, không ai nhìn thấy bên trong.

Trong phòng có ít nhất hai mươi người ngồi vây quanh, xem ra không có người nào là có công danh trên người, đều mặc áo vải. Nhưng những người này, đều có lại lịch rất lớn. Tuy bọn họ không có thân phận cao, chỉ đơn giản là tiên sinh phòng thu chi hoặc là phụ tá, nhưng khi những người này tụ lại một chỗ, có thể khiến thiên hạ bất an.

- Mục đích thảo luận lần này, là làm sao diệt trừ La Diệu…Hiện tại, kẻ này đã trở thành tai họa lớn nhất. Nếu các ngươi đã tới đây, thì đưa ra ý kiến bản thân.

Người lên tiếng ngồi ở vị trí đầu, cũng chính là viện trưởng đương nhiệm, Đổng Khanh Phục.

Đám người Phương Giải đang uống rượu bàn chuyện trong cái đình gần nơi giao nhau giữa Trường Giang và sông Nghi Thủy. Rượu không cay, nhưng người lại thổn thức. Những người ngồi ở đây đều có sở trường của mình, đều hiển hách một phương. Tâm tư không ở trên mặt, nhưng ánh mắt nhìn cùng một hướng. Tuy tướng quân thủy sư Đoạn Tranh trong lòng bất bình không cam lòng, sau rượu thất thố khóc rống, nhưng đã tới lúc này rồi còn làm được gì?

Ngô Nhất Đạo kinh doanh Hàng Thông Thiên Hạ không có giới hạn, cũng không có bang phái gì, được đi được nhìn được trải nghiệm nhiều hơn bất kỳ ai, cho nên cái nhìn của y cởi mở hơn là Đoạn Tranh. Ở chỗ này không ai tiếp cận với nhân gian thiên thượng hơn y. Người thường cả ngày ảo tưởng cuộc sống của Hoàng Đế rồi tôn sùng như thần minh, mà y đã thấy qua một bữa cơm của Hoàng Đế, thấy chỉ tầm thường.

Cho nên mới có câu, đứng cao mới thấy được xa, ngồi ở chỗ thấp chỉ thấy một mẫu ruộng ba phần đất ở trước mặt.

Thiên hạ chính là như vậy, thuận thế mà đi thì như thuyền xuôi dòng đi được ngàn dặm. Nghịch thế mà đi, như thuyền ngược dòng khó mà tiến thêm một bước. Hiện tại quần hùng thiên hạ nổi dậy, chính là dấu hiệu của loạn thế. Hoàng Đế muốn lực vãn cuồng lan, ngược lại trở thành người nghịch thế. Không lâu trước đó, mỗi tiếng nói mỗi cử động của Hoàng Đế chính là đại thế, bàn tay chỉ điểm giang sơn. Nếu như Đại Tùy là thuyền, thì y là thuyền trưởng, y muốn đi nơi nào, chỉ cần chỉ tay về hướng đó.

Có lẽ chính vì vậy, mà đám quyền quý phất cờ tạo phản hiện tại mới có một tia khoái cảm.

Cũng chính là vào ngày này, trên núi Diệu Phong của Giang Nam sụp một góc, đá lớn rơi xuống. Nghe nói trên đá lớn có mấy chữ to, Tùy diệt Ung hưng.

Tin tức này giống như cuồng phong truyền ra ngoài, không bao lâu truyền khắp nửa thiên hạ. Cũng chính vào ngày này, La Diệu, từng là Đại tướng quân của Tả Tiền Vệ Đại Tùy xưng là Ung Vương, giơ lên cờ lớn thuận theo ý trời, thuận theo ý dân, mang quân diệt trừ gian nịnh, hùng binh trăm vạn, sí khí như cầu vồng.

Cũng vào ngày này, trong thành Trường An, vài đại thần phụ chính thảo luận tới hai canh giờ, cãi nhau tới mặt đỏ tai hồng, cũng không biết làm đổ mấy chén trà, mắng mấy câu con mẹ nhà ngươi, cuối cùng khi cơn giận tiêu tan thì đạt thành nhất trí. Mặc kệ Hoàng Đế còn sống hay là đã chết, hiện tại bọn họ đều coi Hoàng Đế đã chết rồi. Vài trọng thần tiến vào cung gặp mặt Hoàng hậu, lại nghị sự trong cung Phượng Loan một canh giờ. Lúc các đại thần cúi người lui ra, Hoàng hậu nương nương hai mắt đẫm lệ.

Cái trống trước cửa điện Thái Cực chợt vang lên, quan viên từ Ngũ Phẩm trở lên trong kinh thành nghe thấy tiếng trống vội vàng tiến tới Dương Thừa Càn. Mấy trăm triều thần không yên bất an đi vào, chỉ nhìn thấy một vị đại nhân mặc tang phục đứng ở trước cửa điện Thái Cực, tay giơ cao ý chỉ chờ sẵn ở đó.

Đây là ý chỉ của Hoàng hậu nương nương.