Cuối tháng sáu, Sĩ Mệnh đến thành Nam Xương, nằm bên bờ sông Cảm. Cơn mai vũ vẫn còn lất phất, bầu trời vẫn một màu xám xịt, cảnh vật thê lương ảm đạm.
Chàng dừng cương trước Bách Hoa Châu nên mới có tên như vậy Bách Hoa Châu là thắng cảnh thứ hai của Nam Xương. Đây là một bãi bồi cạnh sông, không trồng mà có đủ loại hoa đua nở. Cánh đồng hoa rộng. Hàng chục mẫu hoa tỏa hương thơm ngát, làm say lòng khách nhàn du. Xa xa. thấp thoáng ngói của tòa Đằng Vương các, danh thắng thứ nhất của Nam Xương. Thi hào Vương Bột đã sáng tác bài phú Đằng Vương các để tán tụng vẻ đẹp của nơi này.
Sĩ Mệnh lên lầu chót, thản nhiên gọi một mâm cơm chay và vò rượu nhỏ. Chàng không mang vũ khí nên chỉ giống một thư sinh hiền lành. Phật giáo đang thời hưng thịnh nên việc ăn chay là chuyện thường tình, bọn tiểu nhị chẳng hề thắc mắc.
Hôm nay, chàng lại mặc bộ bạch y bằng vải thô mộc mạc, nhưng phong thái chàng tiêu sái, dung mạo đoan chính, khiến người ngoài sinh hảo cảm, đôi mắt sâu thấp thoáng nỗi sầu muộn càng làm tăng thêm vẻ văn nhược Cũng như ở Hàng Châu, nhân sĩ đất Giang Tây cũng biết thưởng thức cái đẹp của cảnh vật dưới màn mưa bụi lất phất. Nhưng không phải là bọn thế gia công tử hợm hĩnh mà là hơn trăm hào kiệt võ lâm.
Chuyện không khó hiểu nếu người ta nhớ lại rằng tòa tửu lâu này là tài sản của Giang Tây truy mệnh thương Từ Thanh Sơn, và từ ngày đầu tháng bảy tới đây là lễ thọ thất tuần của họ Từ. Bằng hữu giang hồ đến trước vài ngày và đương nhiên được mời lên tầng cao nhất uống rượul thưởng hoa. Tuy nhiên, họ chẳng thể ngồi hết ba trăm chỗ nên chỗ còn lại vẫn dành cho khách. Dẫu sao, Từ Thanh Sơn cũng chẳng thể vì bằng hữu mà bỏ sanh ý của mình. Từ lão và đám hào khách ngồi mé tả. cười nói vui vẻ, vừa nắm cảnh vừa bàn chuyện võ lâm.
Sĩ Mệnh ăn xong, nâng chén nhâm nhi, thưởng thức phong cảnh Bách Hoa Châu, miệng thầm ngâm nga vài vần thơ ngẫu tác. Bỗng thang lầu vang lên rộn rã. chứng tỏ người lên tuổi còn rất trẻ và tính tình hiếu động, tinh nghịch. Đó chính là Tây hồ tiên nữ Dư Tiểu Phàm và hai tỳ nữ.
Nàng hân hoan khi nhận ra Tây Môn Sĩ Mệnh nhưng lại bĩu môi hậm hực, bước về phía quần hào. Giang Tây truy mệnh thương nhận ra nàng, mừng rỡ cười ha hả:
- Không ngờ năm nay Dư liễu đầu lại đến chúc thọ lão phu, thật là đáng kinh ngạc.
Từ lão và Giang Nam thần kiếm có tình bái chi giao, lão rất thương yêu cô cháu gái xinh đẹp và bướng bỉnh này. Thực lòng thì Dư Tiểu Phàm không hề nhớ đến ngày thượng thọ của Từ bá phụ. Nàng đến đây vì đoán rằng Sĩ Mệnh là người văn nhã tất chẳng thể bỏ qua dịp ngắm cảnh Bách Hoa Châu. Nàng thoáng đỏ mặt nhưng lại nhanh nhầu đáp:
- Gia phụ vốn không cho tiểu nữ đến đây, vì nhớ bá phụ nên tiểu nữ lén trốn đi trước. Có lẽ ngày mai gia phụ sẽ mang lễ vật đến chúc thọ. Mong bá phụ nói vài lời che chở cho.
Từ Thanh Sơn đẹp dạ. cười vang:
- Phàm nhi yên tâm, đã có ta. cha ngươi sẽ không trách phạt gì đâu. Mau ngồi vào bàn và ra mắt các thúc.
Từ lão đưa Tiểu Phàm và hai tỳ nữ vào bàn mình. Ông sang sảnh giới thiệu từng người. Phần lớn đều có mối giao tình với Giang Nam thần kiếm. Cũng có vài chục chàng thiếu niên hiện diện. Họ thay mặt trưởng bối đến đây dự lễ. Các chàng trai này đã nghe danh Tây hồ tiên nữ từ lâu, nay diện kiến đều đảo điên hồn phách, tuy cố giữ lễ nhưng vẫn lén lút liếc nàng say đắm. Tiểu Phàm ranh mãnh, giả đò thùy mị, ân thưởng cho họ những nụ cười đổ quán xiêu đình, khiến cho chàng nào cũng mở cờ trong bụng. Từ Thanh Sơn thấy đám thanh niên âm thầm sửa sang y phục, tóc tai, ngực ưỡn ra cho lộ vẻ hiên ngang.
Ông cười khà khà nói đùa:
- Phàm nhi! Chư vị thiếu hiệp đây đều là con cháu danh môn và là những đại biểu kiệt xuất của lớp anh hào trẻ tuổi đương đại. Phàm nhi xem có chấm được ai không?
Tiểu Phàm e lệ nói:
- Tiểu nữ đã thầm nguyện nâng khăn sửa túi cho bậc anh hùng trẻ tuổi nào giết được Hồng Bào tôn giả Cổ Hao.
Nàng vừa nói vừa nhìn về phía bàn Sĩ Mệnh và tin chắc rằng chàng có thể nghe thấy. Sĩ Mệnh không có phản ứng gì nhưng câu nói của Tiểu Phàm là gáo nước lạnh dội vào đầu đám thanh niên. Hồng Bào tôn giả bản lãnh oai trấn võ lâm và còn là ái tử của Huyết Y thần quân, môn chủ Huyết Y môn. Với thân thế ấy, ai mà dám dây đến lão?
Xuyên vân nhạn Hồ Gia Cư, thân hình nhỏ bé, tuổi độ lục tuần, vuốt râu hỏi:
- Nhưng vì cớ gì mà hiền diệt nữ lại muốn giết Cổ Hao?
Tiểu Phàm căm hận đáp:
- Nửa tháng trước, lão quỷ ấy đã xuất hiện ở Tây hồ đại tửu lâu, định bắt tiểu nữ về Lễ sơn. May mà có bậc cao nhân giải cứu, nếu không...
Từ Thanh Sơn giật mình:
- Thế vị tiền bối ấy có đả thương được Hồng Bào tôn giả hay không? Danh hiệu của ông ta là gì?
Tiểu Oanh tính thực thà. bộp chộp, bật cười đáp thay:
- Từ lão bá lầm rồi, người ấy chừng gần tam thập mà thôi. Chàng ta đánh văng lão ác ma vào vách rồi bồng tiểu thư phi nhanh như gió. Tôn giả chạy theo hụt hơi mà vẫn không đuổi kịp.
Xuyên vân nhạn rất tự hào về khinh công của mình nên buột miệng bảo:
- Không thể được! Ngay cả lão phu cũng tự lượng không làm được như vậy. Sáu năm trước lão phu có thi tài với Cổ Hao một lần và chỉ hơn lão được đúng một trượng.
Tiểu Oanh thấy lão không tin, bực tức nói:
- Tiền bối cho rằng nô tỳ đặt điều hay sao? Người ấy hiện đang có mặt ở đây.
Mọi người sửng sốt nhìn quanh, xem ai là kẻ dám chọc đến lão ác ma. Sĩ Mệnh biết mình sắp gặp rắc rối, chàng thở dài gọi tiểu nhị tính tiền. Dư Tiểu Phàm khổ cực tìm kiếm nửa tháng nay mới gặp được, nay chàng lại định bỏ đi, lòng nàng đau như cắt, nước mắt lưng tròng. Tiểu Oanh và Tiểu Hồng vội chạy lại níu áo Sĩ Mệnh:
- Công tử quả là kẻ vô tình! Tiểu thư dầm sương gội gió mười mấy ngày nay, mong gặp cho được công tử.
Sĩ Mệnh cười khổ đáp:
- Chuyện đời như mây trôi gió thoảng, hà tất phải nhớ chút ân nhỏ ấy làm gì?
Mọi người đứng cả lên để xem mặt con người kỳ lạ. Bọn thiếu niên rủa thầm chàng là con người ngu ngốc, không biết tiếp thụ ân tình của nữ nhân. Thấy Dư Tiểu Phàm bước đến, Sĩ Mệnh chào rồi bất ngờ tung mình qua lan can, nhảy thẳng xuống đất. Đôi tay áo nhịp nhàng vẫy trong không trung như cánh hạc nhẹ nhàng đáp xuống. Quần hào Oà lên thán phục trước thân pháp phi phàm. Riêng Xuyên vân nhạn thảng thốt kêu lên:
- Thiên Hạc Hành Vân!
Sĩ Mệnh sa xuống mặt cỏ, quay lại vòng tay chào rồi bỏ đi.
Nào ngờ Dư Tiểu Phàm tính tình cương liệt, không chịu nổi tủi hổ và đau đớn, lòng chẳng còn muốn sống nữa. Nàng ai oán gọi lớn:
- Tây Môn công tử, xin hẹn nhau kiếp lai sinh.
Dứt lời nàng lao thẳng đầu xuống đất. Mọi người kinh hãi quát vang nhưng không ai kịp nắm lại. May thay, Sĩ Mệnh vừa đi được vài trượng, nghe câu tuyệt mệnh vội quay lại.
Thấy nữ nhân như hòn đá gieo vào không gian, chàng kinh hãi vận toàn lực bay về phía Tiểu Phàm. Thân hình chàng lướt nhanh tựa ánh sao băng, vừa kịp hứng lấy. Chàng toát mồ hôi hột nhưng Tiểu Phàm lại mỉm cười tinh quái:
- Tiểu muội biết công tử sẽ không để tiểu muội phải chết oan.
Sĩ Mệnh cảm động bảo:
- Nàng dám đem sinh mạng ra để giữ chân ta sao? Ta nào có đáng để lưu tâm tới?
Tiểu Phàm dầu mỏ lắc đầu, gục vào ngực chàng. Quần hào qua cơn kinh hoàng, vỗ tay hoan hô vang dội. Từ Thanh Sơn cao giọng:
- Kính thỉnh Tây Môn công tử thượng lâu để bọn lão phu được diện kiến bậc anh hùng.
Sĩ Mệnh định buông Tiểu Phàm ra. Nàng càng xiết chặt vòng tay, phụng phịu nói:
- Tiểu muội sợ nhũn cả chân, chẳng còn chút khí lực, công tử đưa tiểu muội lên đi.
Chàng tự biết mình đã sa vào lưới của nữ nhân, nhưng vì cảm động trước mối chân tình nên không nỡ từ chối. Hơn nữa. chàng là người học Đạo giáo, thuận theo tự nhiên mà làm chứ không bị gò bó bởi lễ nghi Khổng Mạnh. Sĩ Mệnh mỉm cười, nhún chân tung mình lên mái ngói, mang theo cả Tiểu Phàm. Chàng lướt qua lan can tầng chót trong ánh mắt ngưỡng mộ của quần hào. Đám thiếu niên thất vọng, hiểu rằng không thể sánh với chàng. Giờ đây, danh hoa đã có chủ, họ chuyển tình cảm của mình qua chàng thư sinh có võ công tuyệt thế kia. Trong các môn công phu thì khinh công là môn khó luyện nhất vì đòi hỏi thời gian và sự nhẫn nại vô bờ. Hơn nữa. công lực phải rất thâm hậu mới có thể thành tựu được xưa nay võ lâm rất ít người nổi tiếng nhờ khinh công thân pháp.
Sĩ Mệnh đặt Tiểu Phàm đứng xuống sàn lầu. Nàng chẳng hề tỏ vẻ thẹn thùng, nắm chặt tay áo như sợ chàng lại bỏ đi. Nhưng quần hào chưa kịp hỏi han gì thì Thiên Lý Nhãn La Thiện Huy kêu lên:
- Từ đại ca. có đến mười mấy tử thi đang tấp vào bờ Bách Hoa Châu.
Từ Thanh Sơn và mọi người vội ra lan can nhìn xuống. Quả nhiên, những khách nhàn du phía bờ đông cũng đã phát hiện, họ xúm lại xem. Trong đám ấy có cả người của Từ lão. Một hán tử quát vang:
- Anh em mau dùng thuyền và sào chặn các tử thi, đem lên bờ.
Gã hấp tấp chạy thẳng về phía tòa tửu lâu. Lát sau, hán tử chạy đến trước mặt Giang Tây truy mệnh thương, run rẩy bẩm báo:
- Sư phụ! Các xác kia đều là cao thủ của chúng ta ở mỏ vàng Cảm sơn. Có cả thi hài của Trương sư thúc.
Từ Thanh Sơn nghe như sét đánh bên tai vội chạy xuống bờ sông. Quần hào ùn ùn kéo theo. Thiết thương Trương Gia Lương chính là sư đệ của Từ lão, đang chỉ huy việc khai thác vàng ở trung du sông Cảm. Dư Tiểu Phàm cũng rất mến Thiết thương nên bảo Sĩ mệnh:
- Chúng ta xuống xem thử thế nào. Trương nhị thúc là người rất dễ mến, không ngờ lại chết thảm như vậy.
Sĩ Mệnh không muốn đi cũng chẳng được vì nàng tiểu thư xinh đẹp kia cứ kéo áo mãi.
Hai người xuống đến thì các tử thi đã được vớt lên bờ, sắp nằm ngay ngắn. Tổng cộng là mười tám người. Từ Thanh Sơn bật khóc. Họ đều là huynh đệ hay đệ tử của lão. Hai mươi năm tọa quan đã đem lại cho Sĩ Mệnh một định lực rất thâm hậu. Dù không quen thấy cảnh chết chóc nhưng lòng chàng vẫn phẳng lặng, chăm chú quan sát tử trạng của các thi hài. Dù thân thể họ đã trương phồng, nham nhở vì cá rỉa. vẫn có thể nhận thấy tất cả đều chết vì một vết kiếm nơi yết hầu. Thiên Hạc chân nhân thọ đến một trăm linh tám tuổi nên kiến văn rất uyên bác, thông thuộc lai lịch và lộ số võ công của các cao thủ võ lâm trong vòng trăm năm nay. Sĩ Mệnh lại là người thông tuệ hiếm có, ký ức phi phàm nên dù chưa hề hành tẩu giang hồ cũng đã tích lũy được một kho kiến thức. Chàng thở dài nói bâng quơ:
- Kiếm pháp của Bành Hồ lão nhân quả là tàn độc.
Mọi người đang thắc mắc, nghe câu ấy mừng rỡ hỏi lại:
- Té ra công tử nhận biết được lai lịch bọn hung thủ?
Chàng thản nhiên đáp:
- Tại hạ không chắc lắm, chỉ nghe gia sư nói rằng đặc điểm của loại kiếm pháp này là vết thương thường ở cổ họng, bắt đầu từ mé hữu thực quản rọc xuống rồi ngặt ngang sang. Bọn kiếm sĩ Bành Hồ đều thuận tay trái. Từ Thanh Sơn cúi xuống, quan sát vết thương của sư đệ, gật đầu công nhận:
- Công tử phán đoán không sai. Dám hỏi công tử đối với Thiên Hạc lão tiền bối là gì?
Từ lão đoán rằng chàng là đồ tôn của chân nhân. Nào ngờ Sĩ Mệnh trả lời:
- Người chính là ân sư của tại hạ.
Toàn trường rúng động và bối rối. Về vai vế, Thiên Hạc chân nhân ngang hàng với sư tổ của họ. Như vậy, bối phận của Sĩ Mệnh cao hơn tất cả những người có mặt tại đây. Chính vì lẽ ấy mà chàng không xưng hô ai là tiền bối bao giờ. Xuyên vân nhạn ngượng ngùng bảo:
- Đáng lẽ bọn lão phu phải gọi công tử bằng sư thúc.
Sĩ Mệnh điềm đạm lắc đầu:
- Xin hãy xưng hô theo lối giang hồ cho tiện. Giờ đây, việc quan trọng là phải đến mỏ vàng xem sao.
Giang Nam truy mệnh thương quát thủ hạ mang các tử thi về Từ gia trang, cách đấy hơn dặm, để khâm liệm. Quần hào theo lão về trước, lấy ngựa và vũ khí. Hơn trăm thớt ngựa phi nước đôi, đầu giờ thân đã đến chân núi Cảm sơn. Khu khai khoáng nằm trong một sơn cốc ăn sâu vào sườn núi. Những dãy nhà gỗ vẫn còn nguyên vẹn nhưng vắng lặng như tờ. Trước đây, nơi này có đến hơn trăm phu mỏ, tiếng cười nói, tiếng đục đá. tiếng đào bới chẳng bao giờ dút. Những vũng máu đen sậm rải rác từ cửa cốc vào đến tận bên trong.
Từ Thanh Sơn đau đớn gầm lên, lao thăn vào. Lão gọi vang nhưng chẳng hề có ai ứng tiếng. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Quần hào rút vũ khí lục soát các căn nhà gỗ. Họ
kinh hoàng nhận ra hàng trăm xác chết trương phình. Dư Tiểu Phàm nghe mùi thối rữa là đã muốn ngất xỉu nên đứng yên ở cửa cốc. Đương nhiên Sĩ Mệnh cũng chẳng được vào.
Chàng không hề phiền lòng, đưa mắt nhìn quanh, chợt thấy vết bánh xe hằn sâu trên mặt đất ẩm ướt vì trận mưa phùn nửa tháng qua. Sĩ Mệnh quay lại bảo Tiểu Phàm:
- CÔ nương định giữ chặt tại hạ đến bao giờ?
Tiểu Phàm nũng nịu nói:
- Mãi mãi!
Chàng mỉm cười:
- Vậy ban đêm thì sao?
Tiểu Phàm bối rối, mặt đỏ hồng:
- Tiểu muội sẽ...
Nàng thẹn thùng càng khiến dung nhan thêm kiều mị. Sĩ Mệnh nghe lòng xao xuyến, thở dài nói:
- Tại hạ tu đạo từ thuở ấu thơ, nhạt mùi trần tục, e rằng không thể đáp lại mối chân tình của cô nương.
Tiểu Phàm biến sắc:
- Nhưng công tử có phải là đạo sĩ hay không?
Sĩ Mệnh lắc đầu. Nữ nhân mừng rỡ, phụng phịu nói:
- Công tử làm tiểu muội hết hồn.
Nhớ lại lời sư phụ, biết mình không trốn được tình nghiệp, chàng nghe lòng thư thái, thuận theo duyên mà ứng xử. Sĩ Mệnh cười bảo:
- Phàm muội đừng nắm áo ta nữa. ta sẽ không bỏ đi đâu.
Tiểu Phàm nghe chàng xưng hô thân mật, hân hoan nói:
- Công tử đã hứa xin hãy giữ lời. Nếu không, tiểu muội sẽ hận chàng suốt kiếp.
Chàng gật đầu, lần theo vết bánh xe ngựa. Tiểu Phàm thích thú bám theo. Không có Tiểu Oanh, Tiểu Yến ở đây, nàng cảm thấy tự nhiên hơn. Họ yếu đuối nên đã phải ở lại Từ gia trang. Hai người đi nửa dặm, xác định rằng chiếc xe ngựa đã đi dọc theo bờ sông về hướng nam, họ liền quay lại sơn cốc Từ lão và quần hùng đang chờ đợi, thấy Sĩ Mệnh
trở lại, hỏi ngay:
- Công tử có tìm được dấu vết gì không?
Sĩ mệnh gật đầu:
- Dường như bọn chúng đã dùng hai xe tứ mã chuyển số quặng vàng của mỏ đi về hướng nam. Từ lão có thể ước lượng số vàng ấy là bao nhiêu không?
Từ Thanh Sơn nhăn trán đáp:
- Cách đây sáu ngày, nhị sư đệ có cho người về báo rằng sản lượng tháng này có thể đạt đến ba ngàn cân quặng thô. Với trọng lượng nặng nề như vậy, bọn chúng không thể đi nhanh được. Dù trễ hơn ba ngày nhưng lão phu tin rằng sẽ đuổi kịp, trước khi chúng đến bờ biển Phúc Kiến.
Bành Hồ vốn là một nhóm đảo nằm ở eo biển Đài Loan, cách đất liền chưa đến ba trăm dặm. Quần hào tán thành, rậm rếch định đuổi theo. Sĩ Mệnh tư lự hỏi:
- Ba ngàn cân kim khoáng kia sau khi tinh luyện xong sẽ thu được bao nhiêu lượng vàng?
Từ lão không hiểu nhưng vẫn đáp:
- Với tỷ lệ một phần mười thì sau khi trừ hết chi phí sẽ thu được bốn ngàn lượng vàng.
Sĩ Mệnh nghiêm mặt:
- Bành Hồ lão nhân hùng cứ cả một vùng biển, tài sản có hàng ước vạn, lẽ nào cho thủ hạ vượt hàng ngàn dặm, đến đây để cướp một số vàng nhỏ như vậy? Lão nổi tiếng là người đa mưu túc trí, bọn thủ hạ được huấn luyện rất chu đáo, lẽ nào lại không biết xóa dấu vết? Tại hạ có cảm giác rằng họ cố tình thả những tử thi kia xuống sông để dụ chúng ta đến đây và lần theo dấu bánh xe.
Thiên Lý Nhãn La Thiện Huy vốn là tổng bộ đầu của phủ Giang Tây, bản lãnh truy án nổi tiếng thiên hạ. Lão thầm công nhận chàng có lý, liền bảo:
- Lão phu rất khâm phục suy luận của công tử, xin cho biết thêm cao kiến.
Sĩ Mệnh hòa nhã tiếp lời:
- Tại hạ mới xuất đạo, chẳng hề có chút kinh nghiệm nào. Nhưng nhờ nhận ra lai lịch bọn hung thủ nên mới đem dạ nghi ngờ, nếu có nói sai thì xin chư vị đừng cười. Xin hỏi Từ lão rằng tài sản hiện có ở Từ gia trang có lớn lắm không?
Từ Thanh Sơn thất sắc:
- Phải chăng công tử cho rằng bọn Bành Hồ bàn kế điệu hổ ly sơn? VÕ lâm ai cũng biết lão phu có không dưới năm chục vạn lượng vàng.
Sĩ Mệnh mỉm cười:
- Chúng ta về ngay may ra còn kịp.
Hơn trăm tuấn mã cất vó phi như điên cuồng. Giữa canh hai họ về đến Từ gia trang, nằm dựa bờ sông Cảm, ở ngoại thành phía tây. Lửa cháy rực trời và tiếng vũ khí va chạm đã xác nhận suy luận của Sĩ Mệnh. Tiểu Phàm hỏi với giọng ngưỡng mộ:
- Công tử mới xuất đạo sao lại đoán ra âm mưu này?
Chàng cười đáp:
- Giữ được cái tâm tĩnh lặng, trống không thì có việc gì mà không hiểu được.
Lúc này, quần hào đã đến cửa trang, rời yên ngựa lao vào trong tiếp tay với bọn gia đinh, chống lại bọn hắc y bịt mặt. Sĩ Mệnh nắm tay Tiểu Phàm, đưa lên đầu tường quan sát cục diện. Sự xuất hiện bất ngờ của Từ trang chủ và hơn trăm cao thủ đã dồn phe đối phương vào thế bí. Dù bọn họ có chừng bốn chục người, đều là những tay kiêu dũng, kiếm pháp lợi hại tuyệt luân. Trên sân đã có hơn hai mươi xác thủ hạ của Từ lão nằm rải rác. Nếu họ về chậm chừng vài khắc, Từ gia trang sẽ chẳng còn ai sống sót. Từ Thanh Sơn căm hận múa tít cây thương dài, lao vào đám hắc y. Sự phẫn nộ đã làm tăng thần lực, Từ lão đánh gầy hai thanh trường kiếm và giết được một. Các cao thủ khác cũng xông đến tấn công quyết liệt, dồn bọn hắc y vào giữa vòng vây. Đại đệ tử của Từ Thanh Sơn cao giọng gọi:
- Sư phụ, phía hậu trang cũng bị tập kích.
Từ lão nghĩ đến vợ con, rụng rời bảo Xuyên vân nhạn:
- Hồ lão đệ đưa năm chục cao thủ vào hậu viện ngay.
Hồ Gia Cư lập tức tuân lệnh, hô hoán đám bằng hữu. Họ đi rồi vẫn còn lại đến bảy tám chục người, gấp đôi số hắc y, vì vậy vẫn chiếm được thế thượng phong. Cuộc chiến cực kỳ khốc liệt, chỉ hơn hai khắc đã có gần hai chục tên hắc y bỏ mạng. Nhưng phe họ Từ cũng thọ thương khá nhiều. Dẫu sao, phe đối phương cũng chỉ là cá nằm trên thớt, sớm muộn gì cũng bị tiêu diệt. Lợi hại nhất vẫn là thanh thần thương của Từ Thanh Sơn Thương là vũ khí dài, nặng, thích hợp với những cuộc hỗn chiến, và trong trường hợp này nó chính là khắc tinh của kiếm. Từ lão căm hờn vì cái chết thảm của sư đệ và thủ hạ nên dũng mãnh như thiên tướng, điên cuồng lao vào lưới kiếm. Những thanh trường kiếm mỏng manh kia chỉ chịu được vài lần va chạm là gãy đoạn, đem đến cái chết cho chủ nhân. Cuối cùng, chỉ còn lại hơn mười tên hắc y có bản lĩnh cao cường nhất. Chúng cắn răng cố chống trả một cách tuyệt vọng. Bỗng từ hậu trang, tiếng kêu thét kinh hoàng vọng lại, hòa với tiếng tiểu đồng khóc lanh lảnh. Một hán tử hắc y cao lớn đang kẹp chặt một đứa bé trai chừng tám tuổi trong tay trái, phá vòng vây xông ra. Gã quát vang như sấm:
- Từ Thanh Sơn! Nếu lão cùng đồng bọn không buông vũ khí ra. ta sẽ giết ngay đứa bé này.
Nhận ra con trai độc nhất đang nằm trong tay đối phương, Từ lão kinh hãi nhảy lùi. Quần hào cũng vội đình thủ. Hán tử nhảy đến đứng cạnh đồng bọn, ngửa cổ cười cao ngạo:
- Từ Thanh Sơn! Bọn ta sẽ mang quý tử của ngươi đi. Một tháng sau, lão hãy mang năm chục vạn lượng vàng đến bờ biển Phúc Châu mà chuộc lại.
Từ lão tun lẩy bẩy, mắt như đổ lửa. Lão nghĩ đến những người đã chết, nghiến răng nói:
- Lão phu thà tuyệt tự chứ không để sư đệ và thủ hạ chết oan. Hôm nay lão phu thề sẽ giết sạch bọn ngươi để an ủi vong linh hơn trăm người ở mỏ Cảm sơn.
Hán tử không ngờ Từ lão lại cương liệt như vậy, gã cười nhạt:
- Té ra lão lại là người tàn nhẫn như vậy. Để ta cắt cổ đứa bé này xem lão có còn thản nhiên được hay không?
Tiểu hài kia tên gọi là Lâm nhi. Nó sợ hãi cầu cứu:
- Hài nhi sợ lắm! Phụ thân đừng để gã cắt cổ hài nhi!
Hán tử kê trường kiếm vào cổ Lâm nhi để dọa dẫm Từ Thanh Sơn. Từ lão sa lệ nói lớn:
- Lâm nhi! Trong hơn trăm người đã chết, có quá nửa là con cháu họ Từ, phụ thân không thể không báo thù cho họ. Lâm nhi hãy lượng thứ cho phụ thân.
Quần hào thấy lão đã quyết hy sinh ái tử để bảo toàn đạo nghĩa. họ không dám mở lời can ngăn, chỉ thở dài thương cho đứa tiểu đồng kia. Hán tử biết không thể uy hiếp được Giang Tây truy mệnh thương, gã giận dữ định giết con tin. Bỗng có tiếng người vang lên:
- Khoan đã! Tại hạ có cách giải quyết.
Quần hào vội chạy dạt ra để Sĩ Mệnh bước đến, chàng điềm đạm hỏi hán tử:
- Bành Hồ lão nhân là gì của các hạ?
Hán tử chấn động, lùi lại một bước. Gã không ngờ chàng thư sinh nho nhã kia lại có thể nhận ra lai lịch của mình. Đã ba mươi năm nay, người của đảo Bành Hồ không hề đặt chân vào Trung Nguyên. Gã lại rất kính ngưỡng sư phụ mình nên không thể mở miệng phủ nhận:
- Người chính là ân sư của tại hạ. nhưng sao tiểu tử ngươi lại biết xuất xứ của bọn ta?
Sĩ Mệnh không trả lời mà chỉnh sắc nói:
- Các hạ định bôi nhọ thanh danh cao quý của Bành Hồ lão nhân hay sao mà dùng thủ đoạn đê tiện như vậy? Nếu lão nhân biết được, liệu người có vui lòng hay không?
Hán tử bối rối, đứng lặng người không đáp. Sĩ Mệnh biết gã đang phân vân liền nói tiếp:
- Để các hạ quyết định việc sống chết, tại hạ xin đề nghị một phương sách. Các hạ hãy thả đứa bé ra rồi dùng trường kiếm đọ sức với tại hạ. Trong vòng trăm chiêu, nếu các hạ chém rách được chiếc áo vải này thì có thể đưa thủ hạ ra đi an toàn. Bằng như các hạ thất thủ mà chết đi thì cũng xứng với công ơn giáo huấn của ân sư.
Hán tử không tin rằng bản lãnh chàng thư sinh kia lại cao cường đến mức ấy, gã cười rộ, gật đầu:
- Thôi được! Nể tình các hạ nhận biết gia sư, ta sẽ tha cho đứa trẻ này và thử xem hào kiệt Trung Nguyên tài giỏi đến đâu.
Dứt lời, gã tung mạnh Lâm nhi về phía Sĩ Mệnh. Chàng đỡ lấy, trao lại cho Từ Thanh Sơn. Từ lão tuy nói cứng nhưng đút từng khúc ruột, nay cứu được con thơ, lòng mừng rỡ như sống lại, ôm đứa bé khóc vùi. Sĩ Mệnh ung dung bước đến trước mặt hán tử, chuẩn bị cho cuộc chiến. Hán tử trầm giọng:
- Ngươi dùng vũ khí gì?
Chàng mỉm cười dơ hai bàn tay trắng muốt ra. Hán tử cười nhạt:
- Ngồng cuồng lắm! Nếu có chết thì cũng đừng oán ta tàn nhẫn.
Gã rung kiếm lao đến như chớp giật, đem pho Hải Ba kiếm pháp ra thi thố. Nhưng chàng thư sinh kia chập chờn như bóng u linh, trôi dạt trong lưới liếm. Đôi bàn tay nhẹ nhàng xô bạt lưỡi kiếm sắc bén và chụp lấy ngực đối phương. Khách quan chiêm bên ngoài thấy chàng như cánh hạc lượn lờ trông rất đẹp mắt. Đây chính là pho Hạc chưởng thần kỳ của Thiên Hạc chân nhân. Hán tử động nộ, xuất những sát chiêu tối hiểm. Những thân kiếm vướng víu nặng nề như bị giải lụa mềm níu kéo. Đến chiêu thứ sáu mươi thì gã hoàn toàn kiệt sức, mồ hôi ướt sũng cả y phục. Mắt gã bỗng lộ hung quang, hữu thủ bất ngờ tung ra một nắm độc phấn vào mặt đối phương. Đồng thời, gã ôm kiếm nhảy xổ vào, tấn công bụng dưới. Sĩ Mệnh tuy không có kinh nghiệm chiến đấu, nhưng cơ trí siêu phàm, định lực thâm hậu, dù tâm nguy cũng không hề hoảng loạn. Chàng lập tức phùng má thổi một hơi chân khí hùng hậu, đánh bạt luồng độc phấn. Song thủ chàng múa tít, dồn hết năm thành
Hỗn Nguyên khí công vào chiêu 'Thiên hạc bài vân.' Màn chưởng kình mãnh liệt như bão tố chặn đứng đường kiếm và giáng vào cơ thể địch nhân. Hán tử hự lên đau đớn, văng ra sau hơn trượng, chết ngay đương trường Mười hai tên hắc y thấy thủ lĩnh thảm tử, vung kiếm đâm cổ tự sát. Quần hào vui mừng, hoan hô vang dội. Từ Thanh Sơn bước đến vái dài:
- Lão phu nguyện làm thân trâu ngựa để đền ơn tương trợ.
Sĩ Mệnh mỉm cười ngâm nga:
Phú quý nhi kiêu
Tự di kỳ cửu.
Công toại thân thoái.
Thiên chi đạo."
Đây chính là bốn câu thơ trong chương chín của Đạo Đức kinh. Dứt lời, chàng tung mình lên không, lướt thẳng ra ngoài, nhảy lên lưng ngựa bỏ đi. Tây hồ tiên nữ Dư Tiểu Phàm sợ hãi gọi lớn:
- Công tử chờ tiểu muội với.
Nàng phi thân ra cửa trang, lấy ngựa đuổi theo. Tiểu Phàm rạp mình trên lưng tuấn mã. đôi mắt phượng nhòa lệ, cặp môi xinh lẩm bẩm rủa thầm kẻ bạc tình. Nhưng chỉ được hơn dặm đã thấy Sĩ Mệnh đứng đợi bên đường. Tiểu Phàm mừng rỡ, quên cả thẹn thùng, nhảy khỏi yên ngựa. gieo vào lòng chàng thư sinh. Đôi nắm tay nhỏ bé đấm liên hồi vào ngực chàng. Nàng vừa cười, vừa khóc, vừa trách móc:
- Công tử quả là tàn nhẫn, sao không bỏ đi luôn đi?
Sĩ Mệnh mỉm cười:
- Ta không thích nghe những lời tán tụng nên mới bỏ ra đây đứng đợi.
Tiểu Phàm yên lòng, trở lại ngựa của mình, theo Sĩ Mệnh vào thành. Nam Xương là chốn đô hội nên lầu quán mở cửa suốt đêm. Hai người dễ dàng tìm được chỗ trọ. Lão chưởng quầy thấy nữ lang áo vàng kia áp sát vào người chàng công tử nên đinh ninh họ là phu phụ, thản nhiên bảo tiểu nhị đưa khách vào một phòng trống ở lầu hai. Tiểu Phàm dù hết lòng yêu thương Sĩ Mệnh những vẫn còn là xử nữ nên thẹn chín người, bối rối chẳng dám mở lời. Sĩ Mệnh thì an nhiên tự tại, bước vào phòng. Tiểu Phàm cắn răng, ra vẻ ung dung, dặn lão chưởng quầy chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn. Sĩ Mệnh nói thêm:
- Túc hạ nhớ làm cho ta vài món chay.
Lão sững sờ khi thấy đôi vợ chồng trẻ chay mặn khác nhau. Hai người tắm gội xong thì cơm rượu cũng đã mang lên Thấy Sĩ Mệnh chỉ gắp những món thanh đạm mà ăn rất ngon lành, Tiểu Phàm tinh nghịch hỏi:
- Nếu gặp lúc không có cơm chay thì công tử làm sao?
Chàng thản nhiên đáp:
- Chay mặn vốn không khác nhau, tại hạ có thể tịnh cốc bảy, tám ngày cũng chẳng hề gì. ăn uống thanh đạm cốt là để kìm hãm lửa dục và lòng ham thích thỏa mãn khẩu vị.
Tiểu Phàm nổi lòng hiếu thắng, muốn thử xem chàng thư sinh lý lạ kia có thực sự thờ ơ trước nhan sắc tuyệt thế của mình hay không? Nàng cắm cúi ăn cho xong, rung chuông gọi tiểu nhị dọn dẹp và mang trà lên. Uống xong chén trà. Sĩ Mệnh bảo nàng:
- Đêm đã khuya. Phàm muội lên giường ngủ đi...
Nàng đỏ mặt hỏi lại:
- Còn công tử thì sao?
- Ta sẽ ngồi trên ghế này tọa công. Đó cũng là một cách nghỉ ngơi.
Tây hồ tiên nữ đã nguyện trao thân gửi phận cho chàng nên quyết đem mối nhu tình này ràng buộc anh hùng. Nàng cắn răng, cố tỏ vẻ thản nhiên, cởi áo ngoài, chỉ còn lại mảnh yếm thắm ở thân trên. Dưới ánh hồng, làn da ngà ngọc lồ lộ, đồi ngực thanh tân cao vút như mời gọi. Thấy Sĩ Mệnh hơi nhăn mày, Tiểu Phàm khúc khích nói:
- Công tử quả là bậc cao nhân đắc đạo chắc chẳng hề động tâm trước sắc dục?
Chàng mỉm cười, đôi mắt trong sáng nhìn ngắm nàng mà không có chút tà ý. Tiểu Phàm tính tình bướng bỉnh, đâu dễ chịu thua. Nàng cắn răng vòng tay sau lưng cởi dây yếm. Đồi ngọc nhũ và vùng bụng thon mảnh hiện ra với tất cả vẻ gợi cảm. Sĩ Mệnh bỗng thở dài:
- Xem ra cơ thể nữ nhân chính là vật toàn mỹ nhất của đất trời.
Thấy chàng chỉ xem mình như một pho tượng đẹp vô tri, Tiểu Phàm tức tối và hổ thẹn đến tràn lệ. Nàng bật khóc, chạy đến lay mạnh chàng tức tối:
- Tiểu muội phải làm sao nữa mới có thể làm xao động trái tim gỗ đá của công tử? Chàng khinh ghét tiểu muội đến thế sao?
Sĩ Mệnh vươn tay nhấc nàng đặt vào lòng, an ủi:
- Ta biết nàng sợ mất ta nên mới cố tình ràng buộc. Ta vốn chưa xuất gia nên không kiêng giới sắc, có điều thần công chưa luyện xong nên không thể buông lung. Nàng là tiên nữ trên đời, sao lại phải vì ta mà khổ sở như vậy?
Tiểu Phàm được chàng khen ngợi và biết chàng vì luyện võ mà không dám đến với mình, lòng hoan hỉ vô cùng. Nàng áp má vào vai chàng thủ thỉ:
- Đại ca! Tiểu muội đã thề sẽ lấy cho được chàng nên mới mặt dày như vậy. Cũng may chàng nói thực lòng mình, nếu không tiểu muội tự sát vì xấu hổ mất.
Tiểu Phàm lõa lồ nằm trong lòng tình lang, bị hơi ấm và mùi hương nam nhân kích thích. Sĩ Mệnh chưa động dục mà lòng xuân nữ đã rộn ràng. Lửa tình cộng với tính hiếu thắng thúc giục nàng trêu ghẹo chàng:
- Có thực định lực của đại ca ta vững vàng hơn Liễu Hạ Huệ ngày xưa không? Nếu vậy sao lại không dám ngủ chung giường với tiểu muội?
Sĩ Mệnh tự tin vào công phu hàm dưỡng của mình, bồng nàng về phía giường. Chàng đặt nàng xuống rồi cởi áo ngoài, ngả lưng nằm cạnh. Chàng nhắm mắt hít sâu, lẩm nhẩm khẩu quyết Hỗn Nguyên tâm pháp, giữ cho tâm hồn tĩnh lặng, trống không. Lát sau, chàng sắp sửa đi vào trạng thái vô ngã thì nghe cánh tay nữ nhân vòng qua người. Bàn tay mềm mại khi vuốt ve da thịt chàng, rồi cả thân hình vệ nữ kia trườn lên áp sát vào da thịt chàng. Đôi môi thơm run rẩy hôn lên mắt, lên môi chàng. Sĩ Mệnh bất giác mất tự chủ, đưa tay vuốt dọc sống lưng nàng. Khi chạm phải bờ mông tròn trịa. mịn màng mới biết Tiểu Phàm đã hoàn toàn lõa thể. Chàng nghe lửa dục bốc lên vội vã hít vài hơi chân
khí, thanh trừng tạp niệm. Khi đã nghe lòng tĩnh lặng, chàng tự phong bế các giác quan, đi vào cõi hư vô. Tiểu Phàm vốn chẳng phải là dâm nữ, mà chỉ vì trẻ dại và hiếu thắng mà muốn biến yêu thương thành sự hiến dâng. Thấy chàng đã ngủ say, nàng bĩu môi thất vọng. Cơn buồn ngủ ập đến ru nàng vào giấc ngủ, ngay trên người của tình quân. Sáng ra. nàng thức trễ, phát hiện Sĩ Mệnh đã đi mất, chỉ còn mảnh hoa tiên trên bàn:
"Phàm muội! Ta còn mối huyết hải thâm thù cần phải báo phục. Nàng cứ trở về Hàng Châu phụng dưỡng huyện đường. Ngày nào liễu kết hận thù, ta sẽ mang sính lễ đến cầu hôn. Sĩ Mệnh cẩn bút."
Tiểu Phàm thấy chàng nói đến chuyện hôn ước, lòng rất hân hoan. Nhưng nghĩ đến cảnh phái xa cách chàng, nàng không chịu nổi, quyết tìm cho được tình lang, cùng chàng sát cánh đối phó với kẻ thù. Với trúc phù của Cái bang trong tay, nàng tin rằng sẽ sớm tìm ra tung tích của Sĩ Mệnh. Phần Sĩ Mệnh, tự biết cuộc chiến với Hồng Bào tôn giả ở núi Lễ sơn thập phần hung hiểm nên không muốn đưa Tiểu Phàm đi cùng. Không có nàng bên cạnh, chàng thoáng nghe lòng bâng khuâng, nhung nhớ. Sĩ Mệnh là người tu đạo lão Trang nên không xem trọng lễ nghi. Chàng không hề vì hành động phóng đãng đêm qua mà khinh thường Tây hồ tiên nữ. Tiểu Phàm mang bản chất thuần phác và nồng nhiệt, có phần ngây thơ như trẻ con. Nàng thuận theo tình cảm tự nhiên mà làm, chẳng chút gò bó. Điều này vô tình lại hợp với tính cách của Sĩ Mệnh. Lão tử thường nói: "Phù lễ giả trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ.' Hàn Phi tử lại viết: "Bậc quân tử giữ tình, bỏ vẻ ngoài thích thực chất mà ghét sự trang sức,, Đạo gia chủ Trương Bảo Phác quy chân nên không coi trọng lễ nghi. Sĩ Mệnh cũng vậy. Mấy ngày sau, chàng vượt ranh giới, đi vào địa phận Hồ Nam, định bụng sẽ đến Trường Sa. Nhưng thoáng nghe đám ky sĩ trên đường nói về một con thủy quái đang hoành hành ở Động Đình hồ, chàng liền đi theo họ. Một trong những đức tính cơ bản của người tu đạo là rất yêu thương bách tính. Lão tử và Trang tử đã từng kịch liệt đả kích bọn vua chúa, quan lại tham lam, hà khắc, đem lại nỗi khổ cho lê thứ. Động Đình hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Hoa thời trước. Nó có diện tích khoảng hai vạn dặm vuông, còn được gọi là Bát bách lý hồ. Một mặt, hồ Động Đình nhận nước của bốn con sông lớn ở Hồ Nam là các sông Tương, Tư, Nguyên, Lễ. Một mặt thông với Trường giang qua bốn cửa Trùng Tư, Thái Bình, Ngẫu Trì và Diệu Huyền. Đây cũng là chốn mưu sinh của mấy vạn ngư dân quanh hồ. Bọn ky sĩ nói rằng đã có hơn trăm ngư dân bỏ mạng vì thủ quái. Sĩ Mệnh thân mang tuyệt nghệ và lòng nhân ái, chẳng thể thờ ơ trước việc này. Chàng theo các hào khách vượt sông Tương để đến bờ nam của hồ. Nơi đây đã tập trung mấy trăm quân của Hồ Nam, cùng hơn ba trăm cao thủ võ lâm, đang sẵn sàng lên thuyền, tham gia tiêu diệt quái vật. Trên mặt hồ, sáu chiếc thuyền binh, đầy ắp những người thủ cung, tên giáo mác, đang lượn lờ chờ thủy quái trồi lên. Sĩ Mệnh len đến sát bờ hồ, nhảy lên một ngọn cây đào già để quan sát. Mùa mai vũ đã qua. vầng thái dương mùa hạ sáng mẹ trên cao, soi tỏ cảnh vạt. Bất chợt, từ mé tả một chiến thuyền có chiếc đầu dài to tướng, lởm chởm những răng ló lên, tồi cả thân hình dài hơn hai trượng cũng vươn hẳn đến mạn thuyền. Mặc cho giáo thương tua tủa đâm xuống, nó táp lấy người gần nhất rồi lôi xuống. Dù cách xa đến hơn mười trượng nhưng nhãn quan tinh tường của Sĩ Mệnh cũng nhận ra hình dáng kỳ lạ của thủy quái. RÕ ràng nó có chiếc đầu của ngạc ngư nhưng lại không có chân. Lớp da đen bóng, trơn láng kia chính là của loài cá kình. Chàng đã nghe sư phụ kể rằng sông Trường giang có hai loài thú hiếm đó là cá sấu và kình sông. Như vậy, con quái vật này là sự lai tạp giữa hai loài kia. Lúc này, thủy quái đã nuốt xong con mồi, nó nổi lên, vung chiếc đuôi to bằng mảnh chiếu, đập ầm ầm trên mặt nước. Một tay thần xạ nào đó đã bắn trúng mắt thủy quái. Nó đau đớn và càng trở nên hung dữ, lao đến tấn công sáu chiếc thuyền. Hàm răng cứng như thép kia dễ dàng phá hủy luôn chiếc thuyền gỗ và kèm theo vài cái đập đuôi là chiếc thuyền tan vỡ, chìm xuống đáy hồ. Chỉ
trong gần hai khắc, cả sáu chiếc thuyền đều bị đắm. Hơn trăm người trên ấy cố bơi vào bờ nhưng chỉ có hơn hai chục người sống sót. Số còn lại đều bỏ mạng trong hàm răng và những cú đập đuôi như trời giáng của ác thú. Sĩ Mệnh nghe lòng phẫn nộ, cố tìm phương cách tiêu diệt tai họa cho bách tính. Thủy sư đề đốc Hồ Nam thở dài ngao ngán:
- Mười lăm chiếc thuyền đều đã bị đắm cả. lấy gì mà chiến đấu với thủy quái nữa đây.
Đứng cạnh ông là một lão nhân cao lớn mặc thanh bào và nữ lang áo hồng che mặt. Sau lớp sa mỏng là một dung nhan thiên kiều bá mị. Lão nhân bi phẫn cao giọng:
- Kính cáo chư vị anh hùng. Lão phu là Động Đình nhất bá. chịu trách nhiệm cho việc mưu sinh của hàng vạn ngư dân Hồ Nam. Nay thủy quái hoành hành khiến cho mọi người lâm vào cảnh đói khát, lão phu bất lực nên rất hổ thẹn. Lão phu hứa rằng sẽ gả khuyển nữ Động Đình long nữ Trình Bội Linh cho hảo hán nào giết được thủy quái.
Long nữ luôn che mặt nhưng ai cũng biết nàng xinh đẹp tuyệt trần, là một trong võ lâm tứ đại mỹ nhân. Lời tuyên bố kia vừa ban ra. đã có năm chàng thiếu hiệp nhảy lên chèo thuyền về phía quái vật. Đáng thương thay, chẳng một ai quay lại. Thủy quái được ăn no nê, ngoác chiếc mồm đầy máu, rống lên những tràng quái dị. Mọi người đau đớn, nhìn nó với đôi mắt căm ghét và sợ hãi. Lúc này, Sĩ Mệnh đã tìm ra cách đối phó. Chàng nhảy xuống đất, lặng lẽ dùng Tam Tiết kiếm chặt những thân liễu non quanh hồ thành những khúc dài độ hai gang tay. Khi đã được độ gần trăm lóng, chàng ôm tất cả. đi ra mép nước, cao giọng hỏi:
- Tại hạ muốn giết thủy quái, nhưng không biết chèo thuyền, mong vị anh hùng nào đưa ra giúp. Chỉ cần đưa đến nửa đường là đủ.
Giọng chàng điềm đạm hòa nhã nhưng rõ ràng, mấy trăm người đều nghe rõ. Họ thấy chàng ôm bó cây, chẳng hiểu thế nào, liền nhìn với cặp mắt ngỡ ngàng. Bỗng một hán tử tam tuần mặc áo đen, vóc người trung bình, cười hì hì bước ra:
- Tại hạ rất chán ghét con vật xấu xí kia nhưng không làm sao được, xin góp một tay đưa công tử ra Đôi mắt gã tinh ranh xảo quyệt nhưng nụ cười thì rất dễ mến. Sĩ Mệnh gật đầu, dặn dò:
- Các hạ chỉ cần chèo đến cách thủy quái chừng bốn trượng là có thể quay lại.
Hán tử cười hề hề đáp:
- Tại hạ bơi nhanh hơn cá. đâu đến nỗi sợ chết như vậy. Tại hạ sẽ quanh quẩn gần đấy để chờ đưa công tử quay về.
Thuyền lớn đã đắm hết, chỉ còn lại mấy chiếc thuyền con. Sĩ Mệnh bước xuống, thấy có cuộn dây chắc dài, chàng nảy ra một ý, đặt bó liễu gỗ xuống sàn, trở lên bờ chặt một cành liễu già thẳng thớm, to hơn bắp chân, dài độ gần nửa trượng. Chàng xách đoạn gỗ kia xuống thuyền, thúc giục hán tử chèo nhanh. Gã đẩy mạnh mái dầm, cười bảo:
- Tại hạ là Dương Tiểu Hào, quê ở Hà Bắc. Dám hỏi đại danh công tử?
Chàng tủm tỉm đáp:
- Tại hạ họ Tây Môn, tên gọi Sĩ Mệnh.
Bỗng chàng hỏi lại:
- Vì sao các hạ lại chịu giúp một kẻ vô danh như tại hạ?
Họ Dương cười hì hì:
- Tại hạ võ nghệ tầm thường nhưng vẫn tự hào về nhãn quang của mình. Trong hai mươi năm hành tẩu giang hồ, chưa hề nhìn lầm người bao giờ.
Sĩ Mệnh biết gã này là người đầy nhiệt huyết, chàng nghiêm giọng dặn dò:
- Khi thuyền đến đủ gần, tại hạ sẽ rải những khúc liễu này trên mặt hồ làm điểm tựa đặt chân. Còn thanh gỗ dài này các hạ hãy giữ lại trên thuyền, cột chặt vào một đầu dây chão. Khi nghe tại hạ gọi thì quăng đến. Chủ yếu là các hạ phải bảo vệ được mạng mình trước đã.
Dương Tiểu Hào gật đầu nhận lệnh. Lúc thuyền chỉ còn cách quái vật chừng năm trượng, Sĩ Mệnh ném những khúc gỗ liễu quanh nó và trải rộng đến tận thuyền. Con quái thú táp thử, thấy không phải là thức ăn, liền nhả ra. Sĩ Mệnh ném đến khúc cuối cùng, hít một hơi chân khí, dùng phép 'đăng bình độ thủy,' điểm chân lên những đoạn gỗ ấy mà tiến vào. Mọi người trên bờ thấy chàng lướt đi trên mặt nước, sững sờ kinh ngạc, và hết lòng thán phục. Thuật khinh công này đã thất truyền từ lâu. Thủy quái đang nằm nghỉ ngơi, thấy có người tiến lại, nó hung hãn lao đến. Sĩ Mệnh nhún chân nhảy đến, chém thẳng vào mõm quái vật. Nhát kiếm cực kỳ mãnh liệt khiến thủy quái càng điên cuồng. Sĩ Mệnh mượn lực phản chấn rơi xuống một thanh gỗ khác. Chàng thấy xương đầu nó quá cứng rắn, liền dùng không công thượng thừa chạy quanh. Trong cảnh tượng này, trông chàng như bậc thần tiên đang lướt sóng. Tiếng reo hò vang dội từ bờ vọng lại càng khiến cho ác thú tức giận. Nó quay đầu đuổi theo đến chóng mặt, chiếc đuôi nặng nề giáng xuống liên tục làm mặt hồ nổi sóng. Bất ngờ Sĩ Mệnh từ phía sau lao đến, ngồi trên lưng thủy quái, ở đoạn gần cổ. Tả thủ sắc bén như móng bạc cắm ngập vào lớp da dày, giữ vững thân hình chàng. Đồng thời, Tam Tiết kiếm vung lên chặt vào vây bên hữu. Dù đã dụng đến hết năm thành Hỗn Nguyên khí công, chàng cũng phải chém tới ba lần mới đút được chiếc vây to lớn kia. Chàng lại xoay người, ngồi quay ngược lại, chặt nốt bên kia. Hành động của Sĩ Mệnh cực kỳ thần tốc nên thủy quái không kịp lặn xuống. Lúc đã mất hết hai vây thì muốn bơi đi cũng chẳng được. Nó giận dữ quẫy đuôi ầm ầm, hất tung Sĩ Mệnh lên trời. Chàng điểm chân lên những khúc gỗ, tiến về phía thuyền của Dương Tiểu Hào, quát lớn:
- Dương huynh đài, mau quăng đoạn gỗ cho ta.
Tiểu Hào đang chờ đợi, lập tức ném cho chàng. Sĩ Mệnh chụp lấy, thân hình hơi hạ xuống, nhưng không chìm. Chàng lướt đến phía trước thủy quái, vung khúc gỗ giáng vào đầu nó để chọc tức. Con vật chẳng còn di chuyển được theo ý muốn, hung hãn mở miệng táp. Sĩ Mệnh nhanh như chớp, nhảy đến chống đoạn gỗ vào giữa hai hàm răng khủng khiếp. Thủy quái không khép miệng lại được nữa. Đắc thủ xong, chàng ung dung quay lại thuyền, bảo Tiểu Hào chèo vào bờ, trong tiếng reo hò, xúc động của quần hào và bách tính. Thuyền cập bờ, sợi dây chão được chuyền lên và mọi người ra sức kéo. Chỉ nửa khắc sau, con vật đã trôi vào. Nhờ sức mấy trăm người hợp lực và độ dốc thoai thoải của bờ đất, mới đưa được con ác thú nặng hơn vạn cân lên. Trước đó, hàng trăm cây giáo sắt đã cắm vào cơ thể nó. Đám ngư dân xúm lại chửi mắng đấm đá con quái vật. Tiếng khóc than vang dội cả mặt hồ. Hơn trăm gia đình đã lâm vào cảnh tang tóc vì con thủy quái này.
Trong lúc mọi người đang bận rộn thì Sĩ Mệnh lẳng lặng lên ngựa bỏ đi. Nhưng hành động của chàng không thoát được sự theo dõi của một cặp mắt huyền. Động Đình long nữ tuổi đã hai mươi mà chưa tìm được tình quân. Nàng nhìn nam nhân trong thiên hạ như gỗ đá Nhưng hôm nay, chàng thư sinh lạ mặt hiền lành, nho nhã và thần dũng kia đã chiếm trọn trái tim nàng. Theo lời giao ước của Động Đình nhất bá, nàng sẽ là vợ của bậc anh hùng cái thế ấy. Lòng xuân nữ rộn ràng, bỗng nhiên thấy chàng bỏ đi, Bội Linh cuống quít giật áo cha mình:
- Phụ thân! Chàng dũng sĩ kia đang bỏ đi kìa.
Trình Thiên Cường giật mình gọi lớn:
- Xin đại hiệp cho lão phu được bái tạ.
Sĩ Mệnh dừng cương, vận công ngâm nga:
Cao đường minh kính bi bạch phát
Triệu như thanh ty mộ thành tuyết."
Đây là hai câu thơ trong bài Tương tiến tửu của Lý Bạch, ngụ ý cuộc đời như giấc mộng, như hoa sớm nở tối tàn, thì có sá gì chút thanh danh và nhan sắc mỹ nhân.