“Chu thư. Đột quyết”
Cuối cùng mọi người có thể nhận phần quà mà mình được hưởng. mặt hồ mỗi lúc một lạnh. Ông già bào đám thợ săn: Trời đang giục chúng mình đấy, nhanh tay lên! Mọi người lướt như tên về địa bàn mình, một cảnh tượng ồn ào, phấn chấn trùm lên bãi săn.
Ông già dẫn Trần Trận đến bên một cái hố vừa phải, không to không nhỏ thì dừng lại. Ông bào: Đừng chọn những hố to. Hố to thì có qua nhiều dê ở dưới đáy. Bảy tám con dê gộc chất đống lên nhau, hơi nóng toả ra khiến tuyết trong hố không đủ độ để đông lạnh. Những con dê ủ trong hơi nóng gần một ngày một đêm, bụng chướng lên, chân cẳnng sưng to, da tím ngắt, thịt ôi đến non nửa. Lúc này thì chúng đã đông lạnh nhưng đông lạnh của thịt ôi. Những con như vậy bán cho Trạm thu mua, may lắm được nữa tiền. người ta chỉ cần xem bụng con vật là đánh tụt hạng, chỉ trả tìền da, còn thịt thì một xu cũng không trả. Nhưng sói thì rất mê thịt ôi. Chắc chắn đàn sói Ơlôn không quên đàn dê bị vùi ở đây. Mình hãy để lại cho chúng những con chúng thích nhất.
Ông già thọc câu liêm xuống, hố sâu vừa đúng hai mét. Ông dò từng tấc một, chỉ lát sau là ghìm chặt cán câu liêm, bảo Trần Trận: Móc được một con rồi, nào cùng lôi lên! Hai người vừa lôi vừa dùng chân lùa tuyết hòng lấp đầy khoảng trống dưới chân con dê, cho đến khi đầu nó ló lên. Lưỡi câu liêm móc đúng yết hầu, không làm rách da trên người. Trần Trận cúi xuống ôm đầu con dê, dùng sức lôi nó lên tấm thảm. con dê đã đông cứng nhưng bụng không chướng, da không tím chứng tỏ nó bị chết tức thì do nghẹt thở. Ông già bảo: Con này bán được loại Một, giá cao nhất.
Ông già thở ra một hơi, nói: Dưới hố vẫn còn, cậu móc đi! Cứ làm như móc thùng dưới giếng ấy, móc đúng chỗ hãy kéo lên, đừng để rách da. Da rách là bị cấn giá, chẳng được maấy đồng. Trần Trận vâng dạ luôn miệng, đón lấy câu liềm lùa xuống hố, thấy hình như còn hai con. Thăm dò hồi lâu mới lần ra hình thù con dê, sau đó mới dò thấy yết hầu để móc câu liềm vào. Thế là lần đầu toên Trần Trận câu được một con “cá kình”, con mồi nặng năm sáu mươi cân, dù có cưỡi ngựa xích thố cũng không đuổi kịp. Cậu vui vẻ gọi Dương Khắc: Xem này, mình cũng câu được mmột con đực. Khoái quá! Dương Khắc sốt ruột: Cậu quay lại mau, để mình thế chân bố Pilich!
Mặt hồ đây đó vang tiếng hò reo, từng con dê nguyên vẹn, béo mẫm được lôi lên. Từng chiếc bè trượt băng băng vào bờ. những người tháo vát đã được chuyến thứ hai, Batu, Caxưmai và Lanmutrăc móc giỏi nhất, vừa chính xác, vừa nhanh, lại toàn là dê lớn dê béo. Nếu móc phải những con to hoặc nhỏ nhưng bụng trương phềnh hoặc tím tái, có nghĩa là không bán được tiền, liền quăng trả xuống hố. Thảo nguyên tĩnh mịch rộn lên cảnh tượng ngày mùa. Lũ sói đứng trên đỉnh núi xa xa nhìn về, chắc tức lắm. Kẻ cướp trên thảo nguyên lại bị kẻ khác trấn lột! Nghĩ vậy, Trần Trận không nhịn được cười.
Ông già và Trần Trận chở hai con dê vào bờ. Dương Khắc và Banyan đỡ oông già bước ra. Trần Trận vần hai con dê ra ngoài thảm, bốn người lôi chúng đến bên xe bò. Trần Trận thấy trên xe đã có mấy con dê lớn, liền hỏi đầu đuôi. Dương Khắc nói: Mình và Bayan chỉ móc được mỗi con, mấy con kia người ta biếu. Họ bào lệ là như thế. Dương Khắc cười: Chúng mình thoe châm bác Pilich đúng là vớ bở. Ông già cũng cười: Các cậu cũng là người của tháo nguyên, từ rày phải nhớ luật lệ của thảo nguyên!
Ông già đã thấm mệt, ngồi xếp bằng tròn trên xe bò, hút thuốc. Ông bảo: Hai cậu xuống đi. Phải hết sức cẩn thận, nếu thấy lún thì phải lập tức giang rộng chân tay, nín hơi thì có lún cũng không sâu. Người trên thảm phải thò ngay câu liêm cho người kia nắm lấy. Nhớ là không được móc vào mặt kẻo sau này khó lấy vợ. Ông bị sặc, vừa ho vừa sai Bayan chụm củi đốt bếp, chuẩn bị bữa trưa.
Trần Trận cùng Dương Khắc hăng hái bước lên thảm – thuyền. Ở chỗ tuyết sâu Trần Trận phát hiện ra một đường hầm trong tuyết dẫn đến một nơi sâu hơn. Dương Khắc cười, nói: Hồi nãy có mặt ông già mình không dám kể. Đây là cái hốc do mình và Bayan đào. Chính chỗ này đào được con dê gộc. Bayan quả là gan cóc tía. Thấy cậu và bác Pilich đi rồi, nó cậy nhẹ cân, trải áo khoác làm bàn trượt, trườn ra hồ. Tuyềt chịu được, không lún. Nó phát hiện ra cách năm mét có một cái hốc, liền quay lại cùng mình đào một đường hầm, chỉ một lúc là xong. Nó chui vào, lấy thừng xích chân con dê rồi quay trở lại, cùng mình ra sức kéo con dê vào bờ. Bayan đúng là to gan, mình cứ sợ tuyết sẽ vùi nó dưới hố.
Trần Trận nói: Chuyện to gan thì mình đã chứng kiến. Dám tay không túm cẳng sói thì cái hang này nhằm gì! Trẻ con Mông Cổ còn bé mà đã gan cóc tía, lớn lên chắc dũng mãnh phải biết! Dương Khắc nói: Mình bảo Bayan đừng chui vào. Nó bảo: Đã dám chui vào hang sói thì sợ gì hang tuyết? Thằng nhỏ kể hồi lên bảy, nó chui vào hang bắt cả một ổ sói con. Con chẳng phải rất thích đi bắt sói con đó sao? Khi nào đi, cho nó đi cùng. Trần Trận vội thoái thác: Mình thích thì có thích nhưng không dám. Còn cuyện tính cách của người Mông Cổ thì mình xin bái phục!
Dương Khắc và Trần Trận trèo lên bè. Dương Khắc cười vui, mặt hằn những nếo nhăn. Cậu bảo: Đi săn trên đồng cỏ quả thật thú vị. Ban ngày chăn cừu, tối đến trực đêm, đơn điệu dễ chán. Mình thấy đánh bạn với muông thú thì cuộc sống sẽ phong phú hơn.
Trần Trận nói: Thào nguyên đất rộng người thưa, mươi dặm mới thấy một chiếc lều, không đánh bạn với sói, không săn bắn thì buồn chết. Cách đây ít lâu, mình có đọc một cuốn sách viết về Mông Cỗ, thì ra họ sùng bái tôtem sái hàng ngàn năm nay.
Bữa sáng hai người ăn thịt bò nướng, lúc này sức lực đang sung mãn, hai người luôn chân luôn tay đổi chỗ cho nhau, chiếc bè chạy băng băng trên tuyết như xe gắn máy. Rồi thì Dương Khắc cũng móc được một con dê bự. Cậu nhảy cẫng suýt lật bè, may mà Trần Trận vội ấn xuống. Dương Khắc vỗ vỗ đầu con dê, gào lên: vừa nãy xem người ta móc dê lên tưởng mình nằm mơ. Giờ thì như đang mơ chợt tỉnh. Quả thật có chuyện mê li đến thế này sao? Cảm ơn, cảm ơn sói nhiều lắm!
Dương Khắc giữ chặt câu liềm không nhường cho Trần Trận. Trần Trận sợ lật bè, không dám giằng lấy câu liềm, đành phải gò lưng mà kéo. Dương Khắc móc một hồi được ba con dê bự, thoả thuê rồi, cậu ta mới bàn: Móc hết lên rồi hãy chuyển vào bờ thì năng suất cao hơn. Nói rồi, cậu ta xếp những con dê ngay ngắn trên mặt tuyết rắn.
Trên bờ, hút xong tẩu thuốc, ông già Pilich bảo mọi người dọn quang một chỗ bên đoàn xe. Đám phụ nữ nhặt nhạnh vàn gãy, trục xe hỏng chất thành hai đống giữa bãi trống; trải đệm cũ ra, xếp lên những bình trà sữa đầy, những hồ rượu, bát gỗ và lọ nước. Tang Kiệt và một chú chó làm thịt hai con dê bị lạnh cóng nhưng chưa chết, dùng cho bữa trưa. Lũ chó đã no nê sau khi thừa hưởng chỗ thịt thừa của đàn sói bỏ lại, không thèm ngó hai con dê đã lột da, móc ruột, đang bốc hơi. Một đống lửa được đốt lên, ông già Pilich cùng lũ trẻ caầm xiên sắt hoặc xiên gỗ xâu thịt, rắc muối lên rồi vừa nướng vừa ăn bên bếp lửa. Mùi trà sữa, mùi thịt nướng thơm lừng bay xuống hồ như mời gọi cánh thợ săn lên ăn trưa.
Gần trưa, các thảm- thuyền đã chở được hai ba chuyến. Trên mỗi cỗ xe đã có bảy tám con dê vàng. Lúc này đám đàn ông được đổi phiên để ăn trưa. Phụ nữ vả lũ trẻ thay họ xuống hồ tuyết, tiếp tục đưa dê lên bờ.
Thịt dê vàng là món ăn khoái khẩu trên thảo nguyên Mông Cổ, nhất là khi cuộc đi săn kết thúc, một đống lửa được dốt lên, tay nướng miệng ăn tại bãi săn. Đó là niềm đam mê của các Khan và tầng lớp vương công quý tộc Mông Cổ, và cũng là niềm vui của người dân thường khi có dịp. Vậy là Trần Trận và Dương Khắc đã dự một bữa ăn thình soạn với tư cách là thợ săn. Hai cậu quên luôn món thịt quay Bắc Kinh. Sự hưng phấn và lao động chân tay khiến cho mọi người ăn rất ngon miệng. Trần Trận cảm thấy mình vui hơn các Khan Mông Cổ, vì được ăn ngay bên cạnh những mẫu xương dê của lũ sói bỏ lại. Các cậu ăn như rồng cuốn, như sói tranh mồi, ăn với một khoái cảm đặc biệt.
Trần Trận và Dương Khắc bỗng lây tính cách hào phóng của người Mông Cổ không hẹn mà cùng giơ tay giằng lấy hồ rượu của người ngồi bên, tu ừng ực.
Ông già Pilich cười khà: Chỉ môt năm nữa là ta không dám đi Bắc Kinh gặp phụ huynh của các cậu đâu. Các cậu đã thành dân du mục thực thụ rồi. Dương Khắc miệng sặc hơi rượu, nói: Người Hán cần cái khí phách của người Mông Cổ, lái đại xa vượt Cư Dung Quan hộp nhập cùng thế giới.
Trần Trận gọi liền ba tiếng: Bố, bố, bố! Rồi nâng hồ rượu lên ngang mày mời “đại tù trưởng”. Ông già Pilich uống liền ba ngụm, cũng vui vẻ gọi to ba lần: Milihu (con ta), milihu (con ta), milsaihu (con trai của ta)!
Batu rượu ngà ngà, xéo bàn tay gấu vỗ mạnh lưng Trần Trận, lắp bắp: Cậu… cậu mới Mông Cổ một nửa. Khi nào lấy vợ Mông Cổ, đẻ một đứa con trong lều Mông Cổ, thì mới được coi là người Mông Cổ thực thụ. Cậu ẻo lả quá, không ổn. Gái Mông Cổ trong chăn dữ hơn sói cái! Trai Mông Cổ sợ vợ như cừu sợ sói.
Tang Kiệt cười: Ban đêm đàn ông như cừu, đàn bà như sói. Caxưmai lợi hại số một!
Đám thợ săn cười rú.
Lanmutrăc hào hứng bốc Dương Khắc quẳng xuống một hố tuyết dày. Anh nói: Khi nào cậu quật ngã được tôi, khi đó cậu mới được gọi là người Mông Cổ. Dương Khắc cố sứ quật lại, nhưng chính cậu lại bị ngã lộn ba vòng. Lanmutrắc cười: Người hán ăn cỏ yếu như cừu. Người Mông ăn thịt khoẻ như sói.
Dương Khắc rũ tuyết trên người, nói: Hãy đợi đấy! Sang năm tôi sẽ mua hẳn một con bê, ăn bằng hết, và tôi sẽ cao hơn anh một cái đầu, khi ấy anh sẽ yếu như cừu cho mà xem!
Đám thợ săn vỗ tay tán thưởng: Hay lắm!
Người thảo nguyên Mông Cổ uống nhiều hơn ăn. Bảy tám hồ rượu lớn thoắt cái cạn tới đáy. Thấy rượu đã hết, Dương Khắc tưởng bở, thách Lanmutrắc: Đấu vật không thắng, giờ xin đấu rược với anh. Lanmutrắc cười hóm: Cậu ranh như cáo ấy! Nhưng trên thảo nguyên cáo không khôn bằng sói. Đợi tí, tớ vẫn còn rượu. Nói rồi, anh đến bên con ngựa của mình, lôi từ đây vài hồ rượu trắng to tướng và hai chiếc cốc. Mọi người la: Phạt rượu, đáng phạt rượu!
Dương Khắc cười gượng: Đúng là cáo không bằng sói, tôi xin chịu phạt.
Lanmutrắc nói: Cậu… cậu nghe đây! Theo quy định, phạt bao nhiêu phải uống bấy nhiêu. Có lần tôi nói sai một câu, bị ông phóng viên người Han thông thạo cả tiếng Trung Quốc lẫn Mông Cổ, đổ rượu say bí tỉ. Giờ thì cho cậu nếm mùi… Nói rồi, anh ta rót đầy một cốc giơ lên, nói bằng thứ tiếng Hán bập bõm: Bách linh bay từng đôi, mỗi cánh đèo hai cốc!
Dương Khắc tái mặt: Bốn cánh, mỗi cánh hai cốc, vị chi tám cốc. Nhiều quá, xin bớt cho một chén mỗi cánh. Lanmutrắc nói: Nếu cậu không giữ lời, tôi tăng mỗi cánh thêm một cốc bây giờ.
Mọi người, kể cả Trần Trận la to: Uống, phải uống thôi!
Dương Khắc đành phải uống một mạch tám cốc rượu. Ông già Pilich cười: Ở thảo nguyên này mà láu cá thì thiệt đấy!
Trần Trận và Dương Khắc đón xiên thịt đã nướng chín từ tay ông già, ăn luôn, nước thịt hồng hồng ứa ra hai bên mép. Hai cậu đã ăn được thịt lòng đào.
Trần Trận nói: Bố, đây là lần đầu tiên con ăn thức ăn của sói. Từ bé đến giờ mới có món thịt ngon đến thế. Giờ con đã hiểu vì sao các vua chúa và con cái của họ lại thích săn bắn đến thế.
Đường Thái Tôn là ông vua kiệt xuất đời Đường. Ông ta mê săn bắn. Thái tử, là người sẽ ối ngôi vua cũng thường dẫn vệ binh Đột Quyết săn bắn trên thảo nguyên. Thái tử còn dựng lều giữa sân điện, rồi cũng như chúng ta ở đây, làm thịt cừu, quay chín, dùng dao xẻo thịt ăn. Ông ta mê thảo nguyên đến nỗi không muốn làm vua, chỉ thích giương ngọn cờ đầu sói của Đột Quyết rong ruổi trên đồng cỏ, sống cuộc sống du mục. Về sau, quả nhiên ông không được làm vua, Đường Thái Tôn không truyền ngôi cho ông ta. Cuộc sống trên thảo nguyên quả thực hấp dẫn, đến nỗi có người bỏ cả ngôi vua.
Ông già trố mắt ngạc nhiên: Chuyện này chưa nghe cậu kể. Hay lắm, rất có ý nghĩa. Nếu như người Hán ai cũng yêu thích thảo nguyên như ông vua kia thì hay biết mấy. Và nếu ông ta không mất ngôi lại càng hay. Các vua nhà Thanh đều thích thảo nguyên Mông Cổ, thích lấy phụ nữ Mông Cổ, lại cấm người Hán đến Mông Cổ khai hoang. Thời ấy, người Hán, người Mông không đánh nhau, thảo nguyên sống trong hoà bình.
Ông già Pilich rất mê Trần Trận kể chuyện lịch sử. Mỗi lần nghe, ông đều tặng lại Trần Trận một vài chuyện kể Mông Cổ. Ông bảo, ở thảo nguyên mà chưa ăn thức ăn của sói, thì chưa phải là người Mông Cổ. Không có thức ăn của sói, có lẽ không có người Mông Cổ. Xưa kia, người Mông Cổ bị dồn đến bước đường cùng, phải sống nhờ vào sói. Ông tổ của Thành Cát Tư Hãn bị dạt vào rừng sâu với hai bàn tay trắng, suýt chết đói. Không còn cách nào khác, ông bí mật theo dõi con sói. Sói bắt được mồi, ông đợi. Sói bỏ đi, ông ăn thức ăn thừa của sói bỏ lại. Vậy mà cầm cự được mấy năm, cho đến khi anh trai tìm thấy, đón ông về. Sói là ân nhân cứu mạng của người Mông Cổ, không có sói thì không có Thành Cát Tư Hãn, không có người Mông Cổ. Thức ăn của sói ngon tuyệt! Cậu xem, sói đem đến cho chúng ta là quà tặng theo mùa. Có điều thức ăn của sói không phải lúc nào cũng dễ kiếm, sau này cậu sẽ rõ.
Ăn sạch hai con dê, không còn một mẩu. Bếp lửa lụi dần, nhưng ông già Pilich vẫn cẩn thận sai người xúc đất lấp kín đống tro.
Mây đen tích tụ ngày càng dày. Trên đỉnh núi, tuyết bị gió hất lên như những dãi lụa trắng. Đám trai tráng lại leo lên bè, tiến ra hồ, tranh thủ lấy đầy xe trước khi tuyết lấp đầy các hố. thêm một con dê vàng là thêm bảy bánh trà gối Tứ Xuyên, hoặc hơn chục tút thuốc lá thơm Hải Hà (Thiên Tân), hoặc mười lăm mười sáu bình rượu trắng Nội Mông. Dưới sự chỉ đạo của ông già Pilich, đám thợ săn cuyển hết bè từ chỗ sâu đến chỗ nông, tranh thủ lấy hết số dê vàng ở những chỗ dễ móc lên. Ông gài còn chia nhóm, những ai giỏi móc thì chuyên móc, những ai giỏi chuyên chở thì vận chuyển. Bè khá gần bờ, những sợi thừng dài bắt đầu phát huy tác dụng. Vài người khoẻ mành đứng trên bờ ném thừng lên bè, người trên bè buộc một đầu thừng vào bè rồi ném trả vào bờ. Trên bờ kéo chiếc bè vào rồi ném trả rồi ném trả người dưới hồ để họ kéo chiếc bè ra. Hiệp đồng kiểu này, tiến độ nhanh trông thấy.
Rồi thì những người trên hồ bị bóng núi nuốt chửng, các xe đều đầy ắp. Vậy mà một số thợ săn vẫn muốn đốt lửa làm thêm vào ban đêm. Xếp đống những con phải để lại, cử người mang súng canh gác, hôm sau chở nốt. Nhưng ông già Pilich lớn tiếng bào thôi. Trời đã cho ta một ngày lộc thì chỉ nên thu hoạch một ngày. Ông Trời đã rất công bằng. Sói ăn thịt cừu và ngựa của ta thì Trời bắt sói phải trả nợ cho ta. Giờ gió đã nổi, nghĩa là Trời muốn dành cho sói số dê còn lại, không nên cưỡng lại ý Trời. Ai dám ở lại vùng gió xoáy này? Nếu đêm nay bạch mao phong cùng đàn sói tràn về, thì sự thể sẽ ra sao?
Không ai nói một câu. Ông già lệnh cho cả tổ rút. Đoàn người mệt mỏi nhưng hân hoan đẩy những cổ xe nặng lên dốc, rồi người lên xe, kẻ lên ngựa trở về nhà.
Trần Trận đàm địa mồ hôi, cậu phát sốt, run cầm cập. Trong hồ ngoài hồ, trên dốc dưới dốc, chỗ nào cũng lưu lại dấu vết của con người: bếp tro, cuống thuốc là, vỏ chai rượu và vết bánh xe. Gay nhất là vết bánh xe dẫn đến khu lều trại. Trần Trận thúc ngựa chạy tới bên ông già, hỏi: Bố, bị vố đau thế này, liệu sói có trả thù không? Bố vẫn nói rằng sói nhớ dai mà!
Ông già nói: Ta lấy không nhiều, quá nửa vẫn để lại cho sói, ta không tham. Muốn lấy nữa chỉ việc neo sào trên những hố, bạch mao phong có thể lấp bằng các hố tuyết, nhưng không vứt được sào đi, ta có thể lấy nốt số dê còn lại. Nhưng mà làm như vậy thì Trời không nhận linh hồn ta. Ta phải vì mục trường. Sang xuân, sói có thịt đông lạnh ăn, sẽ không bắt gia súc. Sói làm nhiều việc tốt cho con người, ta không nên uống nước cả cặn! Yên tâm đi. Sói chúa biết suy xét đâu ra đấy.
Chiều tối, bạch mao phong lồng lộn trên thảo nguyên. Trong căn lều của đán thanh niên trí thức, bếp lò cháy rực. Trần Trận gấp cuốn “Mông Cổ bí sử”, bảo Dương Khắc: Cái ông ăn thức ăn thừa của sói ấy là ông tổ tám đời của Thành Cát Tư Hãn, tên là Hao Đan Sa Nhi. Dòng họ Thành Cát Tư Hãn có tên Hao Nhi Chi Cân, bước lên vũ đài lịch sử từ đời Hao Đan Sa Nhi. Đương nhiên mấy đời sau đó cũng có nhiều thăng trầm.
Dương Khắc nói: Nói vậy là, nếu không có sói tức không có vị quân sư và vị huấn luyện viên sói ấy thì hẳn là không có Thành Cát Tư Hãn và dòng họ của ông ta, không có kỵ binh Mông Cổ trí dũng song toàn. Sói thảo nguyên quả thật thiêng liêng với dân tộc Mông Cổ.
Trần Trận nói: Phải nói rằng, với Trung Quốc ảnh hhương càng lớn hơn. Từ khi có Thành Cát Tư Hãn và kỵ binh Mông Cổ, lịch sử Trung Quốc từ nhà Kim đến nam Tống về sau phải viết lại hoàn toàn. Lịch sử châu Á, Ba Tư, Nga La Tư, Ấn Độ… phải viết lại tất. Thuốc súng của Trung Quốc được đưa sang phương tây theo con đường Á – Âu àm kỵ binh Mông Cổ mở ra, phá huỷ thành luỹ phong kiến phương Tây, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Rồi sau đó, hoả pháo ấy của phương Tây công phá cổ ngõ Trung Quốc, bắn nát kỵ binh Mông Cổ, thế giới chao đảo… Vậy mà vai trò của sói trong lịch sử bị lờ đi trong những bộ sử do con người ghi chép. Nếu ông Trời chép sử, chắc chắn sói có vai trò xứng đáng.
Anh chàng chăn ngựa Cao Kiên Trung còn đang phấn khích vì được một xe Trời cho, vội nói: Các cậu toàn nói những chuyện viễn vông ở đâu ấy. Công việc cấp bách bây giờ là tìm cách lấy hết số dê còn lại. Phát tài to! Trần Trận nói: Ông Trời ưu ái sói mà cho ta một xe đầy thế này là tốt rồi. Bạch mao phong ngắn nhất cũng ba ngỳa ba đêm, hố tuyết sẽ dầy thêm nửa thước, không còn trông thấy một hố nào nửa. Khi ấy mò dê chẳng khác nào đáy biển mò kim! Cao Kiện Trung bước ra bên ngoài nhìn trời, quay vào bảo: Đúng là phải ba ngày ba đem mới tạnh. Giá hôm nay mình đi thì hay quá, mình sẽ cắm nêu ở những hố to nhất. Dương Khắc nói: nếu vậy, cậu đừng hòng ăn phù chúc của Caxưmai. Cao Kiện Trung thở dài: Đành để sang xuân vậy. Khi ấy mình sẽ lấy đầy một xe đem lêm Trạm thu mua Bayancaobi. Nếu hai cậu không nói, chắc không ai biết chuyện này.
Nửa cuối mùa đông, quả nhiên đàn gia sức không xảy ra chuyện gì đáng kể. Đàn sói Ơlôn rược theo đàn dê vàng ở đâu không rõ. Cuộc khủng bố trắng đã không diễn ra.
Mùa đông im ắng, Trần Trận ban ngày chăn cừu hoặc ban tối trực đêm, hễ rảnh rỗi cậu lại sưu tầm nhựng mẩu chuyện về sói. Mất nhiều thì giờ nhất là chuyện “sói bay”. Truyền thuyết “sói bay” lưu hành khắp vùng Ơlôn, chuyện xảy ra chưa lâu, địa điểm thì hình như ở ngay đại đội của cậu. Trần Trận quyết tâm làm rõ chuyện, giải mã cho bằng được vì sao sói có thể bay trên thảo nguyên Ơlôn.
Đám thanh niên trí thức vừa về Ơlôn đã nghe rằng, sói Ơlôn do trời sai xuống, nên biết bay. Hàng ngàn năm nay, mục dân Ơlôn khi chết, thi thể được đưa tới bãi thiên táng cho sói xử lý. Nếu sói ăn hết thì coi như ”thiên táng” thuận lợi. Căn cứ để nói “thiên táng” là sói biết bay. Sói bay lên trời, đem theo linh hồn cùa người đã chết, như kiểu thần ưng của phương Tây. Đám thanh nieên trí thức coi đó là mê tín dị đoan thì dân Mông Cổ khẳng định như đinh đóng cột là có thật. Xa xôi ở đâu không biết, chuyện gần đây thôi, trước cách mạng văn hoá ba năm, một số sói bay vào chuồng cừu của đại đội Hai, ăn thịt hơn chục con, cắn chết hơn hai trăm con. Ăn no rồi, kũ sói bay ra khỏi chuồng. Cổng đóng, tường cao sáu bảy thước, người không thể trèo qua, lũ sói vào bằng cách nào? Bức tường nay vẫn còn, không tin, các cậu đi mà xem. Hôm ấy, trường bãi Ulichi dân chức sắc đến tận nơi, đồn trưởng Công an Halapala cũng có mặt. Nào chụp ảnh, nào đo đạc tính toán. Tường vây rất cao, không lỗ thủng, sói vào ra bằng cách nào. Điều tra mấy ngày liền nhưng không ai biết được. Mục dân biết, nhưng để bụng không nói ra.
Câu chuyện trên ám ảnh Trần Trận một thời gian. Khi sưu tầm truyền thuyết đã thành niềm đam mê, cậu liền nhớ lại. Thế là cậu lập tức lên ngựa, phi một mạch trên mười dăm đến căn chuồng xây bằng đá xem xét rất kỹ mà vẫn không hiểu sói vào bằng cách nào. Cậu đã tìm gặp ông già Xưlangđaochi. Ông già nói: Không hiểu thằng con trời đánh thánh vật của tôi đã làm cái gì đắc tội với trời, mà cho đến bây giờ gia đình tôi vẫn bị người ta nguyền rủa. Nhưng người con đã học xong Trung học của ông hì lại bào chuyện này là lỗi tại Ban Quản Lỳ bãi chăn. HỒi ấy, vùng Ơlôn chưa có tường vây bằng đá, Ban Quản Lý muốn giảm bớt công điểm trực đêm, lại nghĩ có thể bảo đảm an toàn cho đàn cừu, bèn xây mấy căn chuồng đá cho cừu đẻ. Họ bảo, chuồng đà sói không vào được, do đó không cần trực đêm. Đêm hôm ấy tôi nghe chó sủa rất lạ, hình như sói về nhiều, nhưng vì Ban Quản Lý nói không cần trực đêm nên tôi cũng cho qua, không ra xem có chuyện gì. Ai dè sáng ra mở cửa chuồng bước vào, đã thấy cừu chết la liệt, cả nhà chết sững. Nền chuồng máu chảy thành vũng, dầy đến hai đốt ngón tay, trên tường cũng vấy đầy máu. Những con cừu đều chết bởi bốn vết thương trên cổ. Máu tràn ra ngoài chuồng. Có cả bãi phân sói… Ban Quản Lý quy định lại, những gia đình gần chuồng lại phải cử người trực đêm, được tính công. Những năm đó, loại chuồng đá cho cừu đẻ ngày càng nhiều, có trực đêm, không còn chuyện sói bay vào trong ăn thịt cừu.
Trần Trận vẫn không chịu tin, lại hỏi rất nhiều người, ai cũng bào sói biết bay. Họ còn bảo sói chết nhưng hồn sói thì bay lên trời.
Về sau, đồn trường Ha được “giải phóng”(1), trả về từ Uỷ Ban Kiểm Tra cán bộ cũ, phục nguyên chức. Trần Trận đem theo vài bao thuốc lá ngon Bắc Kinh đến thăm ông, mới hiểu sói “bay” kiểu gì vào chuồng cừu? Đồn trường tốt nghiệp trường ngiệp vụ Công an, nói tiếng Hán trôi chảy. Ông nói, vụ này đã kết luận, tiếc rằng những lý lẽ rất khoa học của ông đã không được chấp thuận, phần đông mục dân không tin, họ vẫn cho rằng sói biết bay. Chỉ một số thợ săn có văn hoá, có kinh nghiệm là bị ông thuyết phục. Đồn trưởng ha cười, nói: Nếu có ý tôn trọng tín ngưỡng và tập quán dân tộc, thì bảo sói bay vào trong chuồng cũng không hoàn toàn sai, vì rằng tối thiểu một đoạn sói bay trong không trung..
Ông nói tiếp: Hôm ấy mọi người sợ lắm, nghĩ rằng trời giáng hoạ xuống đầu dân Ơlôn. Đám chăn ngựa bỏ cả ngựa trên núi chạy về. Người già và phụ nữ phủ phục dưới đất vái lia lịa. Trẻ con sợ đến nỗi bị đánh không dám khóc. Trưởng bãi Ulichi sợ ảnh hưởng đến sản xuất, lệnh cho nội ttrong hai ngày phải phá án. Tôi tập trung cán bộ mục trường lại, phân công bảo vệ hiện trường. nhưng hiện trường đã bị xoá. Tất cả những dấu vết bên ngoài chuồng đều bị gia súc hoặc dấu chân người xoá sạch. Tôi đành dùng kích lúp soi từng xăngtimét trên tường, cuối cùng tìm ra hai vết chân sói dính máu mờ mờ trên mặt tường góc đông bắc, mới kết thúc vụ án. Cậu thử đoán xem, sói vào chuồng bằng cách nào?
Trần Trận lắc đầu.
Đồn trưởng Ha nói: Tôi đoán chắc rằng đã có một con sói cực lớn chồm hai chân trước lên mặt tường, hai chân sau trụ đất, dùng thân làm cầu cho đàn sói trèo qua. Những con sói từ khoảng cách vài chục mét chạy lên lưng con sói bắc cầu, dùng nó làm bàn đạp nhảy vào trong. Nếu từ bên trong nhìn ra, chẳng phải đàn sói bay vào là gì?
Trần Trận ngẩn người hồi lâu, nói: Sói Ơlôn thông minh đến thế là cùng. Chuồng đá vừa ra đời, chúng đã có cách đối phó. Chúng quả đã thành tinh! Người dân nói sói bay cũng không sai. Đoạn đường di chuyển từ mặt tường vào bên trong đúng là bay. Thấy sói từ trên cao rớt xuống giữa đàn, gì mà cừu chẳng chết khiếp! Đàn sói vờ bẫm, ăn no, giết thả giàn. Chỉ mỗi con sói bên ngoài là thiệt, chẳng được miếng nào. Chắc hẳn nó là con đầu đàn, phong cách cao thượng, tất cả vì bầy đàn.
Đồn trưởng Ha cười: Không hẳn! Theo tôi thì con sói này cũng bay vào ăn đủ. Cậu không biết, sói thảo nguyên ý thức bầy đàn rất cao, không bao giờ bỏ rơi đồng loại. Những con bên trong sau khi ăn no, liền bắc cầu cho một con nhảy ra ngoài. Sau đó, con này làm cầu cho con thứ nhất nhảy vào. Máu trên tường chính là con sói từ trong nhảy ra. Nếu không, nó từ đâu ra? Vì rằng, con thứ nhất khi làm cầu, chân nó chưa dính máu, đúng không? Cậu thử tưởng tượng tình hình khi ấy, đúng là đàn sói trêu ngươi con người, đồng loạt nhảy vào tàn sát. Con người xây chuồng đá để ngăn sói, giờ thì ngược lại, tường đá chặn đứng lũ chó ở bên ngoài. Ông Xưlengđaonhichi chắc tức điên! Chó săn không dám bắt chước sói bay và trong chuồng quần nhau với sói. Chó nhà không khôn bằng sói.
Trần Trận nói: Cháu cũng không bằng sói. Nhưng còn vấn đề này nữa: Sói làm thế nòa ra hết bên ngoài? Ý cháu là, con sói cuối cùng ra bằng cách nào?
Đồn trưởng Ha vui hẳn lên, nói: Đúng là người không khôn bằng sói. Khi ấy ai cũng thắc mắc. Cuối cùng, Trưởng bãi lội vào quan sát, mới vỡ lẽ. Tại góc đông bắc có một đống xác cừu, chí ít bảy tám con. Mọi người cho rằng, con sói cuối cùng chắc rất có bản lĩnh và sức khỏe. Nó tha những con cừu chết chất thành đống sát tường rồi trèo lên, nhảy ra. Có người lại bảo, chất đống xác cừu là công việc tốn sức, không chỉ một con mà mấy con cùng làm, rồi lần lượt nhảy ra. Sau đó, Trưởng bãi triệu tập các đội trưởng, tổ trưởng đến hiện trường phân tích cặn kẽ, diễn tập các thao tác của lũ sói, mục trưởng mới thôi xôn xao. Ban Quản lý cũng không phê bình hoặc trách phạt Xưlengđaonhichi. Trưởng bản làm bản tự kiểm điểm, tự nhận chủ quan khinh địch, có thái độ lơ là đối với sói.
Trần Trận nghe mà sởn gai ốc. Cậu tuy rất tin những kết luận khoa hoc của đồn trưởng Ha, nhưng từ đó hình ảnh những con sói bay luôn xuất hiện trong giấc mơ của cậu. Cậu thường tỉnh dậy mồ hôi đầm đìa. Cậu không dám nhìn nhận những truyền thuyết trên thảo nguyên bằng con mắt của thợ săn thuần túy. Cậu bắt đầu hiểu vì sao một só nhà khoa học phương Tây lại chăm đi lễ nhà thờ.
Sau một thời gia, Trần Trận bắt đầu khảo sát hai bãi “thiên táng” của đại đội, một ở phía bắc núi Đaolơcai, một ở đông bắc Đá Đen. Nhìn bên ngoài, hai bãi này không khác mấy so với bãi cỏ thông thường. Nhưng quan sát kỹ, có sự khác biệt. Hai bãi này cách rất xa con đường di chuyển truyền thống của mục trường, nằm ở vị trí phía bắc – một góc chết vắng vẻ, gần đàn sói, gần Trời, tiện cho linh hồn lên Trời. Hơn nữa, địa hình gồ ghề, rất thích hợp cho phương thức “thiên táng” bằng xe bò.
Hàng ngàn năm nay ở Ơlôn khi có người chết, người ta cởi bỏ quần áo người quá cố rồi dùgn thảm cuộn lại, buột chặt, cũng có người để nguyên quần áo đang mặc rồi dựng đứng trên xe bò, buộc ngang hai đầu càng xe một thanh gỗ. Vào giờ Dần, hai bậc đàn anh của người chết mỗi người cầm một thanh gỗ rồi lên ngựa phi tới bãi thiên táng, cái xác rớt xuống chỗ nào thì chỗ ấy là địa điểm thiên táng, kết thúc cuộc đời gian truân của một thành viên bộ tộc trên lưng ngựa. Nếu thi thể cuộn trong tấm thảm, thì hai vi huynh trưởng xuống ngựa mở tấm thảm ra, đặt người chết trên bãi cỏ, tênh hênh như lọt lòng mẹ. Từ lúc này trở đi, người chết thuộc về sói, về Thần linh. Còn như người chết có về Trời được không, còn phải xem sinh thời người ấy thiện hay ác. Nói chung, chỉ sau ba ngày là biết. Nếu sau ba ngày, cái xác chỉ còn lại ít xương thì có nghĩa là người chết đã lên trời; nếu sau ba ngày người chết vẫn còn nguyên thì đúng là thảm họa. Nói vậy thôi, Ơlôn nhiều sói, Trần Trận nghe nói, chưa có người nào chết không được lên Trời.
Trần Trận có biết tục thiên táng của Tây Tạng, còn của Mông Cổ thì trước khi đến thảo nguyên Ơlôn cậu chưa nghe nói do sói đảm nhiệm, mà vẫn tưởng do chim kền kền. Do vậy cậu càng tò mò. Từ miệng ông già chở vật tư cho đội, cậu biết ang áng địa điểm thiên tán và đã bí mật đến đó hai lần, nhưng vì tuyết quá dày, cậu không xem được những gì muốn xem.
Cho đến một hôm mùa đông sắp kết thúc, cậu nhìn thấy những vệt bánh xe và những dấu chân người chân ngựa trên đường dẫn vào bãi thiên táng. Cậu trông thấy xác một người chết vì bệnh tật hình như vừa đưa đến. Vết chân người ngựa và bánh xe còn rất mới, chưa bị tuyết xóa. Người ấy nằm ngửa trên tuyết trắng, nét mặt thanh thản, lớp tuyết phủ trên người như một tấm khăn mỏng.
Trần Trận ngạc nhiên sững sờ. Tâm trạng thấp thỏm dọc đường dần được thay thế bằng một tình cảm chân thành thiêng liêng. Đâu phải người chết này “rơi vào cõi chết”, mà như lên Trời dự yến tiệc, rồi nhận một kiếp sống mới cho mình. Thêm một lần Trần Trận tin rằng tôtem sói của người Mông Cổ là có thực. Một con người đế phút cuối cùng của cuộc đời dùng hình thức lõa thể làm cống phẩm để đi đến tận cùng của sự giải thoát cho bản thân, thì không ai còn có thể hoài nghi vào đức tin của người Mông Cổ với Trời và thảo nguyên.
Trần Trận không dám dừng lại lâu ở nơi thiêng liêng này. Cậu chỉ sợ quấy quả linh hồn người quá cố, sợ bị coi là không tôn trọng tín ngưỡng thiêng liêng của dân tộc thảo nguyên, bèn cung kính lạy từ biệt người chết, dắt ngựa rút khỏi nơi thiên táng. Nhìn những vết xe ngoằn nghoèo trên đoạn đường cuối cùng, trước mắt cậu như hiện ra cỗ xe bò lắc lư. Cậu dùng chân đo đoạn đường, khoảng bốn mươi mét. Cả một cuộc đời thăng trầm rút gọn lại trong quãng đường có bấy nhiêu! Đời người sao mà ngăn ngủi, còn ông Trời thì vĩnh hằng! Từ Thành Cát Tư Hãn đến người dân thường cũng chỉ một câu: Trời ơi, ông Trời bất tử! Còn sói là chiếc thang cho linh hồn của dân thảo nguyên lên Trời.
Sau ba hôm không thấy gia đình người chết có hiện tượng bất thường, Trần Trận mới yên tâm. Vì rằng qua thời gian đó, gia đình người chết phải đến bãi thiên táng kiểm tra, có thể họ đã nhìn thấy dấu chân của cậu và ngựa, nhưng họ không trách cứ cậu. Nhưng nếu như linh hồn người chết không được lên Trời thì sự thể sẽ khác. Và vậy là sự hiếu kỳ của cậu bắt đầu vấp phải những điều cấm kỵ của thảo nguyên. Cậu càng phải chăm nom đàn cừu tốt hơn, gần gũi hơn với những người mà cậu cảm thấy lạ lùng, bí ẩn và rất đáng kính nể.
Mùa xuân năm nay đến rất sớm, trước một tháng. Sau vài cơn gió ấm, thảo nguyên đã phủ một màu vàng rạng rỡ. Cỏ thu bị tuyết phủ kín, giờ ló ra tua tủa, thậm chí đã nảy mầm trên những sườn núi ngoảnh về phía mặt trời. Tiếp thao là trời ấm nắng hanh. Đến với các đội đang chuẩn bị cho mùa sinh sản, chỗ nào cũng thấy mọi người bận rộn với công việc phòng cháy, chống hạn và bảo vệ cừu non.
Cao Kiện Trung đã chậm một bước. Một số hộ ngụ cư đến cùng đội xây dựng cơ bản đã chứng kiến cảnh tấp nập của đội sản xuất Caxưmai tại Trạm thu mua mùa đông vừa rồi. Họ bám dính cánh thợ săn dò hỏi về bãi săn, cánh thợ săn nói dê lấy hết rồi. Họ lại dùng kẹo Quan Đông dụ dỗ Bayan, thằng nhỏ chỉ cho họ một thung lũng chẳng có gì hết. Cuối cùng, những người Mông Cổ mà đa số thuộc vùng nông nghiệp này đã tìm ra điểm yếu chết người của dân Mông Cổ thảo nguyên: Rượu. Họ đem rượu mạnh nấy bằng cao lương đổ cho Tang Kiệt say bí tỉ, do đó biết chính xác địa điểm đông lạnh dê vàng. Thế là họ ra tay trước, ngay trước mũi bầy sói và Cao Kiện Trung. Khi những con dê vừa mới lộ ra, họ đã cắm lều kín xung quanh, vét sạch dê trong một ngày bất kể tốt xấu to nhỏ, và ngay đêm hôm đó chất lên xe tải hạng nặng chở lên Trạm thu mua của công xã Bayincaoti.
Cánh chăn ngựa của đội Hai mấy đêm kiền nghe tiếng gào thét phẫn nộ của bầy sói đói phía sau núi. Họ hoảng hốt thật sự, ngày đêm không rời đàn ngựa nử bước, khiến các cô bồ rải rác ở các túp lều Mông Cổ tha hồ mà than vãn trách móc.
Ít hôm sau, Ban Quản Lý chính thức thông báo về việc phục hồi hoạt động đào bắt sói con mỗi năm một đợt. Theo đề nghị của đại diện quân đội BaoThiện Quý, tiền thưởng nhiều hơn năm trước. Nghe nói giá thu mua da sói con đặc biết cao. Da sói con mềm mại, là nguyên liệu cao cấp may áo khoác nữ, giờ đây đang là mốt của các phu nhân hàng tỉnh. Nó cũng là cống phẩm cao giá trong giao dịch “đi cửa sau”.
Ông già Pilich không nói gì, liên tục rít tẩu. Trận Trận chỉ nghe một lần ông lẩm bẩm: Đàn sói nổi giận rồi!
Chú thích:
(1) Những cán bộ cũ sau khi bị đấu tố, được ra làm việc lại trong Cách mạng văn hoá (ND)