Có thể nói bầu không khí của cả thời Đại Tống là một nền văn hóa khiến cho đời sau khó có thể phục chế. Cho dù là người buôn bán nhỏ cũng có thể nhận ra thơ ca hay dở.
Tiếng đàn ẩn chứa một sự đau thương khiến cho người ta phải cảm động.
Yến Nô cắn môi đứng đó, ánh mắt hơi ươn ướt.
Trước mắt nàng như xuất hiện một người mà cả đời nàng phải vì hắn mà hò hét.
Tiếng đàn đột nhiên lại trở nên cao vút và dồn dập, tạo ra một bầu không khí khác lạ rồi dừng lại.
Ngay sau đó, trong đám đông vang lên tiếng khen ngợi:
- Chơi hay lắm. Khúc nhạc cũng hay.
Theo tiếng khen, bốn phía cũng lập tức vang lên những tiếng khen ngợi khác.
Âm nhạc là một thứ không có biên giới nó có thể xuyên qua không gian và thời gian.
Yến Nô cũng khen ngợi liên tục. Ngay cả Chu Thương và Thạch Tam là hai người thô lỗ nhưng cũng có thể cảm nhận được tình cảm trong đó.
- A?
Thạch Tam đột nhiên lên tiếng.
- Hình như đó là tiểu Ất ca.
Lúc này, Chu Yến Nô mới thoát khỏi ý của bản nhạc Nhị Tuyền Ánh Nguyệt, đang định xoay người thì chợt nghe thấy tiếng của Thạch Tam.
- Đúng thật.
Chu Lương cũng thốt lên.
Xoay người lại nhìn xuyên qua đám người thì có thể thấy được Ngọc Doãn đang thu đàn, nét mặt nhìn có chút mệt mỏi.
Diễn tấu vốn là một việc rất vất vả chưa nói là hoàn toàn chìm đắm vào đó, sử dụng linh hồn để diễn tấu.
Ngọc Doãn hoàn thành khúc nhạc cũng có phần mỏi mệt. Trong đầu hắn lúc này rất hỗn loạn, rất nhiều cảm xúc không thể diễn tả được.
Nhưng đúng lúc này, một âm thanh chợt vang lên.
- Cái tên khốn này ngươi kéo cái của nợ gì mà làm cho ta khó chịu... Nhìn ngươi cũng dễ coi mà tại sao lại lôi ra một cái khúc chết tiệt như thế. Ngươi xem có cái khúc nào khiến cho ta cảm thấy vui hơn không?
Mấy tên du thủ du thực lách khỏi đám người bước ra ngoài.
Một người dẫn đầu phanh ngực như muốn nói cho người ta biết mình là một tên lưu manh. Da mặt y đèn nhánh, mắt hình tam giác, mũi tẹt.
Y mặc một cái áo ngắn tay, bước đi loạng choạng.
Cái áo ngăn tay đó nói đúng ra thì là một chiếc áo chẽn, thứ trang phục này đám du thủ du thực thích mặc nhất. Mặc chúng rất thoải mái, một khi muốn động chân động tay thì không gây trở ngại.
- A! Đây chẳng phải là tiểu Ất ca ở phố Mã Hành hay sao? Ha ha! Sao không ở nhà bán thịt mà lại tới đây chơi nhạc...
Những người này mới đi ra đã biết là định sinh sự.
Chu Lương nhíu mày, nói nhỏ:
- Cái tên khốn này hình như là người của Quách thiếu tam. Ta nhớ đã gặp qua y.
- Ngưu bảo lượng, biệt hiệu Ngưu nhị.
Thạch Tam nhíu mày, trầm giọng nói:
- Cái tên khốn này sao lại ra đây? Cửu nhi tỷ! Chúng ta đi nhanh hơn đi. Cái tên khốn này là người của Quách Kinh... Quách tam thiếu chắc chắn ở gần đây. Người này cố tình tới gây sự, chúng ta phải ngăn lại.
Trong suy nghĩ của mấy người Yến Nô thì với tính của Ngọc Doãn, bị người ta nói vậy chắc chắn sẽ ra tay.
Nhưng thực tế thì sao?
Ngọc Doãn lại dường như không nghe thấy, không để ý tới Ngưu Bảo Lượng.
Vào lúc này, hắn đang chìm đắm trong một cảm giác khó hiểu. Kiếp trước, cha của hắn từng đánh giá khi Ngọc Doãn chơi đàn mặc dù kỹ thuật có chừa nhưng lại không có hồn. Cho nên mỗi khi chơi đàn quá nặng về hình thức...
Còn cái gọi là sử dụng tâm hồn để chơi đàn thì Ngọc Doãn mặc dù biết nhưng lại không hiểu.
Hoàn cảnh cuộc sống hậu thế bài xích và bóp méo truyền thống, với đủ mọi loại hạn chế khiến cho Ngọc Doãn không thể hiểu được phụ thân nói dùng tâm hồn để diễn tấu là như thế nào.
Có thể nói kỹ thuật của Ngọc Doãn tới mức xuất thần nhập hóa nhưng vẫn không thể trở thành một nhạc sư thực sự.
Hắn không cảm nhận được cảnh trong khúc nhạc nên không thể dùng tâm hồn để diễn tấu. Nhưng vừa rồi, hắn lại có một cảm giác kỳ diệu. Cái cảm giác không có gì cản trở trong khúc nhạc như hòa nhập với trời đất khiến cho hắn không kiềm chế được. Thậm chí hắn không nghe, cũng không biết những chuyện diễn ra xung quanh. Còn về phần Ngưu Bảo Lượng khiêu khích thì Ngọc Doãn đang đắm chìm trong cái cảm giác ảo diệu kia lại càng không nghe thấy.
Lão nhân đứng dậy ngăn Ngưu Bảo Lượng lại.
- Các ngươi định làm gì?
- Cái lão hán này cút ngay, đừng có cản đường gia gia.
Ngưu Bảo Lượng giơ tay đẩy lão nhân ngã ra đất.
Lão hán là một cách gọi miệt thì vào thời đại Tống. Ngưu Bảo Lượng mới ở trong nhà lao ra, phụng mệnh tìm Ngọc Doãn sinh sự thì làm sao có thể để cho lão nhân đó ngăn cản. Bình thường, thấy đám du côn, không ai dám lên tiếng.
Nhưng hôm nay, chẳng biết tại sao mọi người lập t nổi giận.
- Cái tên khốn kia đúng là không biết xấu hổ đi ức hiếp một lão nhân. Ngươi coi phủ Khai Phong không có người hay sao?
- Người nào vừa nói?
Ngưu Bảo Lượng trừng mắt lên nhìn xung quanh.
Cái tên này là một kẻ rất thích đánh nhau, hoàn toàn khác với Ngọc Doãn.
Trước kia, Ngọc Doãn đánh với người khác là để không còn kẻ hiếp người yếu. Nhưng Ngưu Bảo Lượng thì sao? Không cần biết đó là ai. Chỉ cần chọc vào lão tử thì người thân cũng không nhận. Cái tên này chính là thủ hạ của Quách Kinh, bình thường vô cùng hống hách và ương ngạnh.
Do từng luyện qua một chút đô vật nên cũng có được chút quyền cước, lại thêm lòng lang dạ sói.
Nhiều lần thằng nhãi này đả thương người rồi bị giam vào trong lao. Nhưng Quách Kinh có phần coi trọng y vì vậy mà mỗi khi gặp chuyện không may đều chuẩn bị sẵn. Cho nên sau khi bị nhốt không lâu y liền được thả ra. Thường xuyên như vậy khiến cho không một ai dám động vào Ngưu Bảo Lượng.
Thấy gã nhìn xung quanh, tất cả mọi người lập tức câm như hến.
Nhưng ngay vào lúc Ngưu Bảo Lượng định bước tới gây sự thì Ngọc Doãn đột nhiên đứng dậy.
Hắn cao hơn Ngưu Bảo Lương một cái đầu. Mặc dù cũng không phải là loại khôi ngô nhưng cũng có sự mạnh mẽ. Người có tên, cây có bóng... Ngọc Doãn được mệnh danh là "ngọc giao long" ở phố Mã Hành cũng không phải là không có nguyên nhân.
Mặc dù Ngưu Bảo Lượng hung ác nhưng cũng bị Ngọc Doãn sửa cho mấy lần.
Thấy Ngọc Doãn đứng dậy, Ngưu Bảo Lượng theo bản năng lùi lại mấy bước, bày ra một tư thế phòng ngự.
Nào ngờ, Ngọc Doãn không thèm để ý tới y mà ngửa mặt lên trời cười ha hả.
Chỉ thấy hắn đột nhiên vất bỏ đôi giầy, quay đầu cất bước nảy lên đài cao.
Ngưu Bảo Lượng thấy vậy thì nổi giận vì Ngọc Doãn không coi mình vào đâu.
- Thằng khốn vô lễ.
Ngưu Bảo Lượng lên tiếng rồi định đuổi theo làm nhục Ngọc Doãn.
Đúng lúc này, từ phía bên cạnh chợt vang lên một âm thanh lạnh lùng:
- Ở một nơi vui vẻ như thế này tại sao lại có kẻ tới đây khóc lóc?
Cửu ca! Không đuổi cái tên này đi, để đó cho bẩn mắt, bẩn tai mình ra.
Còn chưa dứt lời, một đại hán cường tráng đã từ trong đám người bước ra, chặn đường Ngưu Bảo Lượng.
Hôm nay đúng là bực mình.
"Gia gia ở trong nhà lao có mấy ngày mà sao có người dám tới ngăn cản ta?"
Ánh mắt của Ngưu Bảo Lượng chơt trở nên hung dữ. Y giơ tay định túm lấy hai vai của đại hán cường tráng kia. Cái này gọi là Bá vương tá giáp, là một chiêu của đô vật. Nếu bị Ngưu Bảo Lượng chộp được, không chừng hai cánh tay sẽ rơi xuống. Nhưng hai tay của y còn chưa chạm được tới người đối phương thì một tiếng động đã vang lên. Ngưu Bảo Lượng văng lên cao rồi rơi xuống đất. Máu miệng y trào ra mà hôn mê.
Cho tới lúc y bay đi cũng vẫn không nhìn rõ đối phương đã dùng chiêu gì.
Mấy tên còn lại hoảng sợ nhìn đại hán thì thấy trang phục của gã cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên sát khí từ trong mắt của gã lại khiến cho mấy tên du côn sợ hãi.
- Đại quan nhân đã nói. Các ngươi lập tức cút ngay, nếu không đừng trách ta không khách khí. Cút!
Sau tiếng quát của đại hán, mấy tên du côn liền đỡ Ngưu Bảo Lượng mà quay đầu bước đi, không dám dừng lại.
Ba người Chu Yến Nô ở bên cạnh nhìn đám người Ngưu Bảo Lượng bị đổi.
Chu Lương nhìn hán tử rồi chợt giật mình ớn lạnh, thì thầm:
- Ông trời ơi! Tại sao lại là hắn?
- Ai?
- Triệu Cửu!
- Cái gì?
Thạch Tam ngẩn người rồi cũng run rẩy:
- Cửu ca của nhà Triệu tướng công hay sao?