Ở nhà trường, ông thầy chỉ ban khen những học sinh siêng năng, chăm học, có ai khen thưởng những trò biếng nhác, ham chơi.
Đó là người ta chỉ mới nhìn một khía cạnh của tính lười biếng, một khía cạnh xấu. Thực ra tính lười biếng cũng có mặt tốt của nó. Chính nó là động lực thúc đẩy con người tiến bộ. Những phát minh của loài người xưa giờ phải chăng đều do những người lười biếng vì sợ mất thời gian, sợ nhọc sức mà nghĩ ra?
Tổ tiên loài người khi còn ăn lông ở lỗ, muốn uống nước phải chạy ra ven suối, bờ sông. Về sau có một ông tổ nào đó rất lười, muốn uống nước mà không muốn mỏi chân, mới nghĩ ra cách lấy đất đắp nặn ra lu, những hủ để chứa nước, để có thể ngồi tại hang mà vẫn có nước uống.
Nhưng rồi có một anh chàng nào đó còn “nhớt thây” hơn ông tổ nói trên, thấy rằng tuy có cái lu chứa nước nhưng vẫn còn phải mỏi vai gánh nước đổ vào lu, nên mới nghĩ ra cách để bơm nước và dẫn nước vào tận nhà.
Cứ theo cái đà ấy mà xét: chiếc ô tô là sáng chế của những người muốn khỏe chân. Câu bút máy là sáng chế của người sợ mỏi tay chấm bút vào lọ mực. Cái máy đánh chữ là sáng chế của người lười… viết.
Nói riêng về việc học, những bảng cửu chương, những công thức, những bảng số đều là công trình của những người lười biếng muối có kết quả mà sợ mệt mới tìm đường đi tắt.
Như anh thấy, tính lười biếng không phải là hoàn toàn một tật xấu. Nếu biết dùng nó cho đúng chỗ thì nó rất có thể mang lại cho chúng ta bao nhiêu lợi ích.
Khoa học đắc lực có mục đích là sản xuất thật nhiều mà tiêu tốn rất ít (tiêu tốn về tiền bạc, thời gian cũng như sức lực), tức là khoa học dạy chúng ta ta lười biếng. Nhưng cái lười biếng có thể đưa nhân loại đến một đời sống sung sướng hơn, sung túc hơn.
Và thưa bạn, nếu lười biếng mà có thể giúp ích cho mình và cho người đồng loại thì đôi khi chúng ta cũng nên tập lười biếng lắm chứ! Vậy còn đợi gì nữ mà bạn không hô to “vạn tuế lười biếng”!