Tố Nữ Kinh

Các phương pháp yêu nhau cho khoẻ mạnh cường tráng

Các phương thức yêu nhau để chữa trị cho nhau khỏi tổn thương, bệnh hoạn .

Ngoài chín phép hay tư thế đã được lược trình ở trên còn tám phép làm cho thân thể thêm cường tráng, bách bệnh tiêu trừ gọi là " Bát Ích " - tám điều lợi ích - lại có bảy phép gọi là "Thất Tổn" - bảy thứ suy kém để chỉ bảo cho nam nữ cách chữa trị căn bệnh làm suy mòn thân lực. Tất cả những phép trên đều căm cứ vào mục đích làm cho âm dương điều hòa, dụng kỹ thuật tính giao mà làm cho nam nữ được thú sướng kiên cố mà trị bệnh và cầu mạnh khỏe sống lâu.

Căn cứ vào Đông Y, phân thành nội ngoại thì bên trong con người ta có ngũ tạng và đó là gốc rễ để cho ngoại hình (dáng dấp bên ngoài) của ta phát triển. Cả hai nội ngoại bổ cứu, điều hòa thì thân thể ta sẽ được cường tráng, vô bệnh, sống lâu.

Trong sách "Hoành Đế Nội Kinh Tố Vấn" có nói rằng :

"Tâm khỏe thì máu đỏ tươi nhuận, Phổi khỏe thì da mở, lông trơn, Gan khỏe thì gân mạnh, móng chân cứng rắn; Tỳ khỏe thì thịt dai, môi đỏ, Thận khỏe thì xương thẳng chắc, tóc râu rậm mướt".

Bát Ích Pháp chính là để giúp cho Tâm, Phế, Can, Tỳ, Thận bổ khỏe ngõ hầu con người ta được vui hưởng cái sức mạnh, sự bền bỉ sáng suốt mà ngũ tạng đã là nguyên động lực. Tư thế nam nữ áp dụng trong Bát Ích Pháp này cũng là do "Chín Thế" đã trình bày ở trên mà biến hóa ra và có nhiều phụ thế nằm nghiêng hơn là ở các "thế mẹ" nguyên thủy. Người nữ trong "Bát Ích Pháp" thường phải co đầu gối, dạng đùi ra lưng phải dẻo để xoay chuyển hợp tác vận động. làm cho đung thì lợi ích vô kể, có thể nói rằng kéo dài được thời thanh xuân và tới già vẫn thiếu tráng.

I. BÁT ÍCH

Phép Bát ích thứ nhất : Cố tinh (Bền bỉ tinh khí)

Người nữ nằm nghiêng, xoạc hai đùi, đùi trên cong cong lại vào thân mình. Nam nhân cũng nằm nghiêng, đối mặt với bạn tình. Dương cụ ấn sâu vào mật cung, rút ra ấn vào 18 lần liên tiếp. Hết số đó thì ngưng, dưỡng thần.

Mỗi ngày "luyện tập" hai lần như vậy. Tập như vậytrong 15 ngày thì nam nhân dịch đầy đủ; nữ nhân trừ được bệnh nguyệt qúy tháng tháng xuất ra nhiều hơn bình thường.

Phép Bát ích thứ hai : An Khí (Luyện khí khỏi vọng động, thần thái nhẹ nhàng)

Người nữ nằm ngữa, đầu gối trên một chiếc ghế cao, hai chân dang thẳng, dạng đùi, nam nhân quỳ xuống giữa hai đùi người nữ, phủ lên người nữ và cho dương cụ xâm nhập vào xuân cung, rút ra cho vào 27 lần. đúng số này thì rút lui (để trách xuất tinh ). Được như thế tâm thần sẽ được an tĩnh, phong thái sãng khoái, thơ thới, không biết âu lo, bồn chồn. Nữ nhân cũng được lợi, khỏi chứng lãnh âm, một bệnh diệt trừ khoái cảm giao hợp mà nhiều nữ nhân mắt phải.

Pháp này phải áp dụng ngày 3 lượt ;liên tục trong hai chục ngày, sẽ thấy kiến hiệu.

Phép Bát tích thứ ba : Lợi tạng (Bổ ích cho ngũ tạng)

Người nữ nằm nghiêng hai đùi co lên, để lộ toàn bộ phía mông. Người nam nằm nghiêng phía sau đưa dương cụ vào mật cung, ra vào 36 lượt. Rồi thêm quân (thế này ta quen gọi là nằm theo lối úp thìa). Mỗi ngày thực hành 4 lần. 20 ngày sẽ thấy kiến hiệu : trai thì tâm bình, khí hòa, nữ thì tuyệt chứng lãnh cảm (lợi ích cũng như phép 2).

Phép Bát tích thứ tư : Cương cốt (Mạnh xương, gân)

Người nữ nằm nghiêng. Đùi bên trái co lên bụng. chân phải dũi thẳng. Người trai nằm lên trên, hạ bụng đè lên mông người nữ đưa dương cụ vào mật cung, ra vào 15 lần rồi rút lui luôn. Mỗi ngày thực thi 5 lượt như thế, trong mười lăm ngày, nam nữ sẽ thấy gân xương khoan khoái, thân thể nhẹ nhàng. Người nữ bị chứng bế kinh (nguyệt bảo chậm hoạt không ra được ) cũng khỏi.

Phép Bát tích thứ năm : Điều mạch (Thống huyết)

Người nữ nằm nghiêng về bên phải, co chân phải lên vàduỗi thẳng chân trái. Người nam nằm phục lên trên ôm lấy người nữ và liệu chiều cho dương cụ thâm nhập vào mật cung, ra vào 54 lần. Mỗi ngày 6 lượt trong 24 ngày. Được vậy tâm mạch sẽ đều đặn, khí huyết lưu thông ;người nữ thì khỏi chứng bị đau âm đạo, đau dạ con.

Phép thứ năm này cùng với phép thứ tư giống nhau, chỉ khác ở thế nằm người nữ nghiêng về trái hay nghiêng về phải mà thôi.

Phép Bát tích thứ sáu : Súc huyết (Nuôi máu)

Người nam nằm ngửa trong tư thế đón chờ (hoặc bị động). Người nữ qùy trên người nam, hai đùi dang ra hai phía háng nam nhân và ngồi xuống để dương cụ tự do thâm nhập vào mật cung. Nữ nhân nhấp xuống, nhổm lên cho dương cụ vào ra 63 lần rồi đình chỉ hẳn. Mỗi ngày thục hành liên tục trong mười ngày.

Phép này làm cho người nam khí lực tráng kiện, người nữ điều hòa nguyệt qúy.

Phép Bát ích thứ bảy : Ích dịch (Bổ ích các hạch nhờn, tinh khí nam, nữ)

Trong các phép này người nữ úp sấp, hạ thể đè lên một chiếc gối để bộ mông được nâng cao. Khẽ hé đùi. Người nam chống tay, qùy gối nằm trên người nữ và cho dương cụ hoạt động vào ra mật cung 72 lần rồi tu quân. Mỗi ngày tập dượt 8 lượt trong vòng 10 ngày liên tiếp. Trong Tố Nữ Kinh nguyên bảnkhông nói rã phép này tập dượt mỗi ngày mấy lượt, song xét ra phép thứ sáu phải thi hành mỗi ngày bảy lượt và sau phép thứ 7 này, tức là phép thứ 8, nam nữ phải tập luyện tới chín lần mỗi ngày, thì ta đoán được phép thứ 7 này đòi hỏi tám lần một ngày.

Nam, nữ theo đúng phép này sẽ được cường lực, thận bộ kiên cố (bổ thận).

Phép Bát tích thứ tám : Đạo thể (Thông sạch thân thể )

Theo phép này người nữ nằm ngửa, hai chân quặp về phía sau, uốn cong người lên. Người nam chống tay nằm phủ lên người nữ, đựa dương cụ vào xuân cung, ra vào 81 lần rồi rút lui.

Mỗi ngày thao diễn như vậy 9 lượt liên tục trong chín ngày. Theo phép này người nữ trị đuợc bệnh xuân cung có mùi hôi hám.

Theo phép này người nữ phải quặp chân ra sau để uốn cong hạ thể, lại bị động chịu trận cho người nam luyện tập nếu không cảm thấy khoái lạc thì tất nhiên thấy đau đùi mỏi vế vô cùng. Nhưng theo Tố Nữ Kinh, nếu không theo đúng phương pháp mà thực hành thì không thể nào trị được mùi ác xú cả trong bộ phận của nữ nhân cả.

GHI CHÚ:

Trong Phương Đông Học từ xưa ai cũng biết rằng : nội tráng tất ngoại cường (Bên trong - ý chỉ các tạng phủ -mà được khỏe mạnh, thì bên ngoài sẽ kiên cố. Cho nên có rất nhiều môn tu học cốt làm sao cho thân thể kiên khang hầu tiến đến chổ bất tử. Các phái võ Thiếu Lâm, Võ Đang. v. . v. . ra đời cũng vì mục đích ấy. Trong các tư thế thượng thừa được chấp nhận có môn Bát Đoạn Cẩm tức là một môn nội công của Thiếu Lâm phái. Học môn này tức là thực thi những tư thế mà giữa nguyên phần hạ thể và hai tay mà làm các động tác mà thôi.

Nhưng trong "Bát Ích " lại có những tư thế hoàn toàn trái nghịch, các động tác do phần hạ thể chủ động, mà mục đích cũng là làm cho thân, tâm được khoan khoái, cường kiên, không khác gì mục đích của các môn phái y học hoặc võ học khác. Hơn thế vì nghĩ rằng đa số bệnh tật cũng là do tiên thiên -khi mới sanh ra con người đã yếu kém - hai là tại bẩm sinh đã được trời cho mạnh khỏe sonh không biết giữ gìn đã để cho phong sương liễm thể hay đã vung vít quá độ mà đâm ra tật kia, chứng nọ. Cho nên Tố Nữ Kinh chín thế và phép Bát Ích muốn lợi dụng những sự ham muốn của người đời, khiến cho ai cũng không phải "khổ công " mới thành mà traí lại có thể vừa hành lạc vừa thâu lượm được kết quả tốt.

Cửu thế và Bát Ích mang đến cho mọi người nguồn sinh lực, sự hòa hợp hạnh phúc, sự ước muốn diên niên trường thọ. Còn việc sửa đổi tình trạng yếu kém, chuyên về điều trị sức khỏe và các chứng bệnh thì lại có bảy phép khác gọi là "thất tổn " (như vậy, tổng cộng là : 9+8+7 =24 tư thế ). Sau đây là những tư thế trong thất tổn

II. THẤT TỔN

Phép thất tổn thứ nhất: Tuyệt khí 

Tuyệt khí là chứng bệnh thiếu khí, mồ hôi nhiều, tim nóng, mắt hoa, nguyên nhân do những sự miễn cưỡng (cố gắng nhiều lần) giao hợp mà sinh ra.

Y học Trung Hoa lấy khí làm quan trọng nhất nên khí chỉ thiếu một chút làm sự sống của con gnười đã bị đe dọa rồi, đừng đến là đi đến chỗ tuyệt nữa.

Để chữa trị chứng bệnh này, người nữ phải nằm giữa để người nam nâng hai đùi lên và cho vào dương cụ. Thế này tương tự như thế vượn leo song có điều khác là người nữ phải chủ động, ngươì nam đừng nhúc nhích để dương cụ nằm yên trong xuân cung. người nữ chỉ việc chuyểng động tuỳ ý thích đến khi thấy xuân thuỷ rạt rào thì thôi, chớ để người nam ra theo. Mỗi ngày hãy giúp đỡ nam nhân như thế chín lượt, liên tục trong mười ngày, tất chứng tuyệt khí sẽ hết.

Phép thất tổn thứ hai: Dật tinh

Dật tinh tức là sự ham muốn quá độ, âm dương không thuận, không mãn ý hoặc là phòng sự lúc cơm no rượu say nên khí loạn, tổn phế tạng, gây nên sự nóng giận bất thường. . Chứng này phải trị ngay không thể kiên trì (chểnh mảng để lâu) được vì khí ngày càng vọng động càng thiêu đốt, làm mắt hoa bụng trướng, hen xuyển v. v. . . Để lâu sẽ đi đến chổ bất lực.

Hãy để nữ nhân nằm ngửa hai chân cong vòng (như ngồi sắp bàn tròn) quặp lấy người nam. người nam ngồi xuống đưa dương cụ vào xuân cung, nhưng chớ đưa toàn bộ vào, đưa độ hai phần ba thôi (một tấc rưỡi). Nữ nhân sẽ ngúng nguẩy, lắc xoay, sàn bộ mông. Người nam giữ y thế của mình, chớ động cựa. Chừng nào ngươì nữ thấy xuân thuỷ trán đầy thì đình chỉ không sàn nữa, trách đừng để cho người nam xuất tinh ra theo.

Mỗi ngày hành sự chín lần liền trong mười ngày, chứng Dật tinh sẽ trị khỏi. Trong phép này, phải để cho người nam nhàn dật, bớt dụng sức. Lại phải biết ý nam nhân chớ để nam nhân thỏa mãn mà bị "tảo tiết " (ra sớm).

Phép thất tổn thứ ba: Đoạt mạch

Mạch bị đoạt nghĩa là toàn thể tinh mạch ở trong trạng thái lộn xộn, không còn chạy theo đúng phương vị của chúng nữa. Kết qủa của chứng này trong thuật phòng the là dương cụ quá cường dật khiến cho có trường hợp bán đồ mà đã xuất hay tệ hại hơn, khóc ngoài biên ải. Bệnh lâu thành bất lực. và tinh khí khô kiệt. Nếu cứ cưỡng mà tiếp tục hành sự thì Tỳ tạng thương tổn, sự tiêu hóa không còn bình thường được nữa.

Để chữa trị chứng này, nữ nhân dùng vị thế nằm ngửa, hai đùi cặp vào hai bên hông của nam nhân. Nam nhân dùng hai tay đỡ sức nặng của thân mình bằng cách chống xuống giường, thân mình chồm lên phía trên của nàng. dương cụ từ trên đâm xuống. Chỉ có nàng là chủ động xoay trở trong tư thế này, sàng xẩy, đong đưa, tuyệt nhiên chàng không chủ động. Đến khi nàng tình xuân mãn ý thì dừng lại ngay và bắt chàng rút ra ngay. Tuy không đến tuyệt đỉnh Vu Sơn nhưng chàng sẽ trị được căn bệnh của mình. Mỗi ngày thực tập chín lần, trong mười ngày thì căm bệnh tự nhiên sẽ khỏi.

Phép thất tổn thứ tư: Khí tiết

Khí tiết vì nguyên nhân ham hành lạc trong lúc mệt mỏi, ví dụ vừa làm công việc nặng nhọc xong chưa kịp nghỉ ngơi lấy lại sức đã vội vã nhập phòng, nên chi tinh thần bị bì quyện (u mê không linh hoạt), mồ hôi ra như tắm, bụng càng đầy như bị báng (cổ trướng ).

Để chữa trị chứng này, người nam nằm ngửa, xuôi tay chân cho thư thái để nữ nhân quay đầu về phía nam nhân, quỳ xuống, hai đùi áp sát sườn nam nhân rồi từ hạ mông xuống mở cửa mật cung đón dương cụ vào. Chớ cho sâu hẳn, giữ lại nữa chừng rồi lúc lắc. Khi người nữ cảm thấy xuân thủy rạt rào thì phải thôi ngúng nguẩy và tạm rút lui. Làm như vậy trong mười ngày, mỗi ngày chín lần. bệnh khí tuyết sẽ khỏi.

Thế này tương tự như thế thỏ liếm lông nhưng khác một điều là người nam phải giữ thế yên vị, người nữ phải nhổm mông không được đè sát. Vì thế này nhấp nhổm nên người Trung Hoa gọi thế này là "cúi đầu hái củ ấu" (Đảo thái liên hoa - quay đầu lại hái sen).

Phép thất tổn thứ năm: Cơ quan hay là quyết thương

Quyết thương hay còn gọi là nghịch khí thuộc chứng bệng về nội tạng. Bị huyết thương thì đại tiểu tiện khó khăn, da thịt tiêu hao, gan, thận suy kém có thể đi đến chổ dương suy, âm suy (liệt dương, liệt âm), nặng có thể không còn đứng ngồi được. Muốn chữa bệnh này, nam nhân phải nằm thẳng, tay chân duổi dài thoải mái. Người nữ quay lưng lại ngồi xuống cưỡi lên hai vế người nam. Chống tay rồi từ từ hạ bộ mông xuống cho dương cụ lọt vào xuân cung. Mông lưng uốn éo tuỳ nghi đến khi tràn trề xuân thuỷ thì ngừng. chớ để người nam vận động và ra theo. Mỗi ngày chín lần liên tiếp trong mười ngày thì bệnh tật khỏi.

Điều nên nhớ là phép thất tổn đều có mục đích là đem sự giao hợp chuyển thành phương pháp chữa bệnh -nhưng bệnh luôn luôn có liên quan đến tính giao hợp vì tham lam qúa độ hay vì nghịch lý -cho nên người nam phải chịu thua thiệt là không bao giờ được phép hưởng khoái lạc đến mãn túc, và người nữ cũng phải biết tự mình rào rạt xuân tình đến cao độ mà vẫn giữ cho nam nhân trách khỏi sự xuất tinh. Được như vậy thì hai bênh tinh dịch sung mãn, khí huyết lưu thông trường nhuận, sự hô hấp dễ dàng, bệnh tật khỏi lại thêm cường tráng thân tâm.

Tố Nữ Kinh còn ghi rằng các thể vị chữa bệnh nêu trên cần thực thi với nữ nhân trẻ trung xuân tình dào dạt, càng xinh đẹp càng hay. Trong khi chữa bệnh mỗi lần hành sự thì thay nữ nhân khác. Xét cho cùng điều này ngày nay không ai làm được mà Tố Nữ Kinh ghi ra là để cho người có phương tiện không cảm thấy nhàm chán mà thôi. Không thể thay bạn tình mỗi lần thì ta thay cái tâm lý nhàm chán của mình rằng đây là phương thế chữa bệnh không khó khăn mà lại thêm khoái cảm, mặt dù có trường hợp khoái cảm chỉ mới nữa chừng.

Phéo thất tổn thứ sáu: Bách bế

Tổn thất thứ sáu gọi là Bách Bế tức là các đường kinh mạch trong con người bị nghẽn tắc không lưu thông bình thường được nữa. Nguyên nhân là do hứng tình qúa độ, giao hợp không hạn chế số lần. Ở nam có triệu chứng tinh khí khô cạn. Khi giao hợp dù muốn xuất tinh cũng không được. Cổ họng khô rát, tiểu tiện không thông, đau buốt; người yếu, thường cảm thấy choáng váng.

Thể vị giao hợp để trị khỏi bệnh này như sau:

- Nam nhân nằm ngữa thoải mái.

-Nữ nhân nằm sắp bên trái, hai tay chống xuống giường để nâng đỡ thân mình. Âm hộ giữ dương vật và chuyển động không ngừng (sàn qua sàn lại). Nam nhân giữ nguyên tắc không xuất tinh.

Theo phương pháp này mỗi ngày thi hành bảy lần, trong vòng mười ngày thì các chứng bệnh trên sẽ bị triệt tiêu.

Phép thất tổn thứ bảy: Huyết khuyết

Tổn thất thứ bảy gọi là Huyết Khuyết nghĩa là cạn máu, thiếu máu. Nguyên nhân vì làm việc quá độ hay là quá mệnh mỏi (đi bộ) khi mồ hôi xuất ra quá nhiều mà lại giao hợp ngay.giao hợp xong tình ý chưa thỏa mãn lại tiếp tục trèo lên lần nữa...Tinh khí tiêu hao nên nội tạng yếu .Bệnh chứng là tinh khí rỉ ra không ngừng (di tinh) làm cho máu huyết trong người ra cạn, da dẻ có màu tái xám, mét chì, lổ đái đau đớn, nước tiểu màu đỏ như có lẫn máu.

Thể vị giao hợp để trị bệnh này như sau:

-Nữ nhân nằ ngữa, đít kê trên cái ghế để nâng âm hộ lên cao,hai đùi dang rộng, đưa háng ra rõ ràng .

-Nam nhân qùy ở giữa hai đùi nữ nhân, đâm dương vật vào, nữ nhân chuyển động hậu thân liên tục nhưng khi đã thỏa mãn thì ngừng lại tức thì (để trách kích thích thêm làm cho nam nhân xuất tinh ).

-Nam nhân vẫn theo nguyên tắc không xuất tinh .Thi hành mỗi ngày chín lần,trong vòng mười ngày sẽ trị được các chứng bệnh trên.

GHI CHÚ:

Ta thấy rõ ràng tổn thứ tư, tổn thứ năm, tổn thứ sáu đều là những điều làm hại cơ thể do sự giao hợp quá độ và không tiết chế sự xuất tinh mà gây ra. Trị các tổn thất này đều cần là các thể vị giao hợp cũa nữ nhân ở trên tạo thoải mái cho nam nhân, không cần phí nhiều sức lực .Chỉ có tổn thứ bảy là cần vị trí của nam nhân ở trên mà thôi .

Tất cả các thể vị để trừ bảy tổn là để cho nữ nhân nắm vai trò chủ động, chủ động việc tạo khoái lạc và chủ động không để nam nhân xuất tinh. Các vị trí này thay đổi khác nhau là để thay đổi vị thế kích thích kéo dài thời gian giao hợp ....

Y học Trung Quốc cho rằng con mắt và lá gan là hai cơ quan cảm ứng đối với nhau, liên hệ nhau mật thiết, cho nên thường thường bệnh gan thì mắt hoa choáng váng .

Người Trung Hoa cho rằng mắt là cửa sổ (song bộ) của nội tạng, phản ánh tình trạng của các cơ quan. Mắt cũng là cửa sổ của tính ái, trạng thái tình dục. Điều xác định này rất phù hợp với y giới cận đại.

Người Trung Hoa cho rằng tròng đen của mắt mà thật đen là biểu hiện của sự buông thả của nhiệt tình. Cặp mắt mà tròng đen có viền ánh lên màu anh hoa (đen pha nâu) thì biếu lộ tính khí vượng thịnh, dồi dào, nội tạng mạnh mẽ, kiện khang, không bị tổn hại, sinh hoạt tình dục rất bình thường.

Nếu tròng trắng mắt có màu anh hoa thì đó là biểu hiện của nhiệt tình sung mãng, mạch máu vận hành điều hòa, sức khỏe tốt. Đối với loại nữ nhân này âm hộ luôn luôn có ôn độ thích hợp (âm ấm), luôn luô n sẵn sàng cho cuộc mây mưa vì sự ham muốn về tính dục rất mạnh mẽ .

Nữ nhân mà mắt nháy mãi không thôi tức là biểu thị tính dục bị nguy kịch không còn thích thú nữa. Mắt gan liên quan nhau nên gan bị bệnh thì tâm bất an, mắt nháy chớp.

Muốn cho đời sống tình dục mạnh phải để cho nội tạng mạnh mẽ,cường tráng, không bị bệnh. Chương này đưa ra nguyên tắc "nghiêng trút mà không đổ" (dốc nhi bất tiết), nam nhân phải giữ đó làm mối chánh. Nguyên tắc này lại dưa trên thể vị chủ động của nữ nhân lúc giao hợp, không phải là thể vị để làm tăng khoái cảm giao hợp mà là để chữa các bệnh trạng sanh ra do giao hợp quá nhiều.

Ngoài cách giao hợp các thuốc bổ cũng rất cần thiết .Nếu tinh thần bị giảm yếu thì phải thường dùng bồ câu để cho tinh khí trở lại mạnh mẽ.Đời đường Võ Tắt Thiên đã bảy mươi tuổi mà tinh lực vẫn còn mạnh vì bà ngâm rượu bồ câu gọi là "Võ Hậu Tửu" loại rượu này trong sách "Võ hậu ngoại truyện" có nhắc tới .

"Rượu Võ Hậu" gồm nguyên liệu đã được bào chế như sau:

-Rượu trắng dùng để đốt nóng một con chim bồ câu sau khi đã bỏ lông, chặt bỏ đầu và vứt bỏ tất cả bộ đồ lòng .

- 50 grm Hà Thủ Ô.

- 10 grm lộc nhung (gạc nai nón)

- 100 grm nhân sâm triều tiên.

Tất cả bỏ vào một cái tô, đổ thêm rượu trắng vào. Đốt lửa ở dưới tô nấu trong vòng năm mươi phút. Xong để nguội. Đem phơi nắng vài ba giờ để lấy hơi sương và không khí. Đoạn cho thêm rượu vào và nấu lần nữa trong khoảng ba mươi phút,lại để nguội và đem phơi nắng một lần nữa. Lần này khoảng hai mươi phút thôi. tất cả được đem ngâm vô rượu, thêm một chút mật ong. Niêm phong thật kín để trong chỗ mát (lấy hơi ấm). Ba tháng sau rượu đã có hiệu lực, dùng được. Mỗi ngày uống một ly nhỏ thì chẳng những vấn đề sinh lý mạnh mẽ mà các chứng bệnh do sinh lý quá độ cũng không thể phát sinh. Rượu Võ Hậu có tác dụng thức dùng đúng thời tiết theo phương pháp luyện cho thân thể khang kiện của tiên gia: mùa xuân thì dùng ý dĩ nhân, mùa hạ thì dùng đậu xanh, mùa thu thì ăn hạt sen, mùa đông thì ăn đậu phụng. Mỗi thứ ăn ba tháng trong năm.

Gần đây, ý dĩ nhân được dùng để phòng ngừa ung thư như trong y học mới.Ý dĩ nhân còn là thứ dược liệu dùng để bổ gan, lợi tiểu,giúp cho bao tử tiêu hóa mạnh mẽ.Ý dĩ nhân còn có công dụng ở các bệnh khác. Chẳng hạn bệnh mồ hôi chân,bệnh đường tiểu, bệnh bạch đản. Dối với các bệnh này bào chế như sau:

- Ý Dĩ Nhân một lượng

- 4 grm cam thảo

- Đổ vô hai chén nước, nấu trong nữa giờ còn lại nữa chén.

Buổi sáng trước khi ăn sáng nữa giờ uống một lần. Dùng xác thuốc còn lại cho thêm nước vào nấu lại để uống nước nhì nữa giờ trước khi đi ngủ (ngày uống hai lần)

Ngày xưa người ta hay dùng hồ đào vì hồ đào là loại rất bổ cho việc tính giao. Hồ đào còn có tính chất làm cho ngủ ngon (trị bệnh mất ngủ) và chữa được vài trường hợp suy yếu thần kinh.

Ông Thái Nhất Phan nói rằng muốn cho dương vật cường tráng thì ăn hồ đào cả vỏ. Lần đầu ăn một trái, cách năm ngày tăng thêm một trái nữ a, cứ như vậy cho tới khi ăn mỗi ngày hai mươi trái thì mỗi ngày thì hiệu qủa trông thấy: thằng nhỏ cứng, nóng lúc nào cũng sẵn sàng lâm trận.