Chúng tôi không bỏ công để kẻ với độc giả về số năm, sáu chục nghìn người dự lễ hội Lăngđi chạy chốn những nơi nào do bất chợt gặp cơn hồng thuỷ mới phải tìm chỗ trú ẩn trong các căn lều, dưới các mái nhà, trong các tửu quán, thậm chí vào cả đại giáo đường hoàng gia.
Vào thời nay, thành phố Xanh Đơnit chỉ vỏn vẹn có năm hoặc sáu quán trọ, trong chốc lát đã chật ních người đến nỗi có vài người đã phải hối hả chạy ra ngoài nhanh hơn lúc vào, nghĩ rằng thà chết vì ngập mưa còn hơn chết ngạt vì hơi người nồng nặc.
Quán trọ duy nhất hầu như trống vắng hẳn do may mắn tách biệt là quán “ngựa tía” nằm trên đường cái cách thành phố Xanh Đơnit hai hoặc ba tầm đạn súng hoả mai.
Ba con người tạm thời ở trong căn phòng rộng ám khói mà người ta gọi khoa trương là phòng khách; trừ gian bếp và vựa thóc ngự trị trên nền nhà dùng làm buồng ngủ cho những người coi lừa ngựa và lái buôn súc vật, thì riêng căn phòng khách là cả quán trọ.
Quán có vẻ như một cái lán to được chiếu sáng qua chiếc cưa ra vào cao tới tận mái, trần làm theo kiều vòm với những dầm xà lộ rõ ngả xiên theo mái.
Y hệt trong chuồng, một số súc vật: chó, mèo, gà, vịt lúc nhúc trên ván sàn và thay cho chú quạ mỏ rỗng trở về và chim bồ câu càm nhánh ô liu, ta thấy quanh các dần xà ám khói đen sì, bay lượn ban ngày là lũ én và ban đêm là đàn dơi. Đồ gỗ của căn phòng này là các thứ cần thiết cho một quán trọ gồm những chiếc bàn tròn, những chiếc ghế tựa và ghế đẩu khập khiễng.
Ba con người ở trong phòng này là chủ quán, vợ gã và một người khách trạc ba mươi, ba mươi lăm tuổi.
Chúng ta hãy nghĩ xem vì lẽ gì mà ba nhân vật này lại tập hộp ở đây và họ bận tâm đến điều gì.
Chú quán với tư cách là chủ nhà nên chúng tôi nói tới trước trong cảnh này đang bận tâm để không làm gì cả; gã ngồi như cưỡi ngựa trên một chiếc ghế tựa nhồi rơm ở trước cửa, tựa cằm lên đỉnh lưng tựa, làu bàu nguyền rủa thời tiết xấu.
Vợ chủ quán ngồi hơi lùi sau chồng để có được ánh sáng quay guồng, đưa sợi xoắn bằng tay lên miệng đẻ kéo sợi gai ở con cúi.
Người khách đáng lẽ tìm chỗ sáng sủa thì trái lại, ngồi lọt sâu trong góc tận cùng của căn phòng, quay lưng ra cửa có vẻ đang uống rượu căn cứ qua chiếc bình và chiếc cốc vại đặt trước mặt người này.
Tuy nhiên chàng hầu như không nghĩ tới uống; tì khuỷu tay lên bàn, đâu úp vào lòng bàn tay, chàng đắm chìm trong cơn mơ màng.
- Thời tiết thật tồi tệ! -Chủ quán làu bàu.
- Ông than vãn cái gì? - Người vợ nói – Chính ông đã mong thế cơ mà.
- Đúng thế, nhưng tôi đã sai lầm.
- Vậy thì ông đừng than vãn nữa.
Trước lời trách móc ít an ủi mà đầy lí lẽ ấy, chủ quán bèn cúi đầu thở dài nín lặng. Nhưng sự nín lặng ấy chỉ kéo dài chừng mười phút rồi chủ quán lại ngẩng đầu nhắc lại:
- Thời tiết thật tồi tệ!
- Ông đã nói thế rồi - Người vợ nói.
- Thế thì tôi còn nhắc lại nữa.
- Ông có nói thế đến đêm cũng chẳng ích gì, phải không nào?
- Đúng thế, nhưng điều đó cho tôi được phỉ nhổ sấm sét, mưa và mưa đá.
- Tại sao ông không phỉ báng ngay Chúa có được không?
- Nếu tôi tin rằng chính Chúa đã gây nên thời tiết như thế này.
Chủ quán dừng lời.
- Ông phỉ báng chống Chúa. Nào, hãy thú nhận ngay điều này đi.
- Không,bởi vì…
- Vì sao nào?
- Vì tôi là con chiên ngoan đạo chứ không phải là một con chó tà giáo.
Nghe thấy những lời “Tôi không phải là con chó tà giáo”, người khách trong quán “ngựa tía” như một con mèo trong cạm bẫy, thoát khỏi dòng suy tư, ngẩng đầu lên đập mạnh chiếc cốc bằng thép trắng xuống bàn làm chiếc bình rượu nhảy bật lên còn chiếc cốc bị bẹp dí.
- Này này! – Chàng chồm lên ghế như chiếc bình đã nhảy trên bàn; chủ quán tưởng khách gọi liền trả lời: “Tôi đây, thưa tôi ông trẻ tuổi”.
Chàng trai xoay chiếc ghế của mình băng chân ghế sau và quay người cùng chiếc ghế, mặt đối mặt với chủ quán đã đứng trước mặt chàng rồi chàng nhìn gã từ chân lên đầu không cất cao giọng nhưng nhíu lông mày:
- Hẳn không phải ông vừa thốt lên những lời “chó tà giáo” chứ?
- Đúng là tôi, thưa ông trẻ tuổi- chủ quán đỏ mặt ấp úng.
- Thế thì, nếu đúng là ông, chủ quán gàn dở ạ -Khách nhậu nói tiếp – thì ông chỉ là một con lừa mất dạy và ông xứng đáng bị người ta xẻo tai.
- Tha lỗi cho tôi, thưa quý ngài, nhưng thật tình tôi không biết ngài theo đạo Tin lành, - chủ quán run cả tứ chi nói.
- Điều đó chứng tỏ rằng ông đúng là một tên ăn mày - Người theo giáo phái Canvanh tiếp tục nói không hề cất cao giọng- còn một chủ quán, kẻ phục dịch mọi người thì cần phải giữ mồm giữ miệng bởi vì y có thể nghĩ rằng đáng lẽ phục dịch một con chó Cơ đốc giáo thì lại phải phục dịch một tín đồ đáng kính của Luyte và Canvanh(1).
Chàng quý tộc nhấc chiếc mũ mềm ra khi nói tới tên hai người trên. Chủ quán cũng làm theo. Chàng quý tộc nhún vai nói:
(1)Luyte là nhà cải cách tôi giáo người Đức- Canvanh sinh ở Noayông(Pháp) là nhà truyền giáo cải cách ở Pháp và Thuỵ Sĩ.
- Nào, một bình rượu vang khác và mong rằng tôi không còn được nghe ông thốt lên tiếng tà giáo hoặc là tôi sẽ đâm thủng bụng ông như chọc thủng thùng rượu cũ, ông nghe rõ chứ, ông bạn?
Chủ quán đi giật lùi vào bếp lấy một bình rượu vang mới theo khách đòi hỏi.
Trong lúc đó chàng quý tộc đã xoay nửa vòng ghế đẩu sang phải và đã lẩn vào bóng tối, lưng lại quay ra cửa thì chủ quán đã trở lại đặt bình rượu vang nhỏ trước mặt chàng.
Chàng quý tộc lặng lẽ giơ chiếc cốc bị bẹp để cho gã đổi cho chàng chiếc khác.
Chủ quán không hé nửa lời, đưa mắt và lắc đâu ngụ ý “Quỷ tha ma bắt! Tay này mà nện hẳn hắn nện ra trò đây”. Rồi gã lại đưa cho người môn đồ Canvanh chiếc cốc nguyên vẹn.
- Tốt lắm - Người này nói- Như vậy thì ta yêu các chủ quán biết bao.
Chủ quán cố mỉm cười một cách dễ thương nhất với chàng quý tộc và trở về chỗ ngồi của gã ở trước cửa.
- Này! -Vợ gã hỏi vì mụ đã nghe giọng chói tai của người tín đồ Canvanh nhưng không hề nghe được một lời nào trong các câu trao đổi giữa chồng mụ và người khách –Ngài trẻ tuổi kia nói gì với mình thế?
- Điều ông ấy nói với tôi ư?
- Phải, tôi hỏi mình chuyện ấy.
- Những lời tâng bốc nhất – Gã trả lời- rằng rượu vang của tôi là hảo hạng, rằng quán của tôi thật tuyệt và ông ấy ngạc nhiên thấy một cái quán như thế này mà sao không đắt khách.
- Còn mình trả lời ông ấy ra sao?
- Rằng cái thời tiết chết tiệt này là nguyên nhân của sự lụn bại của chúng ta.
Vào lúc con người này của chúng ta chuyển hưởng phỉ báng thời tiết lần thứ ba thì Chúa trời như cho gã một sự đính chính làm xuất hiện cùng lúc hai người khách mới dẫu họ đến từ hai hướng ngược nhau, một người đi bộ, người kia cưỡi ngựa. Người đi bộ có vẻ là một võ quan giang hồ đến qua ngả đường bên trái là đường đi Pari; người cưỡi ngựa mặc y phục thị đồng đến qua đường bên phải là đường đi Flăngđrơ.
Nhưng lúc sắp bước qua ngưỡng cửa quán thì đôi chân người đi bộ nằm ngay dưới chân ngựa.
Người đi bộ thốt một câu chửi thề và tái mặt. Chỉ riêng câu chửi thề này đã nói rõ nguồn gốc xứ sở của người chửi.
- A! Đồ trời đánh thánh vật! – gã kêu lên.
Người cưỡi ngựa, một kị sĩ tài ba, xoay ngựa nửa vòng sang trái, nâng bổng hai chân trước của ngựa; chàng nhảy xuống trước khi chân con vật chạm đất rồi vội chạy đến chân con người bị thương nói giọng hết sức ân cần:
- Ôi! Thưa đại uý, tôi hết lòng xin lỗi ông.
- Ông có biết rằng, thưa ông thị đồng - người Gatscông nói – suýt nữa ông làm tôi vỡ sọ không?
- Xin ông hãy tin rằng, thưa đại uý, tôi cảm thấy việc này làm tôi buồn ghê ghớm.
- Thế thì xin ông hãy yên tâm, thưa chủ nhân trẻ tuổi của tôi –Viên đại uý nhăn mặt đáp lộ vẻ chưa hoàn toàn chế ngự được cơn đau của mình – xin ông hãy yên tâm, ông vừa hiến cho tôi một sự viên trợ to lớn mà thực lòng tôi không biết phải cảm ơn việc này bằng cách nào; tôi nói thế không muốn làm ông nghi ngờ việc này.
- Một sự viện trợ ư?
- To lớn! - Người Gatscông nói.
- Vậy là sao, lạy Chúa tôi? – Chàng thị đồng hỏi khi thấy nét xúc động giày vò bộ mặt người đối thoại đã phải gắng sức để không hề chửi thề thay vì mỉm cười.
- Thật hết sức đơn giản – Viên đại uý nói tiếp- trên cõi đời này chỉ có hai điều làm tôi đau đầu ghê ghớm: đó là những gái già và những đôi ủng mới; thế mà từ sáng nay tôi bị vướng víu vì đôi ủng mới mà tôi cần phải đi từ Pari đến đây. Tôi đã tìm cách để nhanh chóng làm hỏng chúng vậy mà chỉ trở tay, ông vừa hoàn thành cái việc tuyệt diệu ấy vì niềm vinh quang bất diệt của ông. Vậy xin ông hãy quan tâm tới tôi và trong mọi trường hợp, hãy sử dụng tôi là kẻ tự nhận là ngừơi chịu ơn ông.
Chàng thị đồng nghiêng mình nói:
- Thưa ông, ông là con người thông tuệ, điều đó không làm tôi ngạc nhiên khi nghe câu chửi thề của ông chào đón tôi, ông là con người lịch thiệp, điều này không làm tôi ngạc nhiên khi đoán rằng ông là một nhà quý tộc: tôi chấp nhận tất cả những gì ông hiến cho tôi và về phần tôi, tôi sẵn sàng phục vụ ông.
- Tôi đoán rằng ông tính dừng lại ở quán này phải không?
- Vâng, thưa ông, trong chốc lát – Chàng trẻ tuổi trả lời trong lúc cột ngựa vào một cái vòng gắn trên tường khiến mặt chủ quán sáng lên vì mừng khi thấy chàng trai buộc xong ngựa.
- Tôi cũng vậy – Viên đại uý nói – Này chủ quán quỷ ám, hãy mang rượu vang lại đây, mà là loại hảo hạng đấy nhé!
- Có ngay ạ, thưa các tôn ông! Chủ quán đi vội vào bếp và nói – Có ngay đây ạ.
Năm giây sau, gã quay lại với hai bình rượu và hai chiếc cốc đặt lên bàn bên cạnh bàn của chàng quý tộc đầu tiên đang ngồi.
- Này ông chủ quán – Chàng thị đồng trẻ tuổi hỏi giọng dịu dàng như giọng thiếu nữ- trong quán của ông có căn phòng nào để một thiếu nữ có thể nghỉ ngơi trong một hai giờ không?
- Chúng tôi chỉ có độc một gian phòng này - Chủ quán đáp.
- Quỷ quái! Thật đáng tức giận.
- Ông chờ một người đàn bà ư? Ông bạn quả cảm của tôi – Viên đại uý bí mật nói vừa đưa lưỡi kiếm lên môi giữ lấy đầu ria mép nhấm nhấm.
- Không hề là một người đàn bà cho tôi, thưa đại uý – Chàng trai nghiêm nghị trả lời- đó là con gái của chủ nhân cao quý của chúng tôi, ngài thống chế Xanh Ăngđrê/
- Ủa! Lạy Chúa vĩ đại! - Vậy là ông phụng sự ngài thống chế danh tiếng Xanh Ăngđrê ư?
- Tôi có được vinh dự đó, thưa ông
- Ông tin rằng ngài thống chế sẽ đến cái quán tồi tàn này chăng? Ông tưởng ra chuyện này hả? Thưa ông thị đồng trẻ tuổi…Đúng thế à! – Viên đại uý nói
- Cần phải như vây, từ mười lăm ngày nay, ngài thống chế bị mệt tại lâu đài Vile-Côtơrết và vì ngài không thể trở về Pari bằng ngựa để dự cuộc kỵ đấu vào ngày hai mươi chín nhân dịp hôn lễ của hoàng đế Philip đệ nhị với quận chúa Êlidabet và của quận chúa Macơrit với quận công Êmanuyen Philibe-đờ-Savoa, ông Đờ Ghidơ mà lâu đài ở gần lâu đài Vile-Côtơrê.
- Ông Đờ Ghidơ có một toà lâu đài ở gần Vile-Côtơrê à?- Viên đại uý ngắt lời, ý tỏ ra mình cũng biết chuyện triều chính- Vậy mà lâu đài ấy ở đâu? Thưa ông trẻ tuổi.
- Ở Năngtơi-lơ-Hôđuin, thưa đại úy, đó là sự chiếm đoạt mới đây của ông ấy để lâu đài này nằm trên đường nhà vua khi đi Vile-Côtơrê và khi trở về phải qua đấy.
- A! A! Tôi thấy việc này chơi thật đẹp đấy.
- Ồ! – Chàng thị đồng trẻ cười và nói- Người ấy chơi không thiếu sự khéo léo.
- Kể cả không thiếu cách chơi chứ gì – Viên đại uý nói.
- Vậy tôi xin nói rằng – Chàng thị đồng nói tiếp – ông Đờ Ghidơ đã đưa cỗ xe ngựa của ông ấy cho ngài thống chế và ông đã cho nó đi chầm chậm nhưng dù cỗ xe có êm ái đến đâu và người điều khiển ngựa đến Guetxơ có nhẹ nhàng đến mấy thì ngài thống chế vẫn cảm thấy mệt mỏi nên tiểu thư Xaclôt-đờ- Xanh Ăngđrê đã cử tôi đi trước tìm một quán trọ để thân phụ nàng nghỉ ngơi một chút.
Nghe những lời nói trên thốt ra từ bàn bên cạnh, chàng quý tộc đầu tiên đã đỏ mặt giận dữ khi chủ quán nói xấu về các tín đồ Canvanh liền lắng tai nghe và thấy câu chuyên trao đổi ấy có thể rút ra điều hay ho thú vị trực tiếp hơn cả.
- Trước mình Thánh! - Người Gatscông nói – Tôi xin thề với ông, chàng trai ạ, nếu tôi biết quanh đây hai dặm có một căn phòng xứng đáng nhận hai vị thủ lĩnh ấy thì tôi sẽ không nhường cho bất kì ai, dù là cha tôi- có được vinh dự dẫn được hai vị đó vào đấy nhưng khốn thay –gã nói thêm – tôi không biết có căn phòng nào cả.
Chàng quý tộc theo giáo phái Canvanh phác một cử chỉ tỏ vẻ khinh miệt. Cử chỉ ấy thu hút sự chú ý của viên đại uý đối với chàng.
- A! A! – gã thốt lên.
Gã đứng lên và cúi chào người tín đồ Canvanh với lễ độ kiểu cách rồi quay lại phía chàng thị đồng. Chàng tín đồ Canvanh đứng lên và như người Gatscông, lễ phép chàng đáp lại nhưng vẻ lạnh lung rồi quay đầu về phía tường. Viên đại uý rót rượu cho chàng thị đồng, người này nâng cao cốc trước khi rượu đầy một phần ba cốc, rồi viên đại uý nói tiếp:
- Theo ông nói, chàng trai trẻ ạ, ông phục vụ ngài thống chế Xanh Ăngđrê danh tiếng, người anh hùng ở Xêridôn và Răngty…Tôi đã dự cuộc hành quân tấn công Bulônhơ, chàng trai ạ, và tôi đã thấy những nỗ lực của ngài tìm cách xông vào vị trí ấy. A! Tôi tin chắc đấy là một con người không để mất danh hiệu thống chế của mình.
Đột nhiên, gã ngừng lời tỏ vẻ suy nghĩ rồi gã nói:
- Trời ơi! Nhưng tôi nghĩ tới điều này, tôi từ Gatscônhơ tới, tôi đã từ bỏ lâu đài của cha mẹ tôi để nhằm phục vụ một vị hoàng thân nổi tiếng hoặc một thủ lĩnh trứ danh nào đó. Chàng trai trẻ ạ, liệu trong nhà thống chế Xanh Ăngđrê có còn một chỗ nào để dung nạp một sĩ quan gan dạ như tôi không? Tôi sẽ không khó tính về lương bổng miễn là người ta không cho tôi những mụ già để giải trí, những đôi ủng mới dễ gãy thì tôi sẽ cố hết sức mình để làm tròn nhiệm vụ mà người ta giao phó cho tôi nhằm làm hài lòng vị chủ nhân của tôi.
- Chà! Thưa đại uý – Chàng thị đồng trẻ nói – ông thấy rõ là tôi hoàn toàn lấy làm tiếc, thực sự là như vậy, khốn thay, nhà ngài thống chế đã đủ người rồi, tuy thế tôi không chắc là ngài có thể chấp nhận sự cống hiến dễ thương của ông dù có muốn.
- Chán thật! Mặc ông ấy vì tôi có thể kiêu hãnh là một con người quý giá cho những ai dung nạp tôi. Giờ đây hãy coi như tôi đã không nói gì hết và chúng ta hãy uống đi.
Chàng thị đồng đã nâng cốc của mình tỏ sự đồng tình với viên đại uý bỗng bật dậy lắng tai nghe rồi đặt cốc lên bàn.
- Xin lỗi đai uý – chàng nói – tôi nghe có tiếng xe ngựa, mà xe ngựa thì hiện rất hiếm nên tôi tin rằng, không phải đoán mò mà là có thể khẳng định đó là cỗ xe của quận công Đờ Ghidơ, vậy xin ông cho phép tôi vắng mặt một lát.
- Xin cứ tự nhiên, ông bạn trẻ của tôi, xin cứ việc –viên đại uý nói với vể khoa trương- bổn phận trên hết.
Chàng thị đồng nói xin lỗi chẳng qua hoàn toàn vì phép lịch sự bởi vì ngay trước khi viên đại uý trả lời, chàng đã vội vàng chạy khỏi quán và biến mất ở góc đường.